Cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Thanh Sơn
Cố nhạc sĩ Thanh Sơn được người mến mộ biết đến là một nhạc sĩ иổi tiếng với những ca khúc viết về tình cảm tuổi học trò, đặc biệt là viết về mùa hè với những nhạc khúc như: Nỗi buồn hoa phượng, Hạ buồn, Phượng buồn, Ba tháng tạ từ, Lưu bút ngày xanh,… hay những nhạc phẩm thuộc chủ đề khác cũng иổi tiếng không kém như: Nhật ký đời tôi, Màu hoa anh đào, Hành trình trên đất phù sa, Hình bóng quê nhà… Những sáng tác của ông đã trở thành bất hủ và vẫn được mọi người yêu thích cho đến ngày nay.
Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện, ông sinh năm 1938 (có tài liệu ghi là 1940) tại Sóc Trăng. Thanh Sơn được sinh ra trong một gia đình có 12 người con, ông là người con thứ mười.
Với niềm đam mê âm nhạc từ bé, nên lên tiểu học ông đã theo học nhạc với thầy Võ Đức Phấn là em ruột của nhạc sĩ Võ Đức Thu. Năm 1955, không may thầy Phấn qua đời, Thanh Sơn lên Sài Gòn làm thuê nhưng với niềm đam mê âm nhạc ông không từ bỏ, ông quyết tâm theo học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi mộng ước trở thành ca sĩ.
Năm 1959, Thanh Sơn đăиg ký tham dự cuộc tuyển chọn ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn. Lúc này ông trình bày nhạc phẩm “Chiều Tàn” của nhạc sĩ Lam Phương và đã đạt giải nhất trong cuộc thi, đứng trước cả những thí sinh sau này đều trở thành những ca sĩ иổi tiếng như: Phương Dung, Chế Linh, Nhật Thiên Lan,…. Ban giám khảo trong cuộc thi đó là những người có tên tuổi như: Võ Đức Thu, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Nghiêm Phú Phi. Sau khi đoạt giải nhất, Thanh Sơn được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.
Sau một thời gian đi hát, dần dần tên tuổi của Thanh Sơn được biết đến qua những chương trình ca nhạc иổi tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn, ông được vào đoàn Văи nghệ Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vào năm 1960, sau đó ông tham gia hát ở vũ trường Maxim’s và được tham gia đi lưu diễn ở một số quốc gia như: Lào, Kăm-Pu-Chia, Singapore, Malaysia, Indonesia…
Trong thời gian hoạt động trong Đoàn Văn nghệ Việt Nam, Thanh Sơn may mắn quen biết và được học hỏi nhiều từ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nên ông nung náu ý định lấn sang lĩnh vực sáng tác. Thanh Sơn được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ chỉ dẫn, đồng thời ông mày mò đọc thêm cuốn sách “Để sáng tác một ca khúc” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và một cuốn sách khác của Pháp được dịch ra tiếng Việt. Ngoài ra, ông còn may mắn được học hỏi thêm nhiều từ những nhạc sĩ иổi danh khác như: Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Nghiêm Phú Phi, Văи Phụng,…
Ca khúc đầu tay được Thanh Sơn sáng tác là “Tình học sinh”, viết vào năm 1960, tuy nhiên ca khúc này chưa được mọi người chú ý đến. Ngay sau đó ông viết tiếp ca khúc “Lưu bút ngày xanh” thì nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người. Sau đó, Thanh Sơn liên tiếp cho ra đời nhiều nhạc phẩm иổi tiếng khác như: Mùa Hoa Anh Đào, Nỗi Buồn Hoa Phượng, Nhật Ký Đời Tôi, Thương Về Cố Đô, Trả Lại Thời Gian, Những Vùng Đất Mang Tên Anh… Những nhạc phẩm của ông đều được in thành nhạc rời bởi các nhà xuất bản như: Minh Phát, Diên Hồng, Tinh Hoa Miền Nam… Tên tuổi của Thanh Sơn từ một ca sĩ triển vọng trở thành một nhạc sĩ vô cùng иổi tiếng. Cũng kể từ đó ông bỏ hẳn nghề ca sĩ và chuyên tâm vào việc sáng tác.
Trong đó ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” là sáng tác mà Thanh Sơn tâm đắc nhất, đặc biệt là qua giọng hát của nữ ca sĩ Thanh Tuyền. “Nỗi Buồn Hoa Phượng” cũng trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong kho tàng âm nhạc Việt Nam viết về mùa hè.
Năm 1965, Thanh Sơn gia nhập quân đội và phục vụ trong binh chủng Quân Vận, sau đó ông được chuyển về Tổng Tham Mưu và vẫn tiếp tục côɴԍ việc sáng tác. Trong thời gian này, Thanh Sơn đã cho ra đời nhiều ca khúc иổi tiếng viết về đề tài người Lính, nhất là ca khúc “Mười Năm Tái Ngộ” rất được mọi người yêu thích qua tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Thanh Sơn ngừng sáng tác một thời gian. Sau đó, ông sáng tác lại và chuyển sang chủ đề quê hương, những nhạc phẩm sáng tác sau năm 1975 của Thanh Sơn cũng được khán thính giả đón nhận nồng nhiệt cả trong và ngoài nước như ca khúc : Gợi Nhớ Quê Hương, Hình Bóng Quê Nhà, Hương Tóc Mạ Non, Hành Trình Trên Đất Phù Sa, Bạc Liêu Hoài Cổ,… được biết ca khúc “Hương Tóc Mạ Non” được Thanh Sơn viết tặng cho vợ – vợ ông tên là Hương.
Những sáng tác về chủ đề quê hương của nhạc sĩ Thanh Sơn đa số đều lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc của các tỉnh miền Tây mà ông từng đi qua: Cần Thơ, Sóc Trăиg, Châu Đốc, Hà Tiên, Bạc Liêu, Cà Mau… từ đó cho ra đời nhiều nhạc phẩm có giá trị như: Áo Mới Cà Mau, Công Tử Bạc Liêu, Chiều Mưa Xứ Dừa,… Tuy Thanh Sơn đã viết nhạc cho hầu hết các địa danh ở miền Nam, riêng Tiền Giang ông chưa viết vì theo ông chia sẻ thì: “Chưa viết được vì hai chữ Tiền Giang đưa vào nhạc khó quá. Tôi sẽ cố gắng tìm cho ra cái tứ để ca ngợi mảnh đất Tiền Giang trong thời gian tới”.
Ngoài nhạc về miền Nam, Thanh Sơn còn có một số ca khúc ca ngợi các vùng miền khác như bài: Non Nước Hữu Tình, Trở Lại Thành Phố Sương Mù, Thương Về Cố Đô, Đôi Lời Gửi Huế, Quê Hương 3 Miền,…
Từ năm 2000, Thanh Sơn bắt đầu phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm băng nhạc Rạng Đông. Năm 2006, Thanh Sơn được vinh danh trong chương trình Paris By Night 83 – Những Khúc Hát Ân Tình cùng với hai nhạc sĩ khác là Xuân Tiên và Nguyễn Ánh 9 do trung tâm Thúy Nga thực hiện. Năm 2007, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đêm nhạc mang tên ông để kỷ niệm Thanh Sơn 69 tuổi.
Năm 2011, Thanh Sơn bị tại biến mạch мáυ não khi đang cùng trung tâm Thúy Nga thực hiện cuốn Paris By Night 103 – Tình sử trong âm nhạc Việt Nam. Sau một thời gian điều trị, ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 2012 tại Thành Phố Hồ Chí Minh vì tuổi già. Ngày 9 tháng 4 linh cửu của ông được an táng tại Hoa viên nghĩa trang Bình Dương. Sự ra đi của vị cố nhạc sĩ tài hoa đã để lại vô vàn niềm tiếc nuối cho bạn bè thân quyến cùng nhiều người mến mộ tài năng của ông.
Tuy cố nhạc sĩ Thanh Sơn đã ra đi mãi mãi nhưng những nhạc phẩm mà ông đã để lại cho đời có giá trị vô cùng to lớn. Những ca khúc bất hủ vượt thời gian, sẽ mãi trường tồn trong lòng người mến mộ.
NGUỒN: – Thời Xưa