Ngày càng nhiều người già ở nông thôn Trung Quốc tự tử vì quá túng quẫn

Vũ Dương

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã tuyên bố đã đạt được mục tiêu thoát nghèo, nhưng thực tế là ngày càng có nhiều người dân ở nông thôn Trung Quốc, nhất là những người già phải sống cận cảnh túng quẫn nghèo khó khiến họ phải tự kết liễu đời mình như một cách để giải thoát!

Theo Vision Times, nếu có một người tự tử, thì đó là vấn đề cá nhân. Nhưng nếu có một nhóm người cùng tự tử và đề ra tiêu chuẩn hẳn hôi, thì đó vấn đề là gì?

Theo một bài báo của Lu Media đăng trên Sohu.com: Cách đây không lâu, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng có những “ngôi nhà tự sát” và “hố tự sát” ở các vùng nông thôn của huyện Kinh Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Những người già ở đây thường nối với nhau “Hãy chọn một ngôi nhà cổ hoặc sườn núi cằn cỗi và lặng lẽ tự kết liễu đời mình”. Người dân địa phương đã quen với việc này, một số người dân cho biết, chỉ cần họ đủ điều kiện trên 70 tuổi, không tự lo được cho bản thân, điều kiện kinh tế khó khăn, đời sống con cái khó khăn, mắc bệnh nan y thì những  người già có thể tự tử và đây được cho là một lựa chọn khôn ngoan.

Về tình hình kinh tế của người cao tuổi ở nông thôn Trung Quốc, chúng ta có thể xem một số dữ liệu từ Tuliu.com. Vào năm 2020, số tiền lương hưu mà người già trên 60 tuổi ở nông thôn Trung Quốc nhận được sẽ khác nhau ở các vùng khác nhau. Tỉnh Hắc Long Giang, mỗi người nhận 90 Nhân dân tệ (NDT) mỗi tháng (khoảng 270 nghìn VNĐ); tỉnh Quý Châu mỗi người nhận 93 NDT một tháng, tỉnh Cam Túc nhận 103 NDT mỗi tháng cho 1 người, và cao nhất cả nước là 128 NDT mỗi người một tháng ở Nội Mông.

Lấy tỉnh Hắc Long Giang làm ví dụ, vào ngày 5/8, giá thịt lợn ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ là 32 NDT/kg. Người già nông thôn ở tỉnh Hắc Long Giang nhận được 90 NDT mỗi người mỗi tháng, chỉ đủ mua 3 kg thịt lợn. Mọi người không thể sống mà không có thức ăn, quần áo, chỗ ở và phương tiện đi lại. Ngay cả khi có đủ thức ăn, họ vẫn có thể vấn đề về quần áo, nhà ở và phương tiện đi lại.

Theo một ví dụ trên Zhihu.com, một người con trai đi làm xa đã nghỉ để về nhà thăm cha đang ốm nặng. Hai ba ngày sau, thấy cha không có dấu hiệu hấp hối, người con hỏi cha: “Bố bố vẫn còn khỏe à? Con đã xin nghỉ hết 7 ngày trong chế độ ma chay rồi”. Sau đó người cha đã tự tử. Còn người con trong vòng một tuần làm xong tang lễ rồi nhanh chóng trở về thành phố tiếp tục làm việc.

Người con trai này có thể như người trong làng nói trước đây, cho rằng cha mình tự tử là một “sự lựa chọn sáng suốt”. Nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một người con trai không có hiếu, điều này là từ một khía cạnh. Nhưng nếu người con trai bị mất việc làm, chẳng phải cuộc sống của họ cũng sẽ lâm vào cảnh sống dở chết dở sao?

Những người già ở nông thôn Trung Quốc cả đời vất vả dãi nắng dầm mưa, không có khả năng lao động lại bị xã hội ruồng bỏ, không còn nơi nương tựa và buộc phải tự kết liễu đời mình. Đây là một mô tả chân thực về hệ thống an sinh xã hội của chế độ ĐCSTQ.

Related posts