Trung Quốc: Hàng dài người xếp hàng từ sáng sớm để có được chứng chỉ chống chỉ định tiêm vắc-xin

Phụng Minh

Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức nói rằng việc tiêm chủng là tự nguyện, nhưng chính quyền địa phương để hoàn thành nhiệm vụ tiêm chủng do chính quyền cấp trên giao, đã dùng nhiều hình thức ép buộc người dân phải tiêm phòng.

Gần đây, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã ra lệnh “hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 tỷ người vào cuối tháng 10 năm nay”. Khi thời hạn đang đến gần, mặc dù Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tuyên bố rằng “việc tiêm chủng tuân theo nguyên tắc tự nguyện”, nhưng vẫn còn nhiều hỗn loạn về việc tiêm chủng bắt buộc ở nhiều nơi.

Nhiều nơi ở Trung Quốc đã đưa ra thông báo tương tự như “những người chưa được tiêm phòng (trừ những người có chống chỉ định) không được phép vào những nơi công cộng trọng điểm như siêu thị, bệnh viện, trường học, nhà ga, nhà tù, rạp chiếu phim, v.v. .”.

Cô Xu, một công dân của thành phố Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm, nói với phóng viên Epoch Times rằng ai cũng phải quét mã hành trình và một khi bạn chưa được tiêm phòng, siêu thị sẽ không cho bạn vào và xe buýt sẽ từ chối đưa bạn đi. “Nhà nước nói rằng đó là tự nguyện. Đây có thể là chính sách của địa phương”, cô nói.

“Bây giờ, tất cả các chuyến xe buýt đều quy định ai đi phải quét mã hành trình lần lượt. Thậm chí còn không có dịch bệnh nào ở Liêu Viên, vậy mà vẫn phải tiêm vắc-xin để được đi”. Cô Xu nói, “Mẹ tôi không sử dụng (vắc-xin) lúc đầu vì sợ có tác dụng phụ. Sau đó, tôi nghe nói rằng bảo hiểm lao động của mẹ sẽ bị hạn chế nếu không tiêm”.

Gần đây, nhiều nơi ở Trung Quốc đã ban hành chính sách quy định việc chẩn đoán chống chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, nhiều người phản hồi rằng điều kiện để cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận chống chỉ định rất khắc nghiệt, người bình thường khó có thể có được giấy chứng nhận chống chỉ định tiêm chủng. 

Ông Mã, một công dân của thành phố Cát Lâm, là một người có chống chỉ định tiêm vắc-xin do mới phẫu thuật chưa được ba năm, lại bị cao huyết áp, cơ thể cần chạy thận nên không thể làm được.

Năm nay con của ông Mã sẽ vào lớp một của trường tiểu học, nhưng nhà trường yêu cầu các thành viên trong gia đình sống với ông phải được chủng ngừa, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc ghi danh của đứa trẻ. Bây giờ, ông Mã phải đi kiểm cha để lấy giấy chống chỉ định tiêm vắc-xin.

“Bệnh viện đã đưa ra chẩn đoán cho tôi, nhưng họ nói không. Tôi vẫn phải đến nơi họ chỉ định và lấy giấy chứng nhận không thể tiêm vaccine”, ông Mã nói trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Epoch Times hôm 27/8.

Bây giờ có bốn bệnh viện được chỉ định ở quận Trường Nghĩa của thành phố Cát Lâm: Bệnh viện Quốc tế Zhengda, Bệnh viện Chấn thương và Lão khoa, Bệnh viện Nhân dân số hai Thành phố Cát Lâm và Bệnh viện Nhân dân Thành phố Cát Lâm. Từ ngày 23/8, nhiều người dân địa phương đã xếp hàng dài đến bệnh viện vào mỗi buổi sáng để được cấp giấy chứng nhận chống chỉ định tiêm chủng. https://www.youtube.com/embed/2FaHfkLBAPs

Ông Mã xếp hàng từ ngày 24 đến 26/8 nhưng vẫn chưa lấy được số thứ tự để vào khám. “Bây giờ chúng tôi thậm chí còn chưa có số. Tôi đến vào lúc 7 giờ sáng ngày 24, và những người khác đi lúc 3 giờ sáng. Có hàng nghìn người xếp hàng vào ngày hôm đó, và toàn bộ bãi đậu xe đã chật kín người”, ông nói.

Ông Mã nói: “Quy định ngày 20 tháng 8 yêu cầu chúng tôi phải lấy hồ sơ bệnh án, giấy chứng nhận y tế, chứng minh thư và sổ hộ khẩu. Bây giờ CDC cử một vài người đến để cấp giấy chứng nhận này”.

Bây giờ vào các trung tâm thương mại và chợ rau cần phải có bằng chứng về việc tiêm phòng. “Những người bị bệnh như chúng tôi rất phiền phức. Bạn chỉ có thể bắt xe buýt và đến trung tâm mua sắm nếu bạn có bằng chứng”. Ông Mã bất lực nói, “Bây giờ các trung tâm mua sắm lớn đòi hỏi rất nhiều. Không có thứ này, họ không được phép để bạn vào”.

Related posts