Chiến tranh và định mệnh – Đặng duy Hưng
Người xưa nói “ Ghét của nào Trời cho của ấy”. Anh ghét cay ghét đắng thậm tệ nhất là chiến tranh, dù con người đủ thứ cách giải thích biện luận phía nào hay ai có lý tưởng trái & phải?! Nhìn thường dân vô tội gồng gánh chạy bỏ lại hết nhà cửa ruộng đồng hoang phế . Những khuôn mặt trẻ con ngây thơ vô tội ngơ ngác cầm tay cha mẹ khóc vì đói cùng tương lai tối mù.
Năm 19 tuổi , một năm sau khi cha anh ra khỏi trại cải tạo. Anh phải tòng quân thực hiện nghĩa vụ quân sự, lớp trẻ đầu tiên chuẩn bị đỗ xuống chảo dầu nóng chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam. Ngày rời gia đình cha anh , người đàn ông một thời chiến đấu cho miền nam tự do, kéo vào nói nhỏ
“ Chúng ta dòng giống Lạc Hồng hãy
giữ trong lòng tâm niệm con cầm súng chiến đấu cho người mẹ VN . Chớ không phải đỗ máu vô nghĩa vì lý tưởng của ai hay Đảng cầm quyền nào!!? Ba mẹ rất hãnh diện có đứa con trai hiền lành lương thiện trái tim bác ái như con”.
Anh lớn lên luôn luôn ghi nhớ, học theo cha người quân nhân kỷ luật thép
“ Tổ quốc danh dự và trách nhiệm “.
Chỉ có một điều anh hơi hối tiếc là đến ngày ra đi anh vẫn chưa dám nói lời yêu với Thuý , mối tình đơn phương giấu kín trong lòng.
Với thân hình cao ráo sức khỏe tốt nhờ từ nhỏ đến lớn tập thể dục thường xuyên và bơi lội nên anh được vinh dự tuyển vào đặc công. Ít ai biết lực lượng quân đội nhân dân VN thành lập bí mật mấy biệt đoàn “ đặc công dù” từa tựa như biệt kích dù ngày trước ở miền nam.
Ngày anh nhảy xuống Lào Cai đi sau lưng địch phá hoại đường tiếp tế, tạo kinh hoàng cho những người lính Tàu non trẻ chưa có một tý kinh nghiệm chiến tranh. Đồng đội luôn khen ngợi anh chính xác bắn sẻ và B 41 không bao giờ sai mục tiêu. Hàng đêm anh suy tư nhiều về đồng đội ngã xuống và khuôn mặt quá trẻ người lính phía bên kia. Tội nghiệp nhất là đám lính tàn quân của Cam Pu Chia theo Pol Pot, có đứa chỉ như đứa con nít 14,15 tuổi. Kèm theo đó những người dân gồng gánh chạy trối chết, khóc than thân nhân chết hay kẹt trong vùng hỏa tuyến. Những hình ảnh đó có khác gì những năm Tết Mậu thân hay mùa hè đỏ lửa xa lộ kinh hoàng Quảng Trị.
Hơn 4 năm chinh chiến ,không một lần có cơ hội về nhà thăm!! Nỗi nhớ thương ngập tràn đến với gia đình, không biết lúc này cuộc sống họ ra sao? Đôi khi nghĩ đến nụ cười của Thuý giúp đỡ anh vượt qua những đêm dài đào hầm chờ phục kích sau lưng địch.
Người đại đội trưởng vỗ vai
“ Kỳ này tụi mình đi công tác nhưng tựa như đi phép. Nhiệm vụ chúng ta đi bắt những đứa đào ngũ trốn trách nhiệm. Sẽ ghé nhà cậu vài ngày, nhà tôi ở Sơn Tây vài ngày nghiên cứu tình hình rồi thực hiện nhiệm vụ “.
Gần 3 tuần sau đó từ Gia lai về Đà Nẵng ra Sơn Tây về Huế , ngồi xe đò hướng đi Quảng Trị.
Anh chưa bao giờ đến thành phố Quảng Trị lần nào?! Ngày xưa trước 75 nghe nói dân ở đây rất khổ , bây giờ nhìn đời sống dân hôm nay so với Đà Nẵng quê anh vẫn một trời một vực. Người đại đội trưởng ngồi vỗ vai anh trong quán cà phê bên đường
“ Tụi mình gần xong nhiệm vụ, chỉ còn một nhưng không cần làm gì bởi cậu này con của cán bộ lớn ở đây. Tụi mình bây giờ chỉ ở đây ăn chơi chờ chỉ đạo cấp trên đang làm việc với gia đình cậu ta”.
Anh nhìn qua bên kia đường quán bán chè đậu đỏ, đậu ván khá đông khách. Có cô gái khuôn mặt đoan trang ngồi ăn chè với đứa em trai thỉnh thoảng nhìn qua anh mỉm cười. Khuôn mặt cô thấy quen nhưng không nhớ gặp nơi đâu?!
Người đại đội trưởng
“ Trong thị xã này tìm đâu được bông hoa đẹp quá!!”
Anh cười giỡn
“ Coi chừng chị ở nhà nghe nhảy mủi!”
Từ trong quán thằng bé bước vội qua đường tới trước mặt anh
“ Cho em hỏi anh có phải ở Đà Nẵng nhà trên đường H trước mặt chùa T không?”
Anh hơi ngạc nhiên nhưng gật đầu
“ Sao em biết?”
Thằng bé nhìn qua đường gật đầu với cô gái trẻ.
Thằng bé
“ Chị em muốn mời 2 anh 2 lý chè đá “.
Cô gái ngồi trước mặt anh nhìn gần khuôn mặt nàng càng diễm kiều. Tối nay nàng hẹn gặp nơi quán cà phê này có chuyện muốn tâm sự. Lâu lắm dễ chừng 8 năm lần đầu tiên anh đi ra ngoài với người khác phái. Nàng cười
“ Anh chắc không nhớ em nhưng em thì không bao giờ quên đứa con trai với vết thẹo nhỏ trên trán , đem bánh tét bánh chưng cùng thịt ngâm nước mắm qua cho ngày gần Tết năm 1973.”
Anh sững sốt
“ Cô đó sao?”
Trong óc hiện lên cô bé nhỏ năm nào chạy loạn cùng mẹ và em trai còn ẳm trên tay. Anh làm thiện nguyện trong chùa giúp đỡ mẹ phát gạo chẩn cho dân tứ xứ. Không hiểu sao anh lại thấy thương gia đình nàng nên về nhà lấy thêm bánh , mứt thịt cho riêng.
“Hèn gì thấy quen quen, mới đó mà 10 năm rồi.”
Cô hỏi
“ Anh làm gì ngoài này ? Hai Tết liên tục em ghé ngang nhà anh hỏi nhưng ba mẹ anh nói đi bộ đội chưa về!!”
Anh nhìn cô
“ Vẫn còn trong quân ngũ, đang đi công tác. Nghe cấp trên nói chắc hơn 1 năm nữa nếu tình hình chiến sự lắng xuống mới giải ngũ”.
Ngồi nói chuyện với cô đến gần khuya mới từ giã. Hình như anh vui một , cô vui ghi gặp lại anh gấp chục lần. Cứ ngỡ chờ đợi ít nhất 1 tuần nhưng 5 ngày sau cấp trên đã giải quyết xong. Người đại đội trưởng cho anh ở thêm một ngày để chia tay
Hai đứa đứng bên cầu Thạch Hãn , anh chỉ dấu tích chiến tranh ngày xưa
“ Tuần trước đi xe từ Sơn Tây về đây qua sông Gianh ngoài Quãng Bình một thời chia cắt bao gia đình tình yêu trai gái. Anh không biết thật sự lúc nào có thể gặp lại em chia sẻ niềm vui như mấy hôm nay?!”
Cô nước mắt trên má
“ Đừng lo, em sẽ chờ anh “.
Anh cảm động
“ Anh thấy dường như không ít con trai cảm tình rất nhiều với em “.
Cô cầm tay anh
“ Nhưng trái tim em bao năm qua chỉ nghĩ về anh “
Anh cảm động
“ Anh có xứng đáng với tình yêu của em không?”
Cô để bàn tay trên trái tim anh
“ Em chọn anh bởi đời này không có ai có trái tim bác ái nào hơn”.
Tối đó về trại nằm bên kể cho đại đội trưởng câu chuyện ngày xưa nhìn gia đình cô gồng gánh chạy loạn. Không hiểu sao anh cảm tình với cô đem đủ thứ đồ ăn Tết trong nhà lúc nào cũng dư thừa trong gia đình qua cho. Qua Tết gia đình cô đi đâu mất ?! Có lẽ về ở với thân nhân?”
Đại đội trưởng giỡn
“ Không ngờ cậu có câu chuyện tình yêu tiểu tư sản thật đẹp “.
Anh giọng buồn
“ Nhưng bây giờ phải chia tay trở lại với nhiệm vụ “.
Đại đội trưởng
“ Tin tôi đi , cậu là người lính dũng cảm nhất trong đơn vị. Nếu tôi có thể làm gì giúp đỡ cậu sẽ cố gắng hết mình!!”
Trưa hôm sau lên gặp cấp trên quân khu giao giấy tờ ký xong hoàn thành nhiệm vụ. Người đại đội trưởng cầm giấy bước ra từ văn phòng
“ Cậu có thêm 2 ngày đến từ giã, sáng mốt tụi mình đi sớm.”
Vừa bước ra bộ tư lệnh quân khu , nhìn xa xa bên kia đường thấy nàng đứng chờ. Nàng vui nhưng nước mắt cứ chảy xuống
“ Tối nay ba mẹ em mời anh ăn cơm “.
Anh ngạc nhiên
“ Sao em biết anh được ở lại thêm 2 ngày?”
“ Ba em nói bây giờ đang chinh chiến không giúp được gì cho anh nhưng ở lại thêm một hai ngày dễ thôi”.
“ Ba em là ai?”
Nàng cầm tay anh
“ Tối nay gặp biết thôi”.
Gần năm sau anh giãi ngũ , ổn định cuộc sống 1 năm sau đó đám cưới hai đứa mới diễn ra. Anh nhìn hai người đàn ông , cha anh và cha nàng ngày trước đứng 2 chiến tuyến dành nhau từng tất đất. Bây giờ họ ngồi chung bàn cười chung vui với thế hệ trẻ. Anh quay lại nhìn nàng , cùng lúc nàng quay lại nhìn anh. Chiến tranh đem hai đứa đến với nhau nhưng lòng bác ái “ thương người như thể thương thân “ cho anh một mái ấm nhỏ gia đình. Anh rất buồn khi không có ai trong đơn vị có thể đến dự tiệc vui.
Mãi đến hơn 3 năm sau ,ngày 22 tháng 12 kỷ niệm QĐND mới có cơ hội ra Sơn Tây ghé thăm anh đại đội trưởng cùng gặp 7 đồng đội về họp mặt. Ai nói người lính súng trong tay không có tình cảm!? Gần một giờ đầu tiên ai nấy đều khóc rơi nước mắt giống như gia đình có tang khi kể cho nhau nghe kỷ niệm đời chinh chiến đứa còn đứa mất??! Bất cứ cuộc chiến nào người lính thiệt thòi nhiều nhất dưới bất cứ chế độ nào!!
Anh trở lại nhà , nàng bồng thằng con mới lên 2 tuổi ra phi trường đón. Nghe thằng bé kêu “ ba ba “ làm anh rơi nước mắt. Nàng ôm anh thật chặt như thật sự hiểu rõ những đắn đo của cuộc sống. Hai thế hệ trước đã đỗ máu rồi, hy vọng thế hệ này và tiếp theo không còn phải hát bài ca chia ly!??
Đặng duy Hưng
Ngày 7 tháng 3 năm 2022