Triệu Hằng
Sự kiện hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor bị giam giữ ở Trung Quốc được trở về nước theo sau việc giám đốc điều hành Huawei Mạnh Vãn Chu được phóng thích, sau khi bà ký một thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thừa nhận hành vi sai trái để đổi lấy việc được trở về nhà. Và sự trở về của bà Mạnh đã được dàn dựng một cách kỹ lưỡng, theo nhận định của Nikkei.
Việc thiếu vắng thông tin bà đã ký tên thừa nhận hành vi sai trái trong vụ lừa đảo và việc trả tự do cho hai người Canada, đã cho phép ĐCSTQ củng cố câu chuyện thâm căn cố đế kể về một sự sỉ nhục quốc gia dưới bàn tay của một liên minh phương Tây do Mỹ đứng đầu quyết tâm ngăn chặn sự tái xuất của ĐCSTQ trên trường quốc tế.
Vậy, chúng ta học được gì từ câu chuyện này? Bài học lớn từ vụ việc bà Mạnh Vãn Châu là việc cách Bắc Kinh sử ngoại giao con tin có thể đạt được lợi ích quốc gia của mình ở các nước bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ với chi phí kinh tế tối thiểu.
Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng ngoại giao con tin và các hình thức ép buộc khác có thể đóng vai trò như một chất xúc tác để các nước tầm trung hợp tác với nhau và trở nên kiên cường và chủ động trước các cường quốc.
Về phía Canada, do làm việc với các quốc gia cùng chí hướng, Canada đã xây dựng một liên minh luôn đưa ra vấn đề ngoại giao con tin khi họ gặp các đối tác Trung Quốc.
Trung Quốc đã vô tình buộc các quốc gia như Canada, Australia, Nhật Bản và các quốc gia EU thực hiện các bước chủ động hơn để bảo vệ bản thân.
Đối với Canada và các đồng minh khác của Hoa Kỳ, bài học chính là họ sẽ cần phải điều chỉnh chính sách Trung Quốc của mình để không bị Bắc Kinh lợi dụng trong nỗ lực phá vỡ hệ thống liên minh của Hoa Kỳ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Ngoài ra còn có nhận thức rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bổ sung các hình phạt cụ thể và hữu hình đối với Trung Quốc hoặc các quốc gia khác tham gia vào các hoạt động ngoại giao và cưỡng bức con tin nghiêm trọng.
Canada và các cường quốc tầm trung khác sẽ cần phải ngày càng thận trọng hơn trong việc can dự với Bắc Kinh để đảm bảo rằng trong khi họ tiếp tục hưởng lợi từ sự phát triển của Trung Quốc, họ vẫn bảo vệ mình khỏi sự phơi nhiễm quá mức từ cách tiếp cận của ĐCSTQ.
Nhật Bản đưa ra một ví dụ quan trọng về cách tương tác với Trung Quốc từ một vị thế có sức mạnh toàn diện, trong đó Tokyo duy trì quan hệ đồng minh với Washington như nền tảng an ninh và hỗ trợ các sáng kiến mới như AUKUS và Bộ Tứ.
Đồng thời, Nhật Bản đang đầu tư vào chủ nghĩa đa phương thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật bản – EU và Sáng kiến Hướng dẫn và Kết nối Nhật Bản – EU, và thông qua các hiệp định thương mại đa phương như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
Cách tiếp cận của Nhật Bản vừa bao trùm vừa độc quyền, bởi cách tốt nhất để đối phó với Trung Quốc là từ thế mạnh đưa Nhật Bản vào một loạt khuôn khổ đa phương định hình các quy tắc của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, bên cạnh đó là các lợi ích quốc gia và thể chế khác được chia sẻ.
Thông qua việc tạo ra một khối quan trọng về kinh tế, thể chế và ngoại giao, Nhật Bản có vị thế tốt hơn và kiên cường hơn khi đối phó với sự ép buộc của Trung Quốc.
Mặc dù không phải là thuốc chữa bách bệnh khi muốn giảm thiểu thách thức và nắm bắt cơ hội do một Trung Quốc ngày càng quyết đoán mang lại, nhưng các cường quốc tầm trung khác nên nghiên cứu cách tiếp cận của Nhật Bản đối với Trung Quốc để giúp các nước chống chọi với ngoại giao con tin và các hình thức ép buộc khác của ĐCSTQ.