Samoa đã đúng khi hủy bỏ dự án cảng của Trung Quốc

Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema vẫy tay chào đám đông sau khi tuyên thệ nhậm chức tại Sân vận động Anh hùng ở Lusaka hôm 24/08/2021. (Ảnh: Salim Dawood/AFP qua Getty Images) Trung Quốc

Số nợ của Zambia đối với các chủ nợ Trung Quốc là hơn 6 tỷ USD vào cuối tháng Sáu, theo dữ liệu được chính phủ công bố hôm 07/10. Các hoạt động cho vay của Trung Cộng được gọi là “ngoại giao bẫy nợ”, vì chúng thường cung cấp cho các quốc gia đang phát triển các khoản vay không trả được cho các dự án cơ sở hạ tầng, khiến các dự án này phụ thuộc vào Trung Quốc.

Các số liệu được chính phủ mới được bầu gần đây của Zambia công bố, sau khi Sáng kiến ​​Nghiên cứu Phi Châu Trung Quốc (CARI) công bố một báo cáo (pdf) vào tháng trước ước tính khoản nợ của quốc gia này đối với các nhà cho vay Trung Quốc là 6.6 tỷ USD. Con số mới gần gấp đôi số tiền mà chính phủ trước đó đã tiết lộ.

Nợ của Zambia với các chủ nợ Trung Quốc lên tới hơn 40% tổng nợ ngoại quốc của quốc gia này, là 14.67 tỷ USD vào tháng Sáu, bao gồm cả nợ công khai có bảo lãnh và không có bảo lãnh.

Trung Cộng đã bị lên án vì các hoạt động cho vay săn mồi, được cho là nhằm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình bằng cách khuất phục các quốc gia thông qua khoản nợ mà họ không thể trả được.

Trung Quốc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước mới nổi bằng cách cung cấp cho họ những khoản vay rất lớn thông qua các ngân hàng quốc doanh. Nhiều quốc gia không có khả năng trả nợ, rơi vào “bẫy nợ”, buộc họ phải cấp tài sản chiến lược cho Trung Quốc về lâu dài, khiến chủ quyền của các quốc gia gặp rủi ro. Nhiều dự án trong số này, mặc dù không phải tất cả, đều thuộc Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, một chương trình do nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013.

Theo Hiệp hội Luật sư Quốc tế, khoản nợ của Zambia “bắt đầu vượt ngoài tầm kiểm soát” sau năm 2015, chủ yếu là do các khoản vay của Trung Quốc theo BRI .

Theo báo cáo của Hiệp hội Luật sư Quốc tế, vào năm 2019, công ty dịch vụ tài chính Moody’s đã cảnh báo rằng – trong trường hợp vỡ nợ – các quốc gia Phi Châu giàu tài nguyên thiên nhiên, như Zambia, có thể phải giao tài sản quan trọng trong các cuộc đàm phán lại cho các chủ nợ Trung Quốc. Các nguồn tài nguyên của Zambia bao gồm đồng, coban, bạc, uranium, ngọc lục bảo, than đá, và một số kim loại, khoáng sản bán quý giá và quý giá khác.

Vào tháng 11/2020, Zambia không trả được 42.5 triệu USD tiền lãi trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ Eurobond. Đây là quốc gia Phi Châu đầu tiên rơi vào tình trạng như vậy trong đại dịch virus Trung Cộng, khiến gánh nặng tài chính của đất nước này ngày càng trầm trọng.

Bộ tài chính Zambia đã nêu chi tiết khoản nợ ngoại quốc 6.18 tỷ USD của nước này đối với Trung Quốc. Vào tháng Sáu, chính phủ trung ương nợ các chủ nợ Trung Quốc 4.47 tỷ USD, các công ty nhà nước nợ 1.34 tỷ USD thông qua các cơ sở được chính phủ bảo lãnh, và công ty điện lực nhà nước Zesco nợ khoảng 14 triệu USD không được chính phủ bảo lãnh. 225.5 triệu USD còn lại là tiền nợ lãi.

Nợ không bền vững từ BRI 

Theo một nghiên cứu gần đây từ AidData, một phòng thí nghiệm tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu của William & Mary, việc Trung Cộng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các quốc gia tham gia.

Nghiên cứu của AidData cho thấy 42 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có mức nợ công đối với Trung Quốc vượt quá 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ. Tương tự như vậy, một báo cáo của Ngân hàng Trung ương cho biết 23% các quốc gia tham gia vào sáng kiến ​​cho biết nợ BRI đang khiến nợ ngoại quốc tăng lên mức không bền vững.

Theo ông Lawrence A. Franklin, trong một bài báo do Viện Gatestone xuất bản, mặc dù các dự án do BRI đưa ra và các chương trình cho vay khác của Trung Quốc được cho là sẽ thúc đẩy GDP của các quốc gia đủ để trả cho khoản nợ đã vay, nhưng lợi ích kinh tế của các dự án – chủ yếu ở các nước thuộc thế giới thứ ba – là đáng ngờ.

Ông Franklin nói: “Một vài trong số các gói song phương này dường như có mục đích giam cầm các quốc gia vốn đã nghèo khó trở thành một nước chư hầu kinh tế vĩnh viễn đối với Trung Quốc.”


Chánh Tín biên dịch

Related posts