Cuốn sách mới vạch trần những gian dối của chính quyền Trung Quốc về nguồn gốc của coronavirus

Alexix Carey

Phạm Hoài Nam dịch

Chính quyền Trung Quốc nói với thế giới rằng những ca nhiễm Covid đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12, 2019, nhưng theo nhiều người trong cuộc cho biết sự thật không phải như thế.

Những ca nhiễm Covid đầu tiên được ghi nhận tại Vũ Hán vào giữa 12, 2019, và tin tức đó được chính quyền Trung Quốc công bố vài tuần sau đó.

Nhưng theo một cuốn sách mới nhất của ký giả người Úc, Sharri Markson, What Really Happened in Wuhan (Những gì thật sự xảy ra ở Vũ Hán) cho thấy có nhiều gian dối về mốc điểm thời gian trong đại dịch xuất phát từ Trung Quốc.

Tháng 11, 2019

Vào đầu tháng 11, 2019, bác sĩ Wang Lei ở Vũ Hán (không phải là tên thật vì lý do an toàn) chữa trị những bệnh nhân tại thành phố này một căn bệnh nguy hiểm chưa từng thấy trước đây và nó đã bắt đầu lây lan trong cộng đồng.

Ông nói với nữ ký giả người Úc rằng tại thời điểm đó giới y khoa ở Vũ Hán đã nhanh chóng nhận ra rằng họ đang phải đối phó với một con vi khuẩn mới, nhưng cấp chỉ huy cấm không cho họ được nói một chữ nào về căn bệnh này mặc dầu ngay trong giới nhân viên y tế đã có người bị nhiễm bệnh.

Một báo động được gởi đến các bác sĩ cảnh báo về một bệnh cúm nguy hiểm, nhưng sự thật là tình hình lúc đó tệ hơn nhiều, các trường trung học đã đóng cửa từ đầu tháng 11 – một điều không bao giờ xảy ra nếu chỉ là một bùng phát của bệnh cúm.

Lúc đầu các bác sĩ ở tuyến đầu nghĩ rằng đây là sự tái xuất hiện của SARS, nhưng ngay sau đó họ nhận ra đây là một vi khuẩn hoàn toàn mới.

Chính quyền Trung Quốc dùng mọi cách để xóa bỏ tất cả thông tin về vi khuẩn Covid trên internet và các diễn đàn xã hội. Picture: Reuters

Một bác sĩ khác ở Vũ Hán, Ai Fen, trị một bệnh nhân có liên quan đến chợ động vật Vũ Hán, người này ngã bệnh với triệu chứng viêm phổi vào ngày 18 tháng 12.

Có điều lạ trong trường hợp này, bệnh viện không làm theo thủ tục bình thường, có nghĩa là không làm hồ sơ bệnh nhân, nhưng vào ngày 26 tháng 12, một cơ quan y khoa lấy mẫu để xét nghiệm đã gọi điện thoại cho bệnh viện nói rằng bệnh nhân đã bị nhiễm vi khuẩn corona.

“Mặc dầu đây là coronavirus – một loại vi khuẩn mới gây chết người và có khả năng truyền nhiễm cao – nhưng vấn đề này được giữ bí mật,” cuốn sách cho biết, và sau đó bệnh nhân này đã qua đời.

Một ngày sau khi coronavirus được xác nhận, một bác sĩ thứ ba, Zhang Jixian, cũng là người đầu tiên báo động cho chính quyền biết vi khuẩn nguy hiểm này và đề nghị các bệnh viện nên để ý các triệu chứng của bệnh nhân.

Ngay sau đó, các công ty xét nghiệm nhận được vô số các mẫu xét nghiệm từ khắp Vũ Hán với triệu chứng lạ.  

Vào ngày 30 tháng 12, kết quả xét nghiệm gởi cho bác sĩ Ai Fen xác nhận là bệnh nhân của cô bị nhiễm “SARS coronavirus”.

Quá sửng sốt, cô Ai đã gởi kết quả này cùng với video chụp hình phổi của bệnh nhân đến một đồng nghiệp, ngay sau đó người này chia sẻ thông tin lên WeChat với 100 đồng nghiệp khác trong ngành y, và câu chuyện lan truyền đi từ đó.

Bác sĩ chia sẻ thông tin trên WeChat sau đó đã bị chính quyền trừng phạt, riêng nữ bác sĩ Ai Fan bị “boss” của cô khiển trách.

Vào thời điểm đó, mặc dầu giới bác sĩ ở Vũ Hán đã được báo động, nhưng chính sách của bệnh viện nơi bác sĩ Ai Fan làm việc là không được mang khẩu trang và quần áo bảo vệ (protective clothing) để tránh gây ra sợ hãi và công ty xét nghiệm xác nhận vi khuẩn corona sau đó đã rút lời và nói rằng đó là dương tính giả (false positive).

Trong suốt nhiều tháng, các nhân viên an ninh lúc nào cũng canh gác bên ngoài Viện Vi Khuẩn Vũ Hán. Picture: Hector Retamal/AFP

30 tháng 12 là ngày vô cùng quan trọng khi tin tức về vi khuẩn mới bắt đầu lan ra thế giới. Cùng ngày hôm đó, ông Marjorie Pollack, phó giám đốc Chương Trình Theo Dõi Những Bệnh Lạ (Program for Monitoring Emerging Diseases, viết tắc là ProMED), nhận được thông tin từ mối quen biết ở Trung Quốc về vi khuẩn mới bao gồm những tài liệu điều tra của hội đồng y tế cộng đồng thành phố Vũ Hán.

Ngay lập tức cơ quan ProMED đưa ra một cảnh báo cho mọi người biết về “bệnh diêm phổi chưa được chuẩn đoán từ tỉnh Hubei, Trung Quốc” (Undiagnosed pneumonia – Hubei, China). Ngày hôm sau, các viên chức của WHO ghi nhận lời cảnh báo của ProMED và bắt đầu điều tra. Cơ quan WHO ở Trung Quốc chính thức báo cáo những ca diêm phổi từ Vũ Hán vào đêm Giao Thừa (New Year’s Eve).

“Cùng ngày, chính quyền Trung Quốc bị bắt buộc phải xác nhận một cách miễn cưỡng bệnh diêm phổi đang phát tán ở thành phố Vũ Hán. Và trong nhiều tuần sau đó họ vẫn tiếp tục nói đó không phải là một căn bệnh truyền nhiễm (not contagious) – một chiến dịch che đậy quy mô bắt đầu từ đó,” ký giả Markson viết.

“Họ bắt đầu bằng cách xóa bỏ tất cả những trang mạng xã hội nói đến đề tài ‘diêm phổi Vũ Hán’, ‘Chợ động vật Vũ Hàn,’ hay những câu tương tự.

“Thật đáng buồn là chính quyền Trung Quốc không bao giờ thông báo cho WHO hay chính phủ các nước khác biết về vi khuẩn chết người này…. chính vì thế đã để cho nó sống đến 8 tuần trước khi trước các tổ chức y tế quốc tế được biết.”

Tháng Giêng 2020

Theo dữ liệu của chính phú Trung Quốc, người bị nhiễm Coronavirus đầu tiên xảy ra ngày 17 tháng 11, 2019, đó là người đàn ông 55 tuổi từ Hubei. Thông tin này chỉ được công bố vào tháng 3 năm 2020 sau khi chính quyền xác nhận có ít nhất 266 người đã bĩ nhiễm.

Vào ngày 1 tháng Giêng: “Tất cả các mẫu xét nghiệm lúc ban đầu về coronavirus của bệnh nhân được bệnh viện gởi đến các phòng xét nghiệm đều bị hủy bỏ theo lệnh nghiêm ngặt của chính phủ nhằm để che đậy những tin tức về sự bùng phát của vi khuẩn,” Markson viết.

Cũng vào hôm đó nữ bác sĩ Ai bị hội đồng kỹ luật của Bệnh Viện Trung Ương Vũ Hán (Wuhan Central Hospital) khiển trách vì đã “phát tán tin đồn” và “gây bất ổn” khi phổ biến tin tức về vi khuẩn lên các diễn đàng xã hội.

Cùng lúc đó, Hoa Kỳ bắt đầu đưa ra những đề nghị giúp đỡ Trung Quốc, nhưng theo lời của cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo “tất cả những lời đề nghị trợ giúp đều bị từ chối”.

“Đối với Pompeo, sự từ chối nhận giúp đỡ của Trung Quốc trong giai đoạn này ngay lập tức đã đánh tiếng chuông cảnh báo và khiến cho ông đặt nghi vấn vi khuẩn này có thật sự phát xuất từ chợ động vật hay không,” cuốn sách viết.

“Sự thiếu minh bạch ngay từ đầu tháng Giêng đã làm ông Pompeo nghi ngờ về nguồn gốc của vi khuẩn Covid-19. Trung Quốc đã che giấu những gì?”

Vào ngày 3 tháng Giêng, Giám đốc cơ quan CDC của Hoa Kỳ, ông Robert Redfield, đã gọi cho ông George Fu Gao, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (Director of the Chinese Centre for Disease Control and Prevention), để hỏi về cuộc khủng hoảng.

Ông Redfield được cho biết đó là coronavirus nhưng không gây truyền nhiễm và sẽ không lây từ người qua người. Chỉ có những người đến chợ động vật ở Vũ Hán bị bệnh và chỉ có những người có triệu chứng mang vi khuẩn này mà thôi.

“Cả hai điểm quan trọng này đều là nói dối,” Markson viết.

Mãi đến ngày 6 tháng Giêng các tạp chí lớn nhất trên thế giới mới bắt đầu đăng tải thông tin về vi khuẩn này. Tờ báo lớn của Mỹ, Wall Street Journal tường trình về “bệnh diêm phổi với vi khuẩn lạ” nhưng cho rằng vi khuẩn này không gây chết người.

Theo Markson, lời này hoàn toàn sai sự thật, bởi vì đến thời điểm nay, nhiều bệnh nhân của bác sĩ Ai đã chết và bác sĩ Wang chứng kiến những xác người chất đống trong bệnh viện.

Theo lời cô Markson, từ ngày 6 tháng 12 chính quyền Trung Quốc đã có đầy đủ chứng cớ để biết coronavirus là vi khuẩn truyền nhiễm nhưng họ vẫn tiếp tục phủ nhận sự thật này thêm 6 tuần rưỡi nữa trước khi họ chính thức thông báo cho thế giới biết vào ngày 20 tháng Hai.

Trong suốt khoảng thời gian che đậy hiểm họa này, cũng là lúc mà chính phủ Trung Quốc một cách bí mật mua những dụng cụ y tế từ khắp nơi trên thế giới để đối phó với dịch bệnh.

Tác giả Sharri Markson và tác phẩm What Really Happened in Wuhan, vừa được phát hành.

Đến ngày 23 tháng Giêng tất cả các tuyến đường bay quốc nội đã ngưng hoạt động nhưng Trung Quốc vẫn cho phép các chuyến bay quốc tế rời khỏi Trung Quốc. Theo những gì bác sĩ Wang ghi lại, vào ngày 24 tháng Giêng khi Trung Quốc công bố có 830 ca nhiễm và 26 tử vong, con số thật cao hơn rất nhiều.

“Trong lúc chính phủ Trung Quốc nói ngày chính thức của ca nhiễm đầu tiên là tháng 12, nhưng bác sĩ Wang quả quyết rằng các bác sĩ ở Vũ Hán đã đối phó với dịch bệnh từ tháng 11,” cuốn sách viết.

“Sự lây nhiễm trong cộng đồng xảy ra vào tháng 11, điều đó có nghĩa là vi khuẩn Covid đã xuất hiện lần đầu tiên sớm hơn, tháng 10 hoặc rất có thể là tháng 9.”

Ngay cả những tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc cũng mâu thuẫn về mốc điểm thời gian. Tờ South Morning Post tường thuật vào tháng 3 năm 2020 cho biết là các dữ liệu của chính phủ cho thấy bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm Covid xảy ra vào ngày 17 tháng 11, 2019.

Tháng Giêng 2020

Vào ngày 3 tháng Giêng, 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đọc bài diễn văn trong đó kêu goi “cũng cố sự kiểm soát truyền thông mạng để giữ ổn định xã hội” – một cách gián tiếp để bịp miệng những thông tin về vi khuẩn.

Vào thời điểm này, các trang mạng cá nhân của những gia đình có người thân bị chết vì Covid đều bị xóa và những hình ảnh đám tang bị kiểm duyệt chặt chẽ.

Tháng 3, 2020

Cuối cùng WHO chính thức công bố đại dịch Covid-19 vào ngày 11 tháng 3, ít nhất là 3 tháng sau khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc.

Thậm chí đến thời điểm này chính quyền vẫn tiếp tục ngăn cấm phổ biến thông tin này. Khi tạp chí Renwu đăng bài phỏng vấn bác sĩ Ai về coronavirus trên internet vào tháng 3, nó đã bị xóa chỉ sau vài phút.  

“Chính quyền Trung Quốc làm mọi cách để tiêu hủy những chứng cớ và bịt miệng bất cứ người nào lên tiếng hoặc cung cấp những chứng cớ về nguồn gốc của vi khuẩn Covid-19,” một cựu nhân viên trong Tòa Bạch Ốc dưới thời của Tổng thống Clinton, Jamie Metzl đã nói với cô Markson.

“Trong những tuần lễ vô cùng quan trọng sau khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền Vũ Hàn đã làm mọi cách để bịt miệng những người tố cáo và tiêu hủy những chứng cớ có thể dùng để buộc tôi.”

What Really Happened in Wuhan by Sharri Markson is published by HarperCollins and is available in paperback, e-book and audio now.

The documentary What Really Happened In Wuhan featuring Sharri Markson’s exclusive interview with Donald Trump is available on demand on Foxtel.

Related posts