Mộc Lan
Khi Giang Trạch Dân là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, các vụ bê bối háo sắc dâm loạn và tham nhũng hủ bại liên tục xảy ra. Dưới ảnh hưởng của ông ta, các tướng lĩnh quân đội cũng tấp nập noi theo. Vương Thủ Nghiệp, cựu Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, là một trong số đó.
Xin chào quý khán giả và chào mừng các bạn đến với chuyên mục “Trăm Năm Chân Tướng“. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về cựu Phó tư lệnh Hải quân Vương Thủ Nghiệp, người vì háo sắc mà bị nhân tình tố cáo, kết quả bị kết án tù chung thân.
Thương lượng không thành, Vương uy hiếp tính mạng nhân tình
Vương Thủ Nghiệp sinh năm 1943, quê ở huyện Diệp, tỉnh Hà Nam. Năm 1967, ông ta tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Xây dựng của Đại học Thiên Tân, sau đó gia nhập quân đội. Kể từ tháng 9/1989, ông ta liên tiếp giữ chức vụ Cục trưởng Cục Doanh trại thuộc Cục Cơ sở hạ tầng và Doanh trại thuộc Tổng cục Hậu cần Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, Phó cục trưởng, rồi Cục trưởng Cục Cơ sở hạ tầng và Doanh trại.
Nhưng chỉ 4 năm sau, ngày 23/12/2005, Vương Thủ Nghiệp bị bắt tại trụ sở hải quân, sau đó bị khai trừ đảng tịch, quân tịch, đồng thời tước quân hàm trung tướng. Vào ngày 10/4/2006, tòa án quân sự đã kết án tử hình ông ta với bản án về tội tham ô và biển thủ 160 triệu nhân dân tệ công quỹ. Vào ngày 14/12 cùng năm, Tòa án Tối cao tuyên giảm bản án của ông ta xuống tù chung thân.
Thiếu tướng ĐCSTQ Trương Kim Xương đã tiết lộ trong một bài báo trên tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” số đầu tiên vào năm 2015 rằng, báo cáo chính thức của ĐCSTQ nói rằng Vương Thủ Nghiệp coi việc ngoạn lộng với phụ nữ là “hưởng thụ tinh thần” tối đại của mình. Ông ta đi học tập ở trường nước ngoài 40 ngày, còn rủ tình nhân đi cùng ông ta 7 ngày. Mỗi lần đi công tác ở đâu đó, ông ta đều chơi gái, đặc biệt là tìm “gái trẻ bán dâm” (trinh nữ).
Theo Tạp chí Phượng Hoàng, Vương Thủ Nghiệp đã chi hơn 12 triệu nhân dân tệ để bao dưỡng 5 tình nhân từ Đoàn nghệ thuật Quân khu Nam Kinh, Đoàn nghệ thuật Tổng cục Chính trị, Đoàn nghệ thuật Quân khu Bắc Kinh, Đảng ủy Học viện Quân sự Lục quân, và Văn phòng của Tổng cục Hậu cần.
Năm 2006, tạp chí “Kiểm sát phong vân” số 21 đưa tin Vương Thủ Nghiệp đã có nhiều nhân tình nổi tiếng, trong đó người lâu nhất là Tưởng. Tưởng vốn là diễn viên trong đoàn văn hóa nghệ thuật của một quân khu lớn nào đó, sau khi bị Vương Thủ Nghiệp gạ gẫm, hai người này đã xoắn vào nhau. Với địa vị uy quyền của Vương, Tưởng được điều chuyển đến Bắc Kinh, nơi cô ta được bao dưỡng hoàn toàn, và sinh ra một đứa con trai khiến Vương vô cùng cao hứng.
Năm 2001, sau khi Vương Thủ Nghiệp được thăng chức Phó Tư lệnh Hải quân, Tưởng đã đề xuất muốn kết hôn với ông ta. Nhưng Vương cuối cùng không đồng ý. Vì vậy, Tưởng đề nghị chia tay. Vương cũng đồng ý chia tay, nhưng điều ông ta xem trọng nhất là cậu con trai do Tưởng sinh ra, đề nghị giao con cho ông ta nuôi dưỡng. Tưởng nói rằng mình có thể chuyển quyền giám hộ con trai, nhưng ông ta phải đưa cho cô 5 triệu nhân dân tệ vì thanh xuân đã mất. Vương không đồng ý, cả hai đã thương lượng ngã giá trong vài năm, nhưng vẫn chưa thương lượng được “giao dịch”.
Vì vậy, Tưởng quyết định báo cáo về Vương Thủ Nghiệp với lãnh đạo Quân ủy Trung ương. Ban đầu Vương dùng lời lẽ uy hiếp Tưởng, nhưng không ngờ cô ta không chỉ từng bước từng bước thúc ép, mà còn ra tay hành động, cuối cùng mối tư tình giấu kín nhiều năm cũng bị bại lộ.
Thiếu tướng Trương Kim Xương đặc biệt đề cập rằng, Tưởng cũng đã tìm tới đích thân ông và giải thích một số chi tiết về mối quan hệ “lúc đầu xoắn xuýt cuối cùng vứt bỏ” của Vương. Ví dụ, Vương đã lừa dối Tưởng rằng, quan hệ với vợ không tốt, chuẩn bị ly hôn, ly hôn rồi nhất định sẽ cưới cô ta. Lúc đó, Tưởng đã tin là thật, hai người đã ở bên nhau 6, 7 năm. Sau đó, cô cho rằng tuổi mình đã dần già đi, không thể đợi thêm nữa, liền giục Vương nhanh chóng ly hôn, nhưng Vương luôn nói bận công tác nên không quyết định được.
Hơn nữa, khi Vương bắt đầu qua lại với cô, thường có phụ nữ gọi điện thoại đến và hẹn hò với Vương, thời gian dài, cô phát hiện Vương còn có nhiều phụ nữ bên ngoài. Sau đó, cả hai phát triển thành những cuộc cãi vã thường xuyên. Vương cũng đánh đập cô, và thậm chí sử dụng cả xã hội đen để uy hiếp sự an toàn tính mệnh của cô và gia đình.
Sau đó, Tưởng đã viết thư tố cáo gửi từng thành viên trong Ban Thường vụ Đảng ủy Hải quân, cục trưởng Cục An ninh Hải quân và Cục Kiểm tra kỷ luật, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân ủy Trung ương, cục trưởng của Tổng cục Kiểm tra Kỷ luật Chính trị, và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Những bức thư này đã được lưu hành rộng rãi trong Bộ Tư lệnh Hải quân, Tổng cục Chính trị, Quân ủy Trung ương, v.v. Cả hai án tham ô hủ bại của Vương Thủ Nghiệp được đưa ra ánh sáng cũng liên quan trực tiếp đến lời cáo trạng của Tưởng rằng “cá chết, lưới tan”.
“Tôi sao có thể đồng tình!”
Sau ngày 1/10/2005, tổ công tác của Tổng cục Kiểm tra Kỷ luật Chính trị đã thực thi các biện pháp “song quy” (lưỡng quy) đối với Vương Thủ Nghiệp, đó là “vào thời gian quy định và tại địa điểm quy định” để điều tra các vấn đề của ông ta, thực tế chính là “cách ly thẩm tra”.
Thiếu tướng Trương Kim Xương viết: “Theo các nguồn tin đáng tin cậy, Vương sau khi bị ‘lưỡng quy’, đã nhanh chóng làm ‘xúc động’ dây thần kinh của một số nhân vật cấp trên. Có người đã dùng mối quan hệ của các nhân vật lớn để gọi điện cho lãnh đạo trung ương (nói): ‘Vấn đề của Vương Thủ Nghiệp chủ yếu là vấn đề phong cách sinh hoạt, ông ấy sắp đến tuổi rồi, hãy để ông ấy nghỉ hưu sớm.’” Những hoạt động hậu trường này thực sự phát huy tác dụng, chỉ vài ngày sau, Vương Thủ Nghiệp đã bị đá bật.
Nhưng mà, ông ta sau khi ra đi, không những không biết điều, không phản tỉnh, không kiềm chế, “trái lại còn điên cuồng vu oan miệt thị tổ kiểm tra là sai lầm. Ông ta bị bật đến ngày thứ hai, liền đến sân doanh trại của Tổng bộ Hậu cần để “thị uy”, hễ gặp bộ phận phòng ban nào, gặp người liền bắt tay, thần khí đầy đủ, biểu đạt bản thân không có vấn đề gì. Trong hội nghị công trình toàn quân, Vương công khai mắng mỏ, nói: “Tôi không có vấn đề, họ đã sai lầm, tôi sao có thể đồng tình!” Vài ngày sau khi kết quả được công bố, với bút phê của đích thân Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Vương một lần nữa bị “song quy” và bị bắt.
Thiếu tướng Trương Kim Xương cũng tiết lộ một chi tiết khi Vương Thụ Nghiệp bị bắt: Chiều hôm đó, khi Vương Thụ Nghiệp chuẩn bị rời văn phòng để hưu dưỡng, tư lệnh hải quân và các trưởng phòng kiểm tra kỷ luật và nhân viên an ninh đã đến kịp thời. Khi người phụ trách thông báo Vương sẽ lại “song quy”, Vương mở túi xách, lấy khẩu súng lục ra và chuẩn bị tự sát. Các nhân viên bảo vệ bên cạnh nhanh trí, tóm lấy ông ta và tước khẩu súng lục, Vương hết cách. Thiếu tướng Trương Kim Xương viết: “Có vẻ như Vương đã chuẩn bị kỹ lưỡng, ông ta biết rằng mình có tội ác thâm trọng”.
“Bao nhiêu tiền đều dám ra giá”
Một bản tin chính thức của ĐCSTQ cho biết: “Vương Thụ Nghiệp đã trở thành một phần tử tham nhũng hủ bại, kết hợp giữa biến chất chính trị, tham lam kinh tế và hủ hóa trong sinh hoạt, ông ta bành trướng tham dục thành ác tính, bao nhiêu tiền cũng dám nhận, bao nhiêu tiền cũng dám đòi.”
“Vương Thụ Nghiệp đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận 10,97 triệu NDT tiền phi pháp của người khác, đồng thời bị phong tỏa, thu hồi và thu giữ 9,9 triệu NDT tiền mặt. Tổng số tiền phạm tội nhận hối lộ được xác định tương đương 562,06 triệu NDT. Ông ta có 10 ngôi nhà, 3 chiếc xe hơi sang trọng, và hơn 260 món đồ có giá trị như đồ trang sức vàng bạc, ngọc bích, thư pháp và hội họa.”
Một lần đi nghỉ ở Trùng Khánh, một ông chủ địa phương đón tiếp ông ta và chuẩn bị tặng lễ phẩm. Lần đầu gặp mặt, ông ta gợi ý đối phương nên đổi quà thành 5 vạn NDT tiền mặt; Ông ta đòi tiền một cách nhẫn tâm, khi cấp cho một đơn vị kinh phí 80 vạn NDT, liền đòi một chiếc ô tô nhập khẩu trị giá 60 vạn NDT nhân dân tệ; Ông ta nhận tiền một cách điên cuồng, chỉ riêng một ông chủ ở Phúc Kiến, ông ta đã yêu cầu và nhận 2,5 triệu NDT. Trong hai năm cuối của nhiệm kỳ Phó Tư lệnh Hải quân, ông đã nhận được 6,64 triệu NDT tiền mặt, có thể được mô tả là “mỗi ngày vạn tiền”.
Theo một báo cáo của tờ Phượng Hoàng, vào ngày 11/6/2013, người ta phát hiện ra rằng trước khi Vương Thủ Nghiệp được thăng chức Phó Tư lệnh Hải quân, ông ta đã cậy quyền tham ô. Tại hai dinh thự của ông ta ở Bắc Kinh và Nam Kinh, 52 triệu nhân dân tệ và 2,5 triệu đô la Mỹ đã bị thu giữ. Trong tài khoản kho bạc nhỏ tư nhân của ông ta, có hơn 50 triệu NDT tiền gửi.
Trực tiếp tư thông đến văn phòng của Giang Trạch Dân
Tờ “Kiểm sát phong vân” đưa tin, kể từ khi ông ta trở thành Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Doanh trại năm 1996, đã có nhiều báo cáo về việc Vương Thụ Nghiệp lợi dụng quyền lực để trục lợi và nhận hối lộ. Tuy nhiên, báo cáo càng nghiêm túc, ông ta càng nhanh chóng được đề bạt, và cuối cùng trở thành Phó tư lệnh Hải quân.
Thiếu tướng Trương Kim Xương chính là một trong những người tố giác. Trong 10 năm, Trương Kim Xương hầu như năm nào cũng báo cáo các vấn đề của Vương Thụ Nghiệp với Tổng cục Hậu cần hoặc Quân ủy Trung ương, hoặc thậm chí là Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Tuy nhiên, ngoại trừ một chuyện, cấp trên đều làm chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa ra cái gọi là nằm ngoài điều tra, những thứ khác đều trở thành tảng đá chìm dưới biển, không có bất kỳ kết quả nào.
Tại sao Vương Thụ Nghiệp càng được thăng chức nhanh hơn khi ông ta bị báo cáo? Nguyên nhân cơ bản là do Vương Thụ Nghiệp có quan hệ với người đồng cấp Hà Nam là Giả Đình An, thư ký của Giang Trạch Dân, Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Vương Thụ Nghiệp dựa vào Giả Đình An, và Giả Đình An lại dựa vào Giang Trạch Dân, vì vậy thật tuyệt khi được tận hưởng bóng râm dưới tán cây đại thụ!
Thiếu tướng Trương Kim Xương viết: “Sau khi tôi thoái hưu, Vương Thụ Nghiệp không trở thành bộ trưởng, nhưng công tác do ông ta dẫn đầu. Ông ta lợi dụng công tác của mình để thường xuyên đầu cơ luồn lọt các mối quan hệ, khi tham gia hội nghị thường vụ quân ủy thảo luận nghị đề có liên quan đến doanh nghiệp quốc phòng, ông ta lợi dụng quan hệ đồng hương, tiếp cận và lôi kéo bí thư xxx của lãnh đạo quân ủy trung ương, mời ăn uống, tặng lễ vật để giao vãng, đến lúc nhiệt tình thân thiết như anh em. 4 tháng sau, bí thư xxx đã lấy danh nghĩa văn phòng lãnh đạo quân ủy trung ương, chính thức gọi điện thoại giới thiệu ông ta với lãnh đạo, đề nghị Vương Thủ Nghiệp làm bộ trưởng bộ doanh phòng.
“Thành thật mà nói, ban đầu một số người nói với tôi rằng, thân tín của Vương Thụ Nghiệp trải rộng ở các quân khu khác nhau, nói rằng: Vương Thụ Nghiệp khẳng định sẽ là bộ trưởng bộ doanh phòng, và ××× (ám chỉ vị bí thư của lãnh đạo Quân ủy Trung ương), gọi điện thoại cho Tổng bộ Chính trị và Tổng bộ Hậu cần, chỉ định đề bạt ông ta làm bộ trưởng. Tin đồn này thổi từ các quân khu đến bộ tổng, lúc đó tôi cũng không tin, nhưng quả nhiên không lâu sau đó ông ta lên chức bộ trưởng.”
“Sau đó, khi nói chuyện với lãnh đạo Tổng bộ Hậu cần đã nghỉ hưu, tôi đã hỏi trực tiếp ông ấy, tôi nói: ‘Tôi đã báo cáo với ông nhiều lần về sự bại hoại đạo đức, phẩm chất ác liệt của Vương Thụ Nghiệp. Tại sao ông ta còn có thể lên bộ trưởng?’, ông ấy nói: ‘Là ông không biết, lúc đó văn phòng xxx có gọi điện.’ Tôi nói, ‘Đó có phải là cuộc gọi của bí thư xxx?” Ông ấy nói, “Đương nhiên là cuộc gọi của ông ta, thay mặt văn phòng X.”
Những ai quen thuộc với các vấn đề quân sự của ĐCSTQ sẽ biết ngay rằng xxx là bí thư của Giang Trạch Dân, là Giả Đình An, và văn phòng X chính là “Văn phòng của Giang”.
Thiện ác hữu báo, đó là Thiên lý. Mặc dù Vương Thụ Nghiệp có thể trực thông tới văn phòng của Giang Trạch Dân, nhưng khi đến ngày ông ta gặp ác báo, không ai có thể ngăn cản được.
Theo “Trăm năm chân tướng” của Epoch Times
Mộc Lan biên dịch