Ban Mai
Cuộc biểu tình lớn nhất trong 30 năm của người dân Kazakhstan nổ ra cách đây ít ngày được cho là có nguyên nhân từ giá nhiên liệu tăng cao khiến cuộc sống người dân khó khăn. Mối quan hệ lệ thuộc Bắc Kinh của chính phủ Kazakhstan được cho là nguyên nhân chính kéo theo giá nhiên liệu tăng cao ở quốc gia Trung Á này.
Vào năm 1991, Kazakhstan tách khỏi Liên Xô. Một năm sau, chính phủ Kazakhstan thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Trung Quốc. Mối quan hệ giữa hai lực lượng này khá mật thiết khi cựu Tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev, được xem là một nhà độc tài và có khuynh hướng thiên tả rõ rệt. Nazarbayev liên tục cầm quyền trong 30 năm trước khi chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm Tokayev, một chính trị gia cũng được cho là có thiên hướng thân Bắc Kinh.
“Vành đai và Con đường” được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vạch ra lộ trình khởi phát hướng về phía Tây Bắc, và Kazakhstan là điểm đến đầu tiên của sáng kiến này. ĐCSTQ đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng của Kazakhstan, bên cạnh các dự án đầu tư vào đường ống dẫn dầu và khí đốt.
Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Trung Quốc -Trung Á nguyên ban đầu là đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Trung Quốc-Kazakhstan, sau đó được mở rộng sang các nước khác. Một số chuyên gia phương Tây gọi là Kazakhstan là khóa thắt lưng trên “Vành đai và Con đường”.
Sáng kiến “Vành đai và con đường” bị giới chuyên gia ví là cái bấy nợ khổng lồ được ĐCSTQ răng ra tại các nước mà dự án này đi qua. Tuy nhiên, chính phủ Kazakhstan vẫn tiếp nhận rất nhiều dự án đầu tư từ sáng kiến này.
Creaders cho hay, chính phủ Kazakhstan ủng hộ hết mình cho sáng kiến ”Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Kazakhstan.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Trung Quốc, chính quyền hiện tại của Kazakhstan đã kéo dài thời gian thuê đất từ 10 năm lên 25 năm. Quyết định được nhà cầm quyền Kazakhstan đưa ra bất chấp việc Các công ty Trung Quốc không chỉ gây ô nhiễm môi trường sông ngòi trong khu vực khai thác mà còn gây nguy hiểm cho ngành chăn nuôi gia súc nguyên thủy của Kazakhstan.
Theo Creaders, nguyên nhân chính làm tăng giá dầu và khí đốt tự nhiên ở Kazakhstan nằm ở chỗ, chính phủ Kazakhstan đã phải gánh rất nhiều nợ từ sáng kiến ”Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ. Để trả nợ, chính phủ Kazakhstan phải bán một nửa số công ty dầu khí lớn nhất của đất nước ở Mangenshtau cho Trung Quốc với giá 10 tỷ đô la. Vì vậy về cơ bản, giá khí đốt tự nhiên hoặc dầu mỏ ở Kazakhstan do Trung Quốc kiểm soát. Chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với nền kinh tế trượt dốc nên họ đã tăng giá dầu khí với hy vọng thu được nhiều lợi nhuận hơn từ Kazakhstan.