Huyền Anh
Philippines đã ký một thỏa thuận mua 3 khẩu đội tên lửa BrahMos do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ và viện NPO Mashinostroyeniya của Nga hợp tác phát triển để bảo vệ vùng biển của mình. Phát ngôn viên Các lực lượng vũ trang Philippines Ramon Zagala tuyên bố, thỏa thuận là một phần của kế hoạch phòng thủ lãnh thổ của Manila.
Bộ Quốc phòng nước này cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu (28/1), Philippines đã chính thức ký hợp đồng trị giá 18,9 tỷ peso (375 triệu USD) với Ấn Độ để mua tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos.
Tên lửa BrahMos do Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ và Doanh nghiệp Nhà nước liên bang NPO Mashinostroyenia (NPOM) của Nga cùng phát triển.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos có chiều dài 8 mét (26 feet) và mang đầu đạn thông thường nặng khoảng 200 kilôgam (440 lbs). Nó có tầm bắn 290 km (180 dặm) và có thể bay với tốc độ 2,8 Mach (970 mét/giây), tức gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh. BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh có khả năng phóng từ tàu ngầm, tàu thủy, máy bay chiến đấu và từ đất liền. Tên lửa được tích hợp công nghệ tàng hình và hệ thống dẫn đường tiên tiến. Phiên bản tên lửa BrahMos bán cho Philippines là loại phóng từ trên bờ. Một tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos được trưng bày tại Triển lãm Phòng thủ Hàng hải Quốc tế ở Saint Petersburg vào ngày 28/6/2017. (Ảnh Getty Images)
Hệ thống BrahMos đã được quân đội Ấn Độ triển khai tại các khu vực trọng yếu trên cả nước. Phiên bản trên biển mới nhất của tên lửa BrahMos có tầm bắn từ 350 – 400km, dự kiến sẽ được triển khai trên tàu ngầm của Ấn Độ và bán cho các nước khác.
Hợp đồng, theo đó ba khẩu đội tên lửa chống hạm đối bờ sẽ được chuyển giao cho Philippines, được ký kết bởi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana và Tổng giám đốc Atul Dinkar Rane của Brahmos Aerospace.
Đại sứ Ấn Độ tại Philippines, Shambu Kumaran, cũng có mặt trong lễ ký kết tại Manila.
Thỏa thuận có trị giá gần 375 triệu USD, đánh giá đợt xuất khẩu quốc phòng quan trọng đầu tiên của Ấn Độ. Tuyên bố nhấn mạnh: “Hợp đồng này là một bước tiến quan trọng trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu quốc phòng có trách nhiệm của chính phủ Ấn Độ”.
Quyết định của Philippines về việc nhập khẩu tên lửa Brahmos của Ấn Độ, một loại tên lửa chống hạm đối bờ, được công bố vào ngày 14/1. Ông Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết, Thủy quân lục chiến Philippines sẽ vận hành hệ thống vũ khí tối tân này. Đồng thời, Ấn Độ sẽ đào tạo các nhà khai thác và đội ngũ bảo trì cũng như hỗ trợ hậu cần.
Theo đó, Philippines có thể sử dụng hệ thống tên lửa mới để ngăn chặn các tàu nước ngoài xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong phạm vi 370 km. Trong những năm gần đây, Philippines nhiều lần cáo buộc Trung Quốc vi phạm EEZ của mình bằng cách điều hàng trăm tàu “dân quân biển” vào lãnh hải nước này.
Việc Manila mua tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos được coi là một biện pháp củng cố khả năng quân sự của nước này trong việc bảo vệ các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền 90% vùng biển dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn”.
Chính phủ Philippines trước đó đã đệ đơn phản đối ngoại giao và các hành động gây rối liên tục của Trung Quốc đối với chính quyền nước này khi đang tuần tra trên vùng biển tranh chấp, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh rằng một tàu công được bảo vệ theo hiệp ước phòng thủ chung giữa Philippines và Mỹ.
Ông Lorenzana tuyên bố rằng, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos sẽ hỗ trợ Philippines “răn đe chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng tôi, đặc biệt là ở Biển Tây Philippines”.
“Trang bị cho hải quân của chúng tôi vũ khí tối tân này là rất cấp thiết để Philippines có thể tiếp tục bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình”, ông Lorenzana cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ trước đó đã phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos từ tàu khu trục mang tên lửa tàng hình INS Visakhapatnam mới của nước này, nói rằng tên lửa này “đánh chính xác tàu mục tiêu được chỉ định”.
Người phát ngôn của Hải quân Ấn Độ cho biết trên Twitter, vụ phóng thử thành công “xác nhận năng lực mới” của Hải quân về cảm ứng tên lửa BrahMos và “chứng nhận độ chính xác cao của hệ thống chiến đấu và tổ hợp vũ khí của con tàu”.