Vì sao Trung Quốc giành nhiều huy chương vàng cũng không được tôn trọng?

Như Nghĩa

Riley Day, nữ vận động viên chạy đường ngắn (chạy nước rút) đến từ Úc, tại Thế vận hội Tokyo cô đã chạy 200m với thành tích bứt phá, tuy không lọt vào vòng chung kết nhưng cô đã nổi tiếng khắp thế giới vì mọi người nhận thấy cô yêu thể thao với một trái tim nhân hậu.

Nữ vận động viên chạy đường ngắn người Úc, Riley Day (phải) (ảnh AP)

Tối ngày thứ Hai (2/8), Riley Day, 21 tuổi đến từ Queensland, Úc đã tranh tài với các tuyển thủ hàng đầu thế giới khác trên đường đua bán kết 200 mét tại Thế vận hội Tokyo. Kết quả là Riley Day không thể vào chung kết, nhưng cô đã bứt phá cá nhân và chạy tốt với thời gian 22,56 giây, chỉ còn cách trận chung kết đúng một bước chân.

Thành tích này rất đáng khích lệ đối với Riley Day, người lần đầu tiên tham dự Thế vận hội Olympic. Truyền thông Úc cũng chú ý đến cô gái trẻ hay cười và chạy nhanh này. Jason Richardson của Seven Network (Úc) đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với cô, lúc này mọi người mới chú ý và hiểu về cô gái trẻ. Ngoài biểu thị ngưỡng mộ về tinh thần yêu thể thao của cô, họ còn cảm động hơn trước tấm lòng thiện lương của Riley Day.

Trong cuộc phỏng vấn, mọi người được biết rằng Riley Day không có nhà tài trợ và vé máy bay cũng là tự bỏ tiền để mua. Để đến Tokyo tham gia cuộc thi, suốt 3 năm qua, cô dành ra ngày chủ nhật hằng tuần để đến siêu thị [Woolworths] làm việc để tiết kiệm tiền.

Riley Day làm việc trong một siêu thị ở Beaudesert – một vùng hẻo lánh của bang Queensland, cô là một nhân viên có trách nhiệm và được người dân địa phương khen ngợi vì đã giúp đỡ khách hàng làm việc chăm chỉ. Theo người quản lý siêu thị, “Trong một năm rưỡi qua, mỗi tuần Riley Day đều giúp cụ ông John, 90 tuổi mua sắm. Ông John bị khiếm thị, vì vậy cô đã nhớ danh sách mua sắm của ông. Nếu trong tuần ông ấy không đến, cô sẽ gọi điện cho ông ấy vào chủ nhật để hỏi thăm tình hình của ông.”

Người dẫn chương trình Jason Richardson cũng nói với mọi người rằng Riley Day đang học lấy bằng kinh doanh về quản lý thể thao tại Đại học Griffith, ngoài việc đi siêu thị làm việc hoặc giúp đỡ khách hàng vào cuối tuần, những thời điểm khác cô sẽ tập luyện không mệt mỏi trên đường đua, mỗi ngày cô tập luyện ít nhất 3 tiếng, mỗi tuần cô tập luyện 6 ngày. Richardson hét lên với khán giả truyền hình: “Riley Day có một trái tim rộng lượng, nào, những người Úc, hãy đến và ủng hộ quý cô này!”

Những người Úc sửng sốt ngay lập tức đổ vào tài khoản (Instagram) của cô ấy, và lượng người theo dõi của cô ấy tăng vọt từ 20.000 lên 73.400.

Sau đó, Riley Day gửi lời cảm ơn đến mọi người, “Tôi chỉ đứng thứ 12 trong Thế vận hội, điều này có đúng không?”. Cô ấy hào hứng nói: “Xin gửi lời cảm ơn rất nhiều đến những người đã chúc mừng tôi. Tôi rất biết ơn vì tất cả những điều này và tôi đang chờ đợi [thi đấu trong] tương lai. Điều này khiến tôi nỗ lực hơn để lọt vào trận chung kết tiếp theo.”

So với vận động viên Trung Quốc đã hét lên những câu tục tĩu trong Thế vận hội, vận động viên chạy nước rút người Úc này thật dễ thương! Vì thích nội dung chạy nước rút nên cô đã tập luyện chăm chỉ, không ngừng bứt phá và đạt thành tích xuất sắc, trong khi làm việc để tích góp tiền, cô cũng không quên giúp đỡ những người già khó khăn. Về cơ bản, đây là phẩm chất và tinh thần của hầu hết các vận động viên thể thao trong xã hội phương Tây.

Related posts