Nguy cơ binh biến: ĐCSTQ đàn áp cả các cựu chiến binh

Thanh Hải

Các cựu chiến binh trong lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung duy hộ quyền lợi (ảnh: Youtube/DKN.TV).

Sau khi đàn áp khoa học và công nghệ, giáo dục, các công ty cho vay trực tuyến, trò chơi điện tử, giáo viên tư nhân và giáo viên tiếng Anh, chính phủ Trung Quốc thậm chí còn muốn đàn áp các cựu chiến binh trong lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Truyền thông Ấn Độ “ANI News” đưa tin cảnh sát Bắc Kinh đã bắt giam 137 cựu binh yêu cầu giải quyết vấn đề di dời. Những người biểu tình này đã cố gắng tụ tập trước Văn phòng Thư tín và Điện thoại của Quân ủy Trung ương ở Bắc Kinh vào ngày 13/9. Cảnh sát đã bắt họ với tội danh “tụ tập bất hợp pháp”. Theo báo cáo, hơn 200 cựu chiến binh đến từ khắp Trung Quốc tham gia biểu tình, tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã bị các tỉnh “chặn đầu” trước khi họ đến Bắc Kinh.

Theo “ANI News”, kể từ năm 2012, các cuộc biểu tình của các cựu chiến binh đòi giải pháp cho vấn đề tái định cư ngày càng gia tăng, nhưng họ thường phản đối ở chính quyền tỉnh. Lần này một nhóm cựu chiến binh đã đột phá các “chốt chặn” của các tỉnh và chuyển cuộc biểu tình đến Bắc Kinh, điều này khiến ĐCSTQ cảm thấy rất bực bội. Bộ sậu Trung Nam Hải được cho sẽ gửi một thông điệp nghiêm khắc đến những cựu chiến binh này bằng cách bắt giữ và công khai đàn áp họ.

Theo báo cáo, có tổng cộng khoảng 57 triệu cựu chiến binh ở Trung Quốc. Kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2012, phần lớn trong số họ đã bày tỏ lo ngại về việc không thể tìm được việc làm trong các cơ quan chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước.

Tập Cận Bình lo lắng về một cuộc đảo chính

“TFI Global News” chỉ ra rằng việc chế độ Bắc Kinh đàn áp các cựu chiến binh không phải là một sự cố cá biệt, điều này cho thấy ông Tập thực sự sợ binh lính Trung Quốc. Trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ năm nay, các binh sĩ Trung Quốc cũng được giáo dục về lòng trung thành với đảng và nhà lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tờ New York Times ngày 23/3 đưa tin, một thiếu tướng quân đội Trung Quốc đã nói trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày hôm đó rằng quân đội phải “kiên quyết tuân theo mệnh lệnh của Chủ tịch Tập, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Tập và trấn an Chủ tịch Tập”. Rõ ràng, đây là những dấu hiệu cho thấy những nỗ lực lo lắng của ông Tập Cận Bình trong việc kiểm soát quân đội.

Chính quyền Bắc Kinh chọc giận binh lính quân đội

Những người lính của quân đội Trung Quốc có lý do chính đáng để tức giận với ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ. Trong suốt mùa đông năm 2020, binh lính Trung Quốc đã đóng quân ở khu vực Đông Ladakh ở biên giới Ấn Độ và Tây Tạng để đối đầu với quân đội Ấn Độ. Điều kiện ở đó rất khắc nghiệt và gió lạnh buốt, và những người lính này không có kinh nghiệm trong khu vực này trước đây, cũng như họ không thể thích nghi hoàn toàn. Đối với một số binh sĩ, thời tiết lạnh giá khắc nghiệt ở Đông Ladakh không thể chịu đựng được.

Bàn tay của ĐCSTQ quả thực nhuốm máu. Theo báo cáo của “Tin tức Đài Loan”, kể từ tháng 9, trung bình một binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng mỗi ngày tại biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng ở Đông Ladakh do thời tiết khắc nghiệt.

Sự đàn áp của Bắc Kinh đối với các cựu chiến binh có thể tạo ra cuộc binh biến

Theo Vision Times, việc Bắc Kinh đàn áp các cựu chiến binh hoàn toàn xuất phát từ sự hoang tưởng và sự bất an thâm căn cố đế. Ông Tập Cận Bình chỉ muốn trấn áp mọi hình thức bất đồng chính kiến, bao gồm cả các cuộc biểu tình của các cựu chiến binh. Tuy nhiên, hành động của ông ta chỉ có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. 

Do không có lương hưu, việc làm và các phúc lợi khác, cũng như những cái chết bí ẩn của các cựu chiến binh hết lần này đến lần khác phản đối những vấn đề như vậy, các cựu chiến binh Trung Quốc đã cảm thấy phẫn nộ. “TFI Global News” cho rằng việc đàn áp công khai các cựu chiến binh biểu tình có thể trở thành đống rơm cuối cùng, gieo vào ngọn lửa của cuộc đảo chính bất ngờ trong các lực lượng vũ trang của ĐCSTQ.

Related posts