Kha Đạt
Vào tháng 9/2014, tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiết lộ rằng 1,18 triệu gia đình quan chức đã định cư ở nước ngoài. Theo số liệu của Viện Kiểm sát thành phố Bắc Kinh, trong 30 năm, có khoảng 4.000 quan chức bị phát hiện tham nhũng, tính bình quân mỗi người đã bòn rút khoảng 100 triệu nhân dân tệ (hơn 15.7 triệu USD).
Năm 2011, trang web của Ngân hàng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố một báo cáo cho biết kể từ giữa những năm 1990, tổng số đảng viên trốn thoát và mất tích vào khoảng 18.000. Những người này mang theo khoảng 800 tỷ nhân dân tệ tiền công quỹ.
Hoa Kỳ là lựa chọn đầu tiên của các quan chức tham nhũng Trung Quốc. Một báo cáo của Đài Á Châu Tự Do năm 2011 tiết lộ: Thống kê của chính phủ Hoa Kỳ cho thấy 74,5% con trai của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (bao gồm cả những người đã nghỉ hưu) có thẻ xanh hoặc quốc tịch Hoa Kỳ, và 91% cháu của họ có tư cách công dân Hoa Kỳ trở lên.
Ví dụ: Cháu trai của cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) là Jiang Zhicheng có quốc tịch Mỹ. Con trai của Trần Vân (Chen Yun), cựu Phó Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ, là Chen Yuan có quốc tịch Mỹ. Con gái của tướng Liu Huaqing là Liu Chaoying, con gái của cựu Phát ngôn viên Hội đồng nhà nước Yuan Mu là Zhang Jianguo, cháu gái Wu Guanzheng của cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, và con trai của tướng Zhang Wannian đều đã định cư tại Mỹ. Zeng Wei, con trai của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Zeng Qinghong, định cư ở Úc. Bo Guagua, con trai của Bạc Hy Lai (Bo Xilai), cựu ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trùng Khánh, đã là công dân Canada từ lâu.
Theo một báo cáo trên tạp chí “Dong Xiang” của Hồng Kông, vào tháng 5/2012, ĐCSTQ đã mở một cuộc điều tra nội bộ phát hiện hơn 90% thành viên gia đình của các ủy viên Trung ương khóa 17 đã di cư ra nước ngoài, trong đó di cư tới Hoa Kỳ nhiều nhất.
Thống kê cho thấy, trong Ban Chấp hành Trung ương khóa 17 (204 thành viên và 172), có 187 ủy viên có người thân đi nước ngoài; 142 ủy viên dự khuyết có người thân đi nước ngoài; 113 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương có người thân di cư ra nước ngoài.
Tạp chí “Dong Xiang” tiết lộ rằng trong “Hai kỳ họp” (lưỡng hội – Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân) vào năm 2013, có 179 đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền cư trú nước ngoài, hộ chiếu nước ngoài và quốc tịch nước ngoài, chiếm 6% số đại biểu. Trong khi đó con số này ở Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân là gần 450 người, chiếm 20% số đại biểu.
Báo cáo của Dong Xiang nói rằng, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc năm 2013 bị chế giễu là “hội nghị quốc tế”; trong khi Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân bị chế giễu là “câu lạc bộ của người nước ngoài”.