Huyền Anh
Quân đội Nga ngày 11/4 cho biết, họ đã phá hủy các hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ một quốc gia Châu Âu mới tới Ukraine đã nhanh chóng bị tập kích tại nhiều địa điểm.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã tấn công một nhà chứa máy bay “ở ngoại ô phía nam của thành phố Dnepropetrovsk”, nơi chứa “thiết bị từ một khẩu đội S-300 do một trong các quốc gia châu Âu cung cấp cho chế độ Ukraine”, theo truyền thông nhà nước RIA Novosti.
Moscow không cho biết có bao nhiêu hệ thống S-300, được sản xuất dưới thời Liên Xô, đã bị phá hủy hoặc hư hỏng. Cũng không rõ quốc gia nào đã cung cấp S-300 cho Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cũng cho biết trong một tuyên bố hôm 11/4 rằng khoảng hai chục binh sĩ Ukraine cũng là mục tiêu trong cuộc không kích. Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa hành trình Kalibr để thực hiện vụ tấn công này, tờ RIA Novosti dẫn lời phát biểu của ông.
“Vào hôm Chủ nhật (10/4), tên lửa hải đối đất có độ chính xác cao Kalibr đã phá huỷ khí tài thuộc hệ thống phòng không S-300 vừa được một trong các quốc gia Châu Âu bàn giao cho Kyiv – đang cất giấu trong nhà chứa máy bay ở vùng ngoại ô phía nam của thành phố Dnepropetrovsk.
4 xe phóng S-300 và tối đa 25 nhân sự của lực lượng vũ trang Ukraine đã bị đánh trúng”.
Thiếu tướng Igor Konashenkov cũng cho biết thêm rằng, một cuộc tập kích khác cũng đã phá huỷ các radar của hệ thống S-300 tại khu vực Uspenovka (Odessa).
Hôm 8/4, Slovakia tuyên bố “tặng” hệ thống phòng không S-300 duy nhất của mình cho Ukraine. Ngay sau đó, Mỹ cam kết chuyển giao hệ thống Patriot cho Slovakia, thế chỗ S-300.
Phát biểu sau đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: “Tôi muốn cảm ơn Chính phủ Slovakia vì đã cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine. Đây là đề xuất mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đích thân nêu ra với tôi trong các cuộc điện đàm”.
Ông Biden cũng cam kết sẽ chuyển giao hệ thống Patriot của nước này cho Slovakia để thế chỗ S-300.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết hệ thống Patriot sẽ được bàn giao “trong những ngày tới”. Ngoài ra, Washington vẫn đang tham vấn Chính phủ Slovakia về “các giải pháp phòng không lâu dài hơn”. Bộ trưởng Austin cho biết việc triển khai hệ thống Patriot “hoàn toàn phù hợp” với những nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường khả năng phòng không của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Joe Biden có bài phát biểu về cuộc chiến của Nga ở Ukraine tại Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw, Ba Lan, vào ngày 26/3/2022. (Ảnh Getty Images)
Lầu Năm Góc xác nhận rằng Slovakia đang cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống Patriot chỉ là tạm thời.
Quân đội Slovakia được ‘thừa hưởng’ từ Tiệp Khắc một tiểu đoàn S-300PMU và 48 tên lửa loại 5V55R (tầm bắn từ 47 đến 90 km). Trong đó, 3 tên lửa đã được bắn trong cuộc tập trận ở Bulgaria năm 2015. Tất cả khí tài và tên lửa này đã được chuyển cho Ukraine, theo nguồn tin từ tờ RIA Novoski.
Hệ thống vũ khí này được cung cấp cho Slovakia khi nước này hình thành nửa phía đông của Tiệp Khắc trong những ngày thuộc Hiệp ước Warsaw.
Tuy nhiên, Thủ tướng Slovakia, ông Eduard Heger nói rằng tuyên bố của Nga về việc phá hủy hệ thống S-300 là “một trò lừa bịp” và “đã được [Ukraine] chính thức xác nhận”.
“Hệ thống S-300 của chúng tôi vẫn chưa bị phá hủy”, ông Lubica Janikova, phát ngôn viên của Thủ tướng Slovakia Eduard Heger, cho biết trong một tuyên bố vào tháng 4. Không rõ liệu các quan chức Slovakia có đề cập đến cuộc không kích giống như Nga đề cập đến hay không.
Ông Heger cho biết tuần trước về việc cung cấp hệ thống S-300 cho chính phủ Ukraine, cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp đỡ, không đứng yên và không biết gì về thiệt hại nhân mạng dưới sự xâm lược của Nga”.
Trong khi đó, vào ngày 11/4, chính phủ của Kyiv nói rằng các lực lượng của họ vẫn đang chiến đấu và cầm cự tại thành phố Mariupol bị bao vây.
Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Tướng Valeriy Zaluzhnyi, viết trên Facebook: “Liên lạc với các đơn vị của lực lượng phòng thủ anh dũng trấn giữ thành phố được ổn định và duy trì”. “Chúng tôi đang làm những điều có thể và không thể vì chiến thắng và bảo toàn tính mạng của những người lính và dân thường ở mọi nơi. Hãy tin tưởng vào Lực lượng vũ trang Ukraine!”
Đầu tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước ông khó có khả năng lấy lại hành lang Crimea-Donbas thông qua các biện pháp quân sự.
Các lực lượng vũ trang Ukraine có thể mất hàng nghìn binh sĩ nếu họ được lệnh chiếm lại Donbas và Crimea, ông cho biết vào hôm thứ Ba (06/04).
“Nhà nước của chúng tôi cần một quân đội hùng mạnh. Và nếu chúng ta muốn mất đi những người mạnh mẽ nhất, giàu kinh nghiệm nhất chỉ vì ‘Tôi muốn nó ngay bây giờ’, thế thì chúng ta phải hiểu rằng [các lực lượng vũ trang Nga] sẽ quay trở lại với chúng ta, không phải trong hai hoặc ba năm, mà là trong cùng một tháng”, ông nói thêm. “Đây là một câu chuyện rất nghiêm trọng”.
Ông Zelenskyy cho biết ông sẽ áp dụng cách tiếp cận “đối thoại song phương”.
Ông nói: “Ukraine luôn nói rằng họ đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán và sẽ tìm mọi cách để chấm dứt chiến tranh. “Tôi sẽ nói với bạn một cách thẳng thắn: cho đến nay chúng ta cũng đang nói về một cuộc đối thoại song phương”.
Cũng trong ngày 11/4, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết, Điện Kremlin sẽ không ngừng hoạt động cho bất kỳ vòng đàm phán hòa bình mới nào.
“Một quyết định đã được đưa ra rằng trong các vòng đàm phán tiếp theo, sẽ không tạm dừng (hành động quân sự) cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng”.
Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây cho Ukraine chỉ kéo dài xung đột, và việc vận chuyển vũ khí trở thành “mục tiêu hợp pháp”.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times