Trung Quốc khan ngoại hối vì nợ nước ngoài kỷ lục, dự trữ ngoại hối ròng chỉ bằng 25% so với 2015

Trà Nguyễn

Trung Quốc khan ngoại hối vì nợ nước ngoài kỷ lục, dự trữ ngoại hối ròng chỉ bằng 25% so với 2015
Nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng 10 quý liên tiếp, đạt 2,7 nghìn tỷ USD, cao kỷ lục, khiến dự trữ ngoại hối ròng (dự trữ trừ đi nghĩa vụ trả nợ nước ngoài) chỉ bằng 25% so với năm 2015 (Ảnh: Getty Images)

Nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng 10 quý liên tiếp, đạt 2,7 nghìn tỷ USD, cao kỷ lục, khiến dự trữ ngoại hối ròng (dự trữ trừ đi nghĩa vụ trả nợ nước ngoài) chỉ bằng 25% so với năm 2015. Trong khi đó, nước này đang ồ ạt nhập khẩu lương thực, thực phẩm, nhiên liệu trước nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực và năng lượng, nợ nước ngoài tăng kỷ lục và dự trữ ngoại hối mỏng đi sẽ là thách thức lớn.

Trong 10 quý liên tiếp, nợ nước ngoài của Trung Quốc không ngừng gia tăng và hiện đạt con số kỷ lục 2,7 nghìn tỷ USD. Trong vòng 12 tháng tới, nợ đến hạn phải trả là 1,5 nghìn tỷ USD. Cộng thêm nhu cầu nhập khẩu lương thực và nhiên liệu tăng cao bất thường, dự báo dự trữ ngoại hối sẽ còn tiếp tục suy giảm. Thêm vào đó, các biện pháp đàn áp doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, khủng hoảng điện năng khiến dòng vốn nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp quay đầu rời khỏi Bắc Kinh, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng khó khăn trong việc hút vốn ngoại trên các sàn giao dịch chứng khoán New York và London. 

Bối cảnh như vậy khiến dự trữ ngoại hối ròng của Bắc Kinh trở thành mối đe dọa cho an ninh lương thực và năng lượng trong mùa đông khắc nghiệt này. 

Dự trữ ngoại hối ròng của Trung Quốc hiện chỉ còn 25% so với năm 2015

Sự bùng phát của virus Corona (COVID-19) vào năm ngoái đã cản trở tăng trưởng kinh tế. Việc ngừng sản xuất ở nhiều quốc gia đã dẫn đến sự sụt giảm sản lượng nguyên liệu thô công nghiệp. Bắt đầu từ quý III/2020, do kinh tế toàn cầu dần phục hồi nhưng chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến giá hàng hóa quốc tế đã tăng nhanh từ cuối năm ngoái, nguyên liệu hóa chất, than, quặng và kim loại màu tăng đặc biệt mạnh, có tác động đến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.

Vào ngày 30/9, dữ liệu do Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc công bố cho thấy tính đến cuối tháng 6, số dư nợ nước ngoài toàn diện của Trung Quốc là 2.679,8 tỷ USD, cao kỷ lục và đã tăng trong 10 quý liên tiếp. Tiền giấy NDT của Trung Quốc và USD của Mỹ chụp hôm 10/02/2020. (Ảnh: Dado Ruvic / Hình minh họa / Reuters)

Dưới góc độ cơ cấu nợ nước ngoài đến hạn thanh toán, nợ nước ngoài trung dài hạn chiếm 44%, nợ nước ngoài ngắn hạn (tức là đến hạn thanh toán trong 12 tháng tới) chiếm 56%. Cơ cấu nợ ngắn hạn cao như vậy khá là mất cân đối và có thể đe doạ căng thẳng thanh khoản ngoại hối trong ngắn hạn. 

Theo các thông số trên, Trung Quốc sẽ phải trả 1,5 nghìn tỷ USD nợ nước ngoài trong 12 tháng tới.

Đầu tháng 10, Reuters đưa tin, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc suy giảm liên tiếp kể từ tháng 4/2021 và hiện ở mức 3.201 tỷ USD, thấp hơn so với kỳ vọng của các nhà kinh tế của Reuters là 3.225 nghìn tỷ USD. Kể từ tháng 3/2021 – 9/2021, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 31.5 tỷ USD. 

Cuối năm 2015, dự trữ ngoại hối ròng (số dư dự trữ ngoại hối trừ đi số dư nợ nước ngoài) còn 2 nghìn tỷ USD, đến đầu năm 2020 đã giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ USD. Vào cuối quý đầu tiên của năm 2021, con số này chỉ còn 700 tỷ USD, và bây giờ nó chỉ là 500 tỷ USD.

Trung Quốc có thể đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng khi dự trữ ngoại hối ròng lao dốc? 

Dự trữ ngoại hối ngày một suy giảm và tiệm cận dần với khối nợ nước ngoài, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn trong việc ổn định an ninh lương thực và năng lượng. 

Trung Quốc có nhiều than non, vốn không phù hợp với nhiệt điện. Than non là loại than có giá trị thấp nhất về nhiệt, giàu độ ẩm và không thích hợp cho việc vận chuyển đường dài. Đông Nội Mông chiếm gần 70% trong tổng số 300 tỷ tấn than non dự trữ của Trung Quốc. Than non là một loại than kém phát triển ở trạng thái giữa than non-bitum và than bùn. Than non là nhiên liệu hóa thạch có lượng khí thải carbon dioxide cao nhất.

Trên thực tế, than của Úc có chất lượng rất cao, ít tro, ít lưu huỳnh, và nhiệt lượng cao, vô cùng phù hợp với nhiệt điện. Kể từ khi Trung Quốc sử dụng các biện pháp thương mại để trả đũa Úc và ban hành lệnh cấm nhập khẩu than, số lượng than nhập khẩu chất lượng cao từ Úc vào Trung Quốc gần như bằng không. Hiện tại, nhập khẩu than của Trung Quốc chủ yếu từ Indonesia, tuy nhiên Indonesia hiện đang thắt chặt xuất khẩu than, dự kiến ​​xuất khẩu than của Indonesia sẽ giảm trong 3 tháng tới.

Trung Quốc không dễ dàng thay thế than có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp vì thiết kế kỹ thuật tại các nhà máy nhiệt than không cho phép. Theo ý kiến chuyên gia, than có chất lượng cao có giá trị nhiệt 7000 kcal, có thể tạo ra 1kWh (kW/h) trên 304 gam. Nhiệt trị (giá trị về nhiệt) của than càng thấp thì số lượng than cần tiêu tốn càng nhiều. Nhưng không chỉ vậy, thiết bị của nhiều nhà máy điện có yêu cầu phù hợp với chủng loại than, nếu không đúng chủng loại than, thiết bị sẽ bị hư hỏng. Không chỉ các nhà máy điện có yêu cầu về thiết bị và loại than phù hợp mà các nhà máy khí hóa trong các dự án hóa chất than cũng có yêu cầu về việc phù hợp với loại than.

Điều này nói lên rằng, than chất lượng thấp tại Trung Quốc và thậm chí từ Việt Nam cũng không còn phù hợp với các nhà máy nhiệt điện than ở Trung Quốc nữa. Trung Quốc buộc phải nhập than chất lượng cao nếu muốn đảm bảo an ninh năng lượng. Bởi lý do kỹ thuật và công nghệ, Trung Quốc cần một lượng lớn ngoại tệ nhập khẩu nguyên, nhiên liệu, khí đốt. Đặc biệt là, khi thời tiết ngày càng trở nên lạnh hơn, không chỉ nhu cầu về than tăng lên mà nhu cầu về lượng khí tự nhiên rất lớn trong các ứng dụng hóa học và dân dụng

Bloomberg đưa tin, vào ngày 1/10/2021, những người quen thuộc với vấn đề này tiết lộ rằng Phó Thủ tướng Hàn Chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ra lệnh cho các công ty năng lượng quốc doanh lớn nhất, bao gồm cả các công ty trong ngành than, điện, và dầu khí phải tăng cường tối đa năng suất, bất chấp chi phí, để đảm bảo nguồn cung trong mùa đông này. Giá lương thực thế giới tháng 9 tăng tháng thứ tư liên tiếp. (Ảnh: pixnio)

Doanh nghiệp nhà nước cấp trung ương United Petrochemical cho biết họ có kế hoạch nhập khẩu 13,3 tỷ mét khối LNG (khí đốt tự nhiên hóa lỏng) trong mùa đông này, cao hơn khoảng 9% so với lượng nhập khẩu của mùa đông năm ngoái và sẽ đẩy nhanh việc tăng tồn kho khí đốt tự nhiên vào cuối tháng 10.

Các doanh nghiệp trung ương khác, bao gồm Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, cũng đang đưa ra các yêu cầu trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn không có đủ khí đốt tự nhiên để tồn tại qua mùa đông, vì giá khí đốt tự nhiên quốc tế hiện tại cao gấp đôi giá trong nước, các công ty khí đốt ở các thành phố khác nhau phải đối mặt với khoản lỗ lớn khi bán khí đốt tự nhiên cho người tiêu dùng trong nước. Và người dân đang phải trả mức chi phí đắt đỏ ‘để sống’. Nếu không thể sưởi ấm và nấu chín thức ăn, người dân chắc chắn sẽ bị chết đói và chết cóng.

Giá LNG giao ngay quốc tế mới nhất đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong lịch sử là 34,47 USD / triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm ngoái, gây nhiều áp lực lên dự trữ ngoại hối.

Không đủ ngoại hối và dự trữ ngoại hối của Hong Kong là cứu cánh

Trung Quốc cần hơn 2 nghìn tỷ USD để nhập khẩu hàng năm, nhưng số dư nợ nước ngoài ngắn hạn phải trả trong vòng một năm lên tới 1,5 nghìn tỷ USD, và dự trữ ngoại hối thực sự không đủ. Nếu xuất khẩu có vấn đề, ví dụ như kim ngạch xuất khẩu sụt giảm, hoặc bị nợ đọng… khiến nguồn ngoại hối từ xuất khẩu suy giảm thì dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái căng thẳng.  Người biểu tình giơ tấm bảng “Hong Kong nguy hiểm” trong cuộc biểu tình hôm 12/8/2019 ở Hong Kong. (Ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)

Hiện tại, tốc độ đầu tư vốn quốc tế vào Trung Quốc đang chậm lại, dự trữ ngoại hối đang chịu áp lực lớn, Trung Quốc có nhiều mặt hàng phải nhập khẩu từ nước ngoài như động cơ hàng không, chip, công nghệ được cấp bằng sáng chế, v.v. ., và thậm chí một số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp, chẳng hạn như ngô, đậu nành. và gạo, v.v. Hơn nữa, ĐCSTQ đã cố gắng ngăn chặn và trì hoãn việc rút tiền của các công ty nước ngoài ra khỏi Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng không thể tùy ý bán trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ mà họ đang nắm giữ, vì điều đó sẽ gây thiệt hại cho chính Trung Quốc. 

Dự trữ ngoại hối không đủ cũng là một lý do quan trọng khiến ĐCSTQ đề xuất tăng trưởng dựa vào lưu thông kép, tức là tăng trưởng dựa cả vào xuất khẩu và tiêu dùng trong nước song song với chiến lược tiết kiệm và bảo tồn lương thực trong nước. Tất cả đều là để ngăn chặn tình trạng gia tăng căng thẳng ngoại hối. 

Trên thực tế, dự trữ ngoại hối của Hong Kong sẽ là sợi dây cứu mạng cuối cùng nếu xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm.

Cơ quan Tiền tệ Hong Kong ngày 7/7 thông báo tài sản dự trữ ngoại hối chính thức của Hong Kong vào cuối tháng 6/2021 là 491,6 tỷ USD.

Vào năm 2019, có tin đồn rằng dự trữ ngoại hối của Hong Kong được chính quyền trung ương điều động. Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã phủ nhận tin tức này ngay sau đó. Tuy nhiên, hiện tại, phiên bản Luật An ninh Quốc gia đang được thực thi tại Hong Kong trong bối cảnh các lãnh đạo của đặc khu này đều là các chính trị gia yêu ĐCSTQ, nếu Trung ương ĐCSTQ kêu gọi Hồng Kông giao nộp dự trữ ngoại hối, ai sẽ dám nói “không”? 

Trà Nguyễn

Theo Secret China

Related posts