Thủ tướng Úc: Sẽ tiếp tục nỗ lực điều tra nguồn gốc dịch bệnh

Vương Quân

Việc đề xướng một cuộc ​​điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19 của Úc đã khiến Trung Quốc bất mãn, đồng thời nước này cũng bị trả đũa bằng các lệnh trừng phạt thương mại. Nhưng ngày 16/7, ông Scott Morrison, Thủ tướng Úc, đã khẳng định chắc chắn, rằng Chính phủ Úc sẽ tiếp tục nỗ lực điều tra nguồn gốc của dịch bệnh.

Ngày 16/7, một số trang web tin tức của Úc dưới quyền của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch đã đồng loạt đăng lại một báo cáo từ “NCA NewsWire” (Hãng thông tấn Úc). Báo cáo nêu rõ mặc dù Bắc Kinh cản trở cuộc điều tra của cộng đồng quốc tế về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, nhưng Thủ tướng Úc Morrison vẫn nhắc lại, rằng Chính phủ Úc sẽ kiên trì thực hiện cuộc điều tra độc lập này đến cùng.

Ông Morrison cho biết, đối với những người đã mất đi mạng sống và sinh kế, họ có quyền được biết sự thật, vì vậy Úc sẽ tiếp tục nỗ lực điều tra sự việc.

Ông Morrison cũng đề cập rằng hành động Úc đề xướng một cuộc điều tra độc lập không hề liên quan đến động cơ “chính trị”. Ông nói Úc luôn chỉ dựa trên sự cân nhắc về sức khỏe toàn cầu, vì vậy ông hy vọng có thể tìm ra sự thật.

Ông Morrison đặc biệt nhấn mạnh rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm gián đoạn cuộc sống của hàng triệu người, cả thế giới đều cần và có quyền được biết sự thật.

Theo NCA NewsWire, ông Morrison không tiết lộ quan điểm của mình về nguồn gốc của dịch bệnh. Ông nói rằng chúng tôi không hiểu về Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, cũng như không biết liệu dịch bệnh có bắt đầu từ đó hay không.

Ông Morrison thừa nhận rằng ông “không có ý kiến” và không có điều kiện để phán đoán liệu dịch bệnh có bắt nguồn từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán hay không.

NCA NewsWire cáo buộc rằng nhiều nhà khoa học quốc tế hàng đầu đã công khai rằng có bằng chứng “áp đảo” về việc virus Trung Cộng (virus corona mới) bắt nguồn từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán. Ví như ông Steven Quay, người sáng lập công ty dược phẩm sinh học lâm sàng Atossa Therapeutics và ông Richard Muller, giáo sư danh dự tại Đại học California.

Tháng 6 năm nay, họ đã viết một bài báo cho thời báo The Wall Street Journal, chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng để xác định liệu dịch viêm phổi Vũ Hán có bắt nguồn từ phòng thí nghiệm hay không, chính là ngay khi mới xuất hiện, chủng virus này đã có khả năng lây nhiễm rất cao. Điều này khác với quá trình tiến hóa tự nhiên của các loài virus nói chung.

Báo cáo cũng đề cập rằng mặc dù ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từng phủ nhận khả năng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm, nhưng gần đây ông ấy cũng đã thay đổi thái độ. Ông cho biết vào ngày 15/7 rằng ông vẫn chưa loại trừ việc đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ khả năng bị rò rỉ trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Kể từ khi Úc đề xuất với cộng đồng quốc tế vào tháng 4/2020 rằng nguồn gốc của dịch bệnh phải được điều tra một cách độc lập, thì mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Úc đã xấu đi. Cuối tháng 4/2020, ông Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập của tờ “Thời báo Hoàn cầu” nhà nước Trung Quốc, đã phát biểu trên Weibo, rằng Úc giống như “bã kẹo cao su dính vào đế giày của Trung Quốc.”
Các biện pháp trừng phạt hung hăng của Trung Quốc nhằm vào Úc gây thất vọng

Trung Quốc từng là đối tác thương mại và thị trường lớn nhất của Úc. Trong khi Úc là một trong số ít các nước phương Tây được hưởng thặng dư thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, do Úc loại Huawei khỏi hoạt động xây dựng mạng 5G của nước này vì lý do an ninh quốc gia, đã khiến Bắc Kinh không hài lòng. Hơn nữa, năm ngoái Úc còn kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về virus COVID-19, điều này càng khiến Bắc Kinh tức giận.

Sau đó, với lý do chống bán phá giá hay chống trợ cấp, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế hoặc cấm nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng của Úc, gồm than đá, lúa mạch, rượu vang, thịt bò và bông. Điều này khiến mọi người lo lắng rằng các sản phẩm của Úc không thể bán được hoặc nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Ông Roland Rajah, nhà kinh tế trưởng của Viện Lowy cho biết, năm 2020, ngoài than đá, hàng hóa của Úc xuất khẩu sang Trung Quốc trị giá khoảng 9 tỷ USD. Tuy nhiên, khi Trung Quốc thắt chặt các hạn chế này vào cuối năm ngoái, giá trị xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc đã giảm khoảng một nửa.

Ông Rajah cho biết, sau khi các biện pháp hạn chế của Bắc Kinh được tăng cường, Úc cũng tăng tốc tìm kiếm thị trường thay thế và đã sớm tìm ra thị trường thay thế mới cho các sản phẩm này. Nếu tính theo năm, giá trị xuất khẩu hàng năm của Úc về những mặt hàng này dự kiến ​​sẽ tăng 4,2 tỷ đô la Mỹ. Điều này sẽ tạo ra phần lớn thiệt hại cho xuất khẩu của Trung Quốc.

Ông Rajah chỉ ra rằng than là mặt hàng có biểu hiện tốt nhất khi vượt qua lệnh cấm của Bắc Kinh. Bởi tính đến tháng Một năm nay, tổng giá trị than xuất khẩu từ Úc sang các nước còn lại trên thế giới đã tăng 9,5 tỷ USD so với trước lệnh cấm của Trung Quốc.

Mặt khác, do giá quặng sắt và than của Úc tiếp tục tăng trên thị trường quốc tế, khiến giá nguyên liệu tại Trung Quốc tăng cao. Do vậy, các nước sử dụng than và quặng sắt cũng như các ngành tiêu dùng hạ nguồn đều gặp khó khăn.

Gần đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc cùng 5 cơ quan quản lý khác của chính phủ, đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn khẩn cấp với các giám đốc điều hành công ty chủ chốt có liên quan. Đồng thời yêu cầu họ ngừng thao túng độc quyền giá quặng sắt để giúp chính phủ giảm bớt áp lực tăng giá và ổn định thị trường.

Vương Quân, Vision Times

Related posts