Chủ tịch các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu gồm Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) vừa đồng loạt ký tên kiến nghị gửi Chính phủ đề xuất chiến lược “Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực”, nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.
Theo Tuổi trẻ, kiến nghị được mở đầu bằng nhận xét thẳng thắn, khi tình hình giãn cách càng trở nên mở rộng, kéo dài: “Việt Nam phải hành động ngay bây giờ để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế”.
Dữ liệu khảo sát mà các hiệp hội đã thực hiện cho thấy “ít nhất 20% thành viên sản xuất đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác”, nhiều thành viên hiệp hội cho hay, sẽ rất khó để quay trở lại, đặc biệt là khi dây chuyền sản xuất đã được mở rộng ở nơi khác.
Nêu quan điểm “Việt Nam đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư”, các hiệp hội nhận định, đầu tư sẽ không tăng nếu không có kế hoạch rõ ràng để tái mở cửa và phục hồi. Các nhà đầu tư tiềm năng mới không thể đến, nếu không có các chính sách hợp lý cho việc nhập cảnh của người nước ngoài.
Chính vì vậy, các hiệp hội đề xuất những doanh nghiệp có kế hoạch rõ ràng cần được “kích hoạt” để đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn đối với người lao động, và mở cửa trở lại khi họ có thể.
Giới đầu tư nước ngoài cũng cảnh báo Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn để tận dụng đa dạng hóa chuỗi cung ứng đi từ Trung Quốc, nếu không thể chứng minh đây là một sự thay thế đáng tin cậy. Và để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, kể cả so với Malaysia, Indonesia và Thái Lan, “Việt Nam phải hành động ngay từ bây giờ”.
Chính phủ cần xem xét các nhà hàng cũng là một đối tác quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cũng như việc làm. Hệ thống cửa hàng, chợ ẩm thực, chuỗi cung ứng thực phẩm phải được ưu tiên tiếp cận vắc xin nhằm phục vụ cho những người có nhu cầu.
Do đó Chính phủ cần xem xét các nhà hàng cũng là một đối tác quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cũng như việc làm. Việc “tái mở cửa ngay lập tức” đối với hệ thống cửa hàng, chợ ẩm thực, chuỗi cung ứng thực phẩm phải được ưu tiên tiếp cận vắc xin nhằm phục vụ cho những người có nhu cầu vì “không ai nên bị đói”.
Trước đó, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, theo bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi sau khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ.
Bà Madani nhận định rằng, từ cuối quý III/2021 trở đi, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ phục hồi mạnh mẽ, giống như sự phục hồi sau khi lệnh giãn cách xã hội từ tháng 4/2020 được dỡ bỏ, phần nào nhờ sự tăng trưởng vào đầu năm nay. Theo bà, mặc dù gặp nhiều rủi ro về kinh tế, do tác động của đại dịch COVID-19, song nền kinh tế Việt Nam đã được chứng minh rất bền bỉ và năng động.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, trong năm 2020, trong khi tất cả các nước khác trong khu vực đều tăng trưởng kinh tế âm. Bà cũng bày tỏ hy vọng nền kinh tế Việt Nam, có thể phục hồi trong tương lai, một phần nhờ vào thị trường xuất khẩu chính, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU)… đều đang trên đà phục hồi.