Từ ngày 3 đến ngày 8/2/2022, giá cổ phiếu của Meta liên tục giảm, và tài sản của Giám đốc điều hành (CEO) Meta, ông Mark Zuckerberg, bị thu hẹp đáng kể, rớt khỏi danh sách 10 tỷ phú thế giới.
Ngoài ra, trước lời đe dọa rút khỏi châu Âu của Meta, các quan chức cấp cao của Đức và Pháp đã phản ứng: Cuộc sống thật tươi đẹp khi không có Facebook. Bên cạnh đó, một liên minh gồm 75 nhà lãnh đạo tôn giáo đã gửi thư tới ông Zuckerberg yêu cầu ông từ bỏ vĩnh viễn kế hoạch tạo nền tảng Instagram cho trẻ em dưới 13 tuổi.
Giá cổ phiếu của Meta rớt liên tiếp nhiều ngày, tài sản của Zuckerberg giảm mạnh
Công ty truyền thông xã hội Facebook đã đổi tên thành “Meta” vào ngày 28/10 năm ngoái. Vào ngày 2/2/2022, sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa, Facebook đã công bố báo cáo thu nhập hàng quý đầu tiên sau khi đổi tên. Báo cáo tài chính cho thấy trong quý 4 năm 2021, doanh thu của Meta là 33,671 tỷ USD, tăng 20% so với 28,072 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận ròng là 10,285 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái (11,219 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên lợi nhuận ròng giảm kể từ quý II / 2019.
Theo báo cáo tài chính, người dùng hoạt động hàng ngày của Facebook trong quý 4 là 1,93 tỷ người, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn mức dự kiến của thị trường là 1,95 tỷ người; người dùng hoạt động hàng tháng là 2,91 tỷ người, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn mức thị trường kỳ vọng 2,95 tỷ. Điều này cũng có nghĩa là dữ liệu hoạt động hàng ngày của công ty đã giảm lần đầu tiên hàng tháng.
Meta dự kiến doanh thu trong quý đầu tiên của năm 2022 là từ 27 tỷ đến 29 tỷ USD, tăng 3% đến 11% so với cùng kỳ năm ngoái, ít hơn kỳ vọng 30,25 tỷ USD của thị trường.
Bị ảnh hưởng bởi điều này, vào ngày 3/2, thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa và giá cổ phiếu của Meta đã giảm xuống mức thấp nhất, mức giảm trong ngày từng có thời điểm lên tới 27%. Tính đến thời điểm đóng cửa, mức giảm là 26,39%, thiết lập mức giảm lớn nhất trong lịch sử của cổ phiếu của công ty; tổng giá trị thị trường sụt giảm khoảng 250 tỷ USD so với ngày trước đó, tạo ra mức giảm giá trị thị trường lớn nhất trong một ngày của cổ phiếu đơn lẻ trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ.
Từ ngày 3/2 đến ngày 8/2, giá cổ phiếu Meta đã giảm trong 4 ngày giao dịch liên tiếp; giá cổ phiếu của công ty đã đạt giá trị thấp nhất kể từ tháng 7/2020; kể từ năm 2022 đến nay, giá cổ phiếu của Meta đã giảm khoảng 35%. Vào ngày 8/2, tính đến thời điểm đóng cửa của chứng khoán Mỹ, Meta báo cáo 220,18 USD / cổ phiếu, giảm 2,1% và giá trị thị trường giảm xuống còn 599,3 tỷ USD. Meta rời khỏi danh sách 5 công ty có giá trị thị trường cao nhất của Mỹ (Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet), và có vốn hóa thị trường lớn thứ 8 tại Mỹ cùng với Hill Hathaway và Nvidia.
Vào ngày 3/2, CEO Mark Zuckerberg của Meta đã mất 29 tỷ USD tài sản cá nhân. Theo Forbes, điều này đã làm giảm tài sản cá nhân của Zuckerberg xuống còn 85 tỷ USD, xếp thứ 12 trong danh sách những người giàu có.
Lần đầu tiên Zuckerberg bị loại khỏi danh sách top 10 trong “Chỉ số tỷ phú Bloomberg” (Bloomberg Billionaires Index). Zuckerberg là thành viên top 10 của danh sách này kể từ tháng 7/2015. Theo Bloomberg, ông Zuckerberg đứng thứ 11 trong danh sách với tài sản ròng 92 tỷ USD tính đến ngày 3/2/2022.
Meta đe dọa rút khỏi châu Âu. Các quan chức Đức và Pháp: Cuộc sống vẫn tốt nếu không có Facebook
Vào ngày 3/2, Meta đã đe dọa trong báo cáo hàng năm của mình với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) rằng công ty sẽ rút Facebook và Instagram ra khỏi châu Âu nếu không thể tiếp tục chuyển dữ liệu người dùng trở lại Mỹ.
Meta nói rằng nếu không thể dựa vào các thỏa thuận mới hoặc hiện tại để truyền dữ liệu, vậy thì “có thể không thể nào cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ quan trọng nhất của chúng tôi ở châu Âu, bao gồm cả Facebook và Instagram.”
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cùng Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói với các phóng viên tại một sự kiện ở Paris vào ngày 7/2 rằng: “Sau khi bị hacker tấn công, tôi đã không sử dụng Facebook và Twitter trong 4 năm, và cuộc sống vẫn rất tuyệt vời.”
Ông Le Maire nói thêm, “Tôi có thể chắc chắn rằng cuộc sống không có Facebook rất tốt và không có Facebook chúng tôi vẫn sống rất tốt. Các ‘gã khổng lồ’ kỹ thuật số phải hiểu rằng lục địa châu Âu sẽ tạo ra cuộc chống cự để bảo vệ chủ quyền của mình.”
75 lãnh đạo tôn giáo yêu cầu hủy bỏ kế hoạch Instagram cho trẻ em
Vào ngày 8/2/2022, một liên minh gồm 75 nhà lãnh đạo tôn giáo đã ký một lá thư gửi cho ông Mark Zuckerberg, yêu cầu từ bỏ vĩnh viễn kế hoạch tạo nền tảng Instagram cho trẻ em dưới 13 tuổi.
Trong thư viết, mạng xã hội “với các thuật toán gây nghiện có chủ đích, hệ thống liên lạc không bị gián đoạn và thương mại hóa quy mô lớn sự chú ý, làm mất đi rõ ràng các giá trị tinh thần, và chuyển sang chú trọng hơn đến vẻ bề ngoài và sự hài lòng về vật chất”; truyền thông xã hội “đã phá hoại ý thức đoàn kết và thấu hiểu đồng tình mà con đường tinh thần thúc đẩy”, các thuật toán của nó đưa người dùng vào “buồng cộng hưởng hệ tư tưởng khép kín”, khuấy động “suy nghĩ có hại” hơn là chuyển biến cảm xúc nóng nảy thành ôn hòa hơn.
Họ viết: “Trẻ em không nên được dạy rằng cần quy con người thành một loại, dùng sự phẫn nộ để chống lại sự phẫn nộ trên mạng, mà nên cùng nhau đối thoại một cách kiên nhẫn, lắng nghe một cách cẩn thận, thấu hiểu có chủ đích với nhau trên con đường đi đến hòa bình – tốt nhất là giao lưu mặt đối mặt.” “Nhưng đây đều là những thứ mà nền tảng trực tuyến này còn thiếu.”
Họ nói: “Loại nền tảng này đặt chúng ta vào cấp độ cái tôi giả tạo, kích thích cái tôi hoặc kích thích sự đố kỵ.” “Trong khi tôn giáo lại ra sức bảo vệ sự hồn nhiên, thiêng liêng và tự do của những năm tháng thơ ấu quý giá trong thời kỳ thanh xuân, nhưng ở một mức độ rất lớn thì nền tảng mạng xã hội đã phá hoại những nỗ lực này.”
Vào tháng 9/2021, tài liệu nội bộ bị rò rỉ bởi cựu nhân viên Facebook Frances Haugen tiết lộ, công ty biết rằng Instagram có thể có những tác động bất lợi đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên; Facebook sau đó cho biết họ sẽ tạm dừng các chương trình này, tuy nhiên, công ty đã không hoàn toàn từ bỏ các kế hoạch này như những gì mà các nhà lập pháp thúc đẩy.
Theo Liên Thư Hoa, Epoch Times