Vận động viên TQ đeo huy hiệu Mao: Ủy ban Olympic tuyên bố sẽ điều tra

Vận động viên TQ đeo huy hiệu Mao (ảnh Reuteurs)

Tại Thế vận hội Tokyo, hai vận động viên Trung Quốc giành huy chương vàng xe đạp đã đeo huy hiệu Mao Trạch Đông đứng trên bục nhận giải đã gây ra phản ứng dữ dội trong dư luận quốc tế, Ủy ban Olympic tuyên bố sẽ điều tra về việc này. Theo đó, đài truyền hình CCTV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng khẩn cấp sửa đổi cảnh quay phát lại khiến ‘người hâm mộ Mao’ ở Trung Quốc đặt nghi vấn. Theo phân tích của cựu vận động viên trong giới thể thao Trung Quốc, vụ việc này cho thấy cộng đồng quốc tế nghi ngờ việc ĐCSTQ sử dụng các sự kiện thể thao để tuyên truyền chính trị.
Hai vận động viên xe đạp của Trung Quốc đeo huy hiệu Mao và đứng trên bục nhận giải. Ủy ban Olympic Quốc tế cho biết sẽ điều tra vụ việc. Video phát lại lễ nhận giải trên CCTV đã làm mờ huy hiệu Mao. (Ảnh cắt từ video).

Ngày 3/8, người phát ngôn Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Mark Adams cho biết đã tiến hành điều tra vụ việc 2 vận động viên xe đạp Trung Quốc đeo huy hiệu Mao Trạch Đông khi đứng trên bục nhận giải Olympic Tokyo. “Chúng tôi đã liên lạc với Ủy ban Olympic Trung Quốc vào ngày hôm qua và yêu cầu họ cung cấp báo cáo tình hình.”

Một ngày trước đó, vận động viên Chung Thiên Sứ (Zhong Tianshi) 30 tuổi và Bào San Cúc (Bao Shanju) 23 tuổi đến từ Trung Quốc đã giành HCV nội dung đua xe đạp nữ. Sau đó, cả hai mặc đồng phục đoàn Trung Quốc màu trắng bước lên bục trao giải. Cờ năm sao của Đảng Cộng sản Trung Quốc được in trên mặt trái của đồng phục đội màu trắng, và năm vòng tròn Olympic ở phía dưới.

Ngoại giới chú ý đến việc hai người đoạt huy chương vàng cũng có một huy hiệu Mao Trạch Đông hình tròn với viền vàng đỏ trên ngực của họ. Vụ việc này đã gây ra phản ứng dữ dội trong dư luận, và nghi vấn rằng chế độ độc tài của ĐCSTQ muốn các cầu thủ đeo huy hiệu Mao để cổ súy lại Cách mạng Văn hóa và bóng ma của cộng sản, đồng thời việc này cũng đã vi phạm quy định cấm tuyên truyền chính trị trong “Hiến chương Olympic”.

Theo Điều 50 của “Hiến chương Olympic”, bất kỳ hình thức biểu tình hoặc tuyên truyền chính trị, tôn giáo hoặc chủng tộc nào đều không được phép ở bất kỳ địa điểm tổ chức Olympic hoặc các khu vực khác. Các quy tắc chi tiết đã nêu rõ rằng bất kỳ hình thức tuyên truyền nào sẽ không được xuất hiện trên quần áo thể thao, phụ kiện và thiết bị. Những người vi phạm có thể bị tước quyền thi đấu và thậm chí có thể bị thu hồi thẻ tham dự.

Ở Trung Quốc Đại Lục, huy hiệu Mao Trạch Đông là một biểu hiện của sự tôn sùng chính trị và sùng bái cá nhân. Nhất là những năm 1960 – 1970, thời kỳ Mao phát động Cách mạng Văn hóa, toàn dân bị buộc phải đeo huy hiệu Mao hằng ngày để biểu đạt trung thành với ĐCSTQ và Mao. Trong những năm gần đây, tệ nạn Cách mạng Văn hóa có dấu hiệu khôi phục trở lại ở Trung Quốc.

Phân tích: Có người đứng sau hai vận động viên đeo huy hiệu Mao

Ông Cúc Tân (Ju Bin), một cựu vận động viên bóng rổ Trung Quốc và huấn luyện viên thể thao Canada, đã chia sẻ với Epoch Times rằng các vận động viên Trung Quốc có hành động không được tự do, tư tưởng không độc lập, “Nếu có vận động viên Trung Quốc có suy nghĩ của bản thân mình, thì họ sẽ rất khó ở lại trong đội tuyển quốc gia và họ sẽ bị sa thải bất cứ lúc nào. Đây là một môi trường rất đáng sợ.”

Về việc hai vận động viên Trung Quốc đã đeo huy hiệu Mao tại Thế vận hội, ông Cúc Tân cho rằng điều này có thể được hiểu theo hai tầng diện.

Thứ nhất, ở Trung Quốc, dưới một hệ thể chế trị áp đảo, các vận động viên có thể dễ dàng trở thành công cụ, đặc biệt là những người trẻ hiện nay, họ không hiểu Cách mạng Văn hóa rốt cuộc là gì. “Thực ra, các vận động viên trẻ của Trung Quốc không hiểu điều này. Chắc hẳn ai đó đang đứng đằng sau điều khiển việc này.”

“Những vận động viên này chỉ là công cụ, và họ không biết rõ việc họ đang làm, ý nghĩa là gì?”, ông Cúc Tân nói. “Tôi không tin rằng họ có nhiều nhận thức về việc Mao Trạch Đông đã giết hại hàng chục triệu người Trung Quốc và tạo thành tổn thương to lớn cho Trung Quốc trong lịch sử.”

“Chắc chắn có ai đó muốn sử dụng vụ việc này để đạt được một hiệu quả nhất định, hoặc một mục đích nhất định, chẳng hạn như gây tiếng vang tại Thế vận hội Nhật Bản, hoặc tạo ra một số ảnh hưởng, để quay về Trung Quốc nhận công.”

Thứ hai, ở một tầng diện khác, việc Ủy ban Thế vận hội có thể vào cuộc điều tra cũng cho thấy nhận thức của cộng đồng quốc tế về Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc và văn hóa đảng đã bước sang một giai đoạn mới. “Nếu là trước đó, họ có thể không coi trọng việc các vận động viên Trung Quốc đeo huy hiệu Mao. Bây giờ, có thể cảm nhận rõ ràng rằng một số người trong số họ dám chất vấn ĐCSTQ.”
CCTV nhanh chóng bưng bít thông tin, chọc giận người hâm mộ Mao

Sau khi huy hiệu Mao gây ra phản ứng dữ dội của dư luận và Ủy ban Olympic tuyên bố rằng họ đã tham gia vào cuộc điều tra, kênh truyền thông CCTV của ĐCSTQ đã che huy hiệu Mao Trạch Đông trong video được phát lại. Trên Sina Weibo, chủ đề nóng ban đầu “Bào San Cúc và Chung Thiên Sử đeo huy hiệu Mao Chủ tịch khi nhận giải” cũng bị xóa.

Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã cố gắng mờ nhạt hóa hai vận động viên đeo huy hiệu Mao, điều này đã gây ra sự bất mãn cho những người hâm mộ Mao.

Một số tài khoản WeChat tại Đại Lục chỉ trích các kênh truyền thông Đại Lục là “một con quỷ“, và một số người hâm mộ hỏi, “CCTV sợ gì?”

Trên các nền tảng xã hội ở nước ngoài, có một số lượng lớn tiếng nói chỉ trích các vận động viên Trung Quốc đeo huy hiệu Mao là để cổ súy cho tinh thần cộng sản. Ông Badiucao, tác giả của các phim hoạt hình chính trị hiện đang sống tại Úc, phê phán rằng “huy hiệu này là tượng trưng cho vô số cái cái chết ở Trung Quốc trong thời Cách mạng Văn hóa”, ông cũng cho biết ông bà của ông cũng chết trong Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục hàng triệu người Trung Quốc.
Phân tích: Thoát khỏi ma quỷ ĐCSTQ, cần làm từ việc tiêu hủy hình tượng Mao

Cựu cầu thủ bóng rổ nam Trung Quốc Trần Khải (Chen Kai) nói với Epoch Times rằng trong cộng đồng quốc tế, Mao Trạch Đông được so sánh với những nhân vật độc tài như Hitler và Stalin.

“Người Trung Quốc bị tẩy não, tội ác của Mao Trạch Đông bị che đậy, và lãnh đạo cao nhất ĐCSTQ hiện nay sùng bái Mao, cho nên rất nhiều người không thể phân biệt tốt xấu và thiện ác. Họ coi Mao như một vị cứu tinh, nhưng thực tế đó là tai tinh.”

Ông Trần Khải nói, hai vận động viên trẻ tuổi này hoàn toàn không trải qua thời đại Mao, không biết tội ác của Mao, cũng không trải qua “Cải cách Ruộng đất”, “Chống Hữu khuynh”, “Đại nhảy vọt” dẫn đến nạn đói lớn khiến hàng chục triệu người chết đói, cho đến thảm họa 10 năm của “Cách mạng Văn hóa”. Những lịch sử này đều bị ĐCSTQ che đậy, rất nhiều thanh niên bị tẩy não và coi Mao là vị cứu tinh của Trung Quốc.

“Cho dù là từ tầng diện chính trị, có thể là lãnh đạo (ĐCSTQ) để họ đeo huy hiệu Mao Trạch Đông, hoặc từ tầng diện văn hóa mà nói, tâm lý của họ đã bị ô nhiễm và tẩy não. Hai khả năng này không phải là một điều tốt,” cựu vận động viên Trần Khải nói.

Ông cho biết: “Tôi vẫn luôn đã thúc đẩy việc phá hủy các bức tượng của Mao Trạch Đông trên toàn thế giới”. “Tôi nghĩ đây là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy sự tan rã của chế độ độc tài ĐCSTQ. Tại sao ĐCSTQ lại in hình Mao trên tiền giấy? Trường học và cơ quan chính phủ cũng dựng tượng Mao, treo ảnh Mao. ĐCSTQ chính là muốn bình thường hóa hình ảnh này của ma quỷ và khiến mọi người nghĩ rằng nó là một biểu tượng văn hóa của Trung Quốc.”

Ông nói rằng ở Trung Quốc, toàn bộ văn hóa chính trị là văn hóa và tâm lý “sùng bái quỷ”, “Điều này rất nguy hiểm! Khi hậu quả xảy ra, người Trung Quốc sẽ hiểu điều mà họ sùng bái là gì.”

Theo Cao Tĩnh, Epoch Times

Related posts