Tâm Tuệ
Steven Goldstein, một cộng sự của Trung tâm Fairbank và Giám đốc Hội thảo Nghiên cứu Đài Loan tại Đại học Harvard, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNA: “Tình hình ở eo biển Đài Loan và Afghanistan hoàn toàn khác nhau”, trang Taiwan News cho hay.
Ông nhấn mạnh: “Vị thế của Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Mỹ không thay đổi một chút nào”.
Ông Goldstein nói thêm: “Trái ngược với ở quốc gia Trung Đông, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia quan trọng để theo đuổi ở eo biển Đài Loan. Sau đó, ông chỉ ra rằng nền tảng của chính sách của Mỹ là tránh xung đột trong khu vực thông qua việc “bảo tồn nguyên trạng”.
Goldstein nói rằng, một trong những cách Mỹ duy trì điều này là thông qua tình trạng “đôi bên cùng thất vọng”, theo đó Đài Loan không thể chính thức tuyên bố độc lập, trong khi Trung Quốc bị ngăn cản không cho chiếm Đài Loan bằng vũ lực, do khả năng Mỹ can thiệp quân sự. “Vì vậy, không bên nào hài lòng với tình hình này,” ông nói với CNA.
Học giả Mỹ sau đó tiếp tục giải thích rằng chính sách mơ hồ chiến lược kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ là một trong những “biện pháp răn đe kép”, trong đó ngăn cản việc đơn phương tuyên bố độc lập của Đài Loan và ngăn cản sử dụng vũ lực quân sự của Trung Quốc, đồng thời bảo đảm với Đài Bắc rằng Washington sẽ ủng hộ tình trạng hiện tại và bảo đảm với Bắc Kinh rằng Mỹ sẽ không ủng hộ sự độc lập của Đài Loan nếu Trung Quốc kiềm chế tấn công.
Ông Goldstein nhận thức sau đó lưu ý rằng vì Biden đang làm việc để gói chính sách đối nội của mình được thông qua ở Mỹ, tổng thống cần sự ủng hộ của Quốc hội. Và “Quốc hội là một người ủng hộ rất mạnh mẽ cho Đài Loan”, cũng đóng vai trò như một biện pháp kiềm chế đối với bất kỳ sự thay đổi căn bản nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đài Loan.