Huyền Anh
Theo The Guardian, thông tin từ cuộc điện đàm cho thấy Trung Quốc đã phát đi tín hiệu sẵn sàng đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khi cuộc chiến bước sang ngày thứ sáu.
Vào ngày 1/3, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba.
Theo The Guardian, thông tin từ cuộc điện đàm cho thấy Trung Quốc đã phát đi tín hiệu sẵn sàng đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba đã yêu cầu Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình để giúp làm trung gian trong cuộc xung đột với Nga, đồng thời “giúp đỡ trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao”. Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi tài liệu trong một lễ ký kết sau các cuộc hội đàm tại Điện Kremlin ở Moscow hôm 05/06/2019. (Ảnh: Alexander Zemlianichenko/AFP/Getty Images)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, cuộc gọi do phía Ukraine khởi xướng. Hai ngoại trưởng cũng thảo luận về việc sơ tán công dân Trung Quốc khỏi Ukraine, với 6.000 công dân Trung Quốc đang sinh sống, làm việc và học tập tại đây, theo số liệu chính thức.
Việc Trung Quốc sơ tán công dân của họ có thể có một số ý nghĩa. Một khả năng là Bắc Kinh ban đầu cảm thấy không nên làm mất lòng Nga quá sớm. Một điều khác, đó là Trung Quốc có thể nghĩ rằng Nga sẽ chiếm Ukraine nhanh đến mức không cần người dân phải rời đi. Một khả năng khác đáng lo ngại hơn, Trung Quốc đã tính toán rằng cuộc xâm lược của Nga sắp trở nên tồi tệ hơn nhiều.
“Ukraine sẵn sàng tăng cường liên lạc với Trung Quốc và mong muốn Trung Quốc đóng một vai trò hòa giải trong việc hiện thực hóa một lệnh ngừng bắn”, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV dẫn lời Ngoại trưởng Kuleba.
Đáng chú ý, trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh, Trung Quốc tôn trọng “sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia” nhưng không nêu chi tiết quan điểm của Bắc Kinh đối với lực lượng ly khai ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine.
Theo Financial Times, tuyên bố này đánh dấu sự thay đổi của Bắc Kinh về chiến dịch quân sự của Nga ở miền Đông Ukraine. Bởi khi được yêu cầu bình luận về chiến dịch quân sự này vào ngày 24/2, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ nói rằng, hành động của Nga xảy ra là “do xuất phát từ nhiều yếu tố”.
Cuộc gọi của ông Vương Nghị với ông Kuleba được đưa ra trong bối cảnh xung đột leo thang. Hôm thứ Ba (1/3), các lực lượng Nga đã bắn phá tòa nhà chính quyền khu vực ở Kharkiv, thành phố thứ hai của Ukraine, giết chết ít nhất 10 thường dân, theo các con số chính thức.
Trong khi đó, một cột thép khổng lồ lăn về phía thủ đô Kyiv, làm dấy lên lo ngại Nga có thể sử dụng đến các khu vực dân sự. Ông Kuleba đã tweet một đoạn video về vụ nổ lớn ở Quảng trường Tự do của Kharkiv, gọi đây là một “cuộc tấn công tên lửa man rợ” do ông Vladimir Putin không có khả năng “phá vỡ Ukraine”.
Các đồng minh phương Tây tiếp tục thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với Ukraine, gây sức ép lên Nga thông qua các biện pháp trừng phạt và hỗ trợ quân sự. Tuy nhiên, Trung Quốc cho biết họ “quyết liệt” phản đối các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, đồng thời nói rằng đối thoại “là cách duy nhất để ngăn chặn cuộc chiến”.
Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ các sự kiện. Hôm thứ Ba, ông Vương Nghị tiếp tục có quan điểm cân bằng về hành động của Nga chống lại nước láng giềng.
Ông nói, trong khi Trung Quốc tin rằng an ninh của một quốc gia “không nên đánh đổi với an ninh của các quốc gia khác”, an ninh khu vực “không thể được thực hiện thông qua việc mở rộng các khối quân sự”.
Ông Vương Nghị cũng nói với ông Kuleba rằng, nhiệm vụ cấp bách lúc này là “làm dịu tình hình càng nhiều càng tốt để ngăn xung đột leo thang hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát”. Ông cũng thúc giục Ukraine “đảm nhận các trọng trách quốc tế tương ứng”.
Yun Sun, giám đốc chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho biết: “Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một vị thế cân bằng để ủng hộ ‘những mối quan tâm hợp lý’ của Nga, đồng thời không đốt cháy tất cả các cây cầu”.
“[Bắc Kinh] sẽ không mang lại cho thế giới sự hài lòng khi phản đối Nga. Ông Putin biết điều đó. Dù Nga có làm gì đi chăng nữa thì Mỹ vẫn được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc. Chỉ riêng vấn đề đó thôi, Trung Quốc sẽ không chống lại Nga”.
Huyền Anh
Theo The Guardian