Hiểu Minh
Hơn 6000 ca COVID-19, Việt Nam vượt 74,000
Tối 22/7, nước ta ghi nhận thêm 3.227 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc trong ngày lên 6.194, là ngày có số mắc cao nhất trong đợt dịch này.
NLĐ – Bộ Y tế tối 22/7 cho biết, trong 12 giờ qua, cả nước có thêm 3.227 ca mắc COVID-19, trong đó, có 28 ca nhập cảnh và 3.199 ca ghi nhận trong nước tại Sài Gòn (1.785), Bình Dương (615), Đồng Nai (157), Long An (199), Đồng Tháp (117), Bà Rịa – Vũng Tàu (63), Hà Nội (48), Cần Thơ (42), Bến Tre (37), Tiền Giang (27), Bình Thuận (26), Phú Yên (21), Trà Vinh (9), Sóc Trăng (8 ), Bắc Ninh (7), Hậu Giang (7), Đắk Lắk (6), Khánh Hòa (5), Quảng Nam (5), Bình Định (4), Vĩnh Phúc (2), Đắk Nông (2), Hưng Yên (2), Kon Tum (1), Lào Cai (1), Kiên Giang (1), Quảng Ngãi (1), Hà Tĩnh (1) trong đó có 819 ca trong cộng đồng.
Như vậy, trong ngày 22-7 cả nước có thêm 6.194 ca mắc mới. Đây là ngày có số mắc cao nhất trong đợt dịch này. Trong đó, 30 ca nhập cảnh và 6.164 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (4.218), Bình Dương (679), Long An 432), Đồng Nai (210), Đồng Tháp (117), Tiền Giang (68), Bến Tre (65), Bà Rịa – Vũng Tàu (63), Hà Nội (50), Cần Thơ (45), Vĩnh Long (38), Đà Nẵng (27), Bình Thuận (26), Phú Yên (21), An Giang (15), Hậu Giang (12), Kiên Giang (11), Trà Vinh (9), Sóc Trăng (8) Bắc Ninh (7), Đắk Lắk (6), Bình Phước (5), Khánh Hòa (5), Quảng Nam (5), Bình Định (4), Hải Phòng (3), Sơn La (2), Quảng Bình (2), Vịnh Phúc (2), Đắk Nông (2), Hưng Yên (2), Huế (1), Kon Tum (1), Lào Cai (1), Quảng Ngãi (1), Hà Tĩnh (1). Trong đó có 1.000 ca trong cộng đồng.
Tính đến nay, Việt Nam có tổng 74.371 ca mắc, trong đó có 2.129 ca nhập cảnh và 72.242 ca mắc trong nước.
Bí thư Hà Nội: Dừng ngay điểm tiêm vaccine Bệnh viện E
Chiều 22/7, tình trạng đông đúc, chen lấn xảy ra khi tiêm vaccine ở Bệnh viện E (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ghi nhận của Zing tại cơ sở y tế lúc đầu giờ chiều, hàng trăm người là cán bộ, công nhân viên của một số doanh nghiệp tập trung trong khuôn viên bệnh viện để chờ đăng ký tiêm vaccine phòng Covid-19.
Do lượng người lớn, việc đảm bảo giãn cách không thể thực hiện, mọi người chen chúc, nhích từng bước để tới được bàn đăng ký.
“Báo chí phản ánh ở Bệnh viện E đang lộn xộn trong tổ chức tiêm vaccine, cần cho kiểm tra, xử lý và chỉ đạo dừng lại ngay”, Bí thư Đinh Tiến Dũng gọi điện cho Chủ tịch TP. Hà Nội.
“Trên địa bàn của Hà Nội, các đơn vị phải chấp hành theo chỉ đạo của Hà Nội về phòng chống dịch, như vậy mới có trật tự”, ông Dũng nhấn mạnh. Ông cho biết để chống dịch hiệu quả, khi tiếp nhận phản ánh từ dư luận, thành phố sẽ chỉ đạo kiểm tra và xử lý ngay.
Hàng nghìn người từ Sài Gòn đổ về quê tránh dịch bằng xe máy
Nld – Những ngày qua, khi nhiều tỉnh phía Nam bùng phát dịch và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, lượng người đổ về Quảng Ngãi bằng mô tô, xe máy và ô tô cá nhân ngày càng đông.
Thống kê trong 24 giờ, trung bình có khoảng 500 người và phương tiện, chủ yếu đi bằng xe máy về từ các tỉnh như Bình Dương, Sài Gòn…, qua chốt kiểm soát dịch tại đèo Bình Đê (giáp ranh giữa tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi), vào địa phận Quảng Ngãi.
Theo thống kê của lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại đèo Bình Đê, trung bình mỗi giờ, lực lượng chức năng ở chốt đèo Bình Đê cho dừng kiểm tra hơn 100 phương tiện giao thông, trong đó chủ yếu là xe máy của người dân từ các tỉnh phía Nam trở về quê. Tất cả người dân khi vào tỉnh đều phải khai báo y tế và bảo đảm âm tính với SARS-CoV-2 tại thời điểm đi qua chốt. Đồng thời, lực lượng chức năng sẽ tổ chức cách ly tập trung theo quy định.
Ngành Y tế chịu trách nhiệm bố trí khu cách ly tập trung các địa phương theo nơi lưu trú của người thuộc diện cách ly. Với tài sản của người cách ly là xe máy, ô tô cá nhân sẽ được lực lượng cảnh sát giao thông vận chuyển và bảo quản tại Trạm CSGT thị xã Đức Phổ. Hoặc người cách ly có thể tự lái ô tô cá nhân đến khu cách ly tập trung được chỉ định, có sự giám sát của cảnh sát giao thông.
Mượn thẻ cán bộ công chức; mang theo bao gạo, bánh mì… để được ra đường
Một lãnh đạo TP. Châu Đốc (An Giang) chia sẻ với tuoitre, gần đây xuất hiện tình trạng một số người lợi dụng thẻ cán bộ, công chức của người thân để… ra đường. Một số khác mang theo bao gạo, bánh mì hay toa thuốc để được… ra đường.
Ngày 22-7, ông Lê Văn Phước – phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang – đã ký công văn 727 về việc một số nội dung thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý là nghiêm cấm lợi dụng thẻ cán bộ, công chức để ra đường.
Theo đó, UBND tỉnh An Giang yêu cầu thực hiện giãn cách tại các Sở, ban, ngành và các địa phương, cho phép cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được nghỉ và làm việc trực tuyến tại nhà nhưng số lượng nghỉ không quá 50% tổng số nhân viên của đơn vị. Thời gian thực hiện đến hết ngày 1-8.
Tất cả nhân viên của đơn vị đăng ký lịch làm việc cụ thể (ngày làm việc tại cơ quan và tại nhà); có cơ chế quản lý và chịu trách nhiệm quản lý đối với nhân viên được bố trí, phân công làm việc nhà.
Nhân viên khi đến cơ quan làm việc phải mang theo thẻ công chức, viên chức, giấy xác nhận của đơn vị để thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát công tác phòng, chống dịch của các lực lượng chức năng.
Văn bản nêu: “Nghiêm cấm hành vi sử dụng thẻ công chức, viên chức, giấy xác nhận đi ra ngoài trong thời gian được phân công làm việc tại nhà, trừ những trường hợp thật sự cần thiết; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định”,
UBND tỉnh An Giang yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức giảm quy mô sản xuất, đảm bảo nguyên tắc “3 tại chỗ” hoặc tổ chức các phương tiện đưa đón công nhân tập trung từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại…
Một lãnh đạo TP Châu Đốc – chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, gần đây xuất hiện tình trạng một số người lợi dụng thẻ cán bộ, công chức của người thân để… ra đường. Một số khác mang theo bao gạo, bánh mì hay toa thuốc ra đường, khi gặp lực lượng chức năng kiểm tra thì cũng không thể làm gì được.
UBND tỉnh ra văn bản này để giám sát và ngăn chặn tình trạng mượn thẻ cán bộ, công chức để ra đường không lý do”, một lãnh đạo UBND TP Châu Đốc nói thêm.