Tháng tư gãy cánh – Đặng duy Hưng
Dọn về khu nhà trên ngọn đồi trọc này hơn 2 năm Hùng mới thật sự quen thân với lão Tim. Nhớ lần đầu tiên lão đi ngang đứng nhìn anh đang sơn mới ngôi nhà
“ Chào anh buổi sáng tôi tên là Tim ở cách đây 5 căn hân hạnh được biết gia đình anh “.
Nói với nhau vài câu lịch sự bâng quơ về thời tiết hàng xóm láng giềng. Thế thôi! Bên này chủ trương
“ Đèn nhà ai nấy sáng , đèn nhà anh tối ráng chịu “.
Khi lão hỏi và biết anh từ VN đến đây tỵ nạn, tình cảm dường như cởi mở trong ánh mắt cũng như lời nói. Sau đó gặp mấy lần buổi chiều khi đi bộ tập thể dục vòng quanh sân chơi thể thao Gellert nên trở nên thân hơn.
Một lần cuối tuần có trận banh cà na hay lão mời anh tới nhà uống bia xem TV. Anh hơi giật mình khi thấy trên tường giữa nhà lão có 2 lá cờ bên nhau. Lâu lắm mới thấy lá cờ vàng 3 sọc đỏ hiên ngang đứng bên cạnh lá cờ 50 sao lóng lánh. Điều ngạc nhiên nhất phía trên sơn đậm 6 chữ tiếng Việt
“ Tổ quốc- Danh dự – Trách nhiệm”. Anh thắc mắc
“ Ông chỉ hơn tôi vài tuổi , còn quá trẻ để là cựu chiến binh chiến tranh VN?”
Lão giọng buồn
“ Anh nói đúng tôi sinh năm 1960 khi “tháng 4 buông súng” chỉ mới 15 tuổi. Đây là câu chuyện kỷ niệm tôi muốn kể cho anh nghe dấu ấn cuộc đời chinh chiến của tôi”.
Lão đem bia ra cùng với gà nướng
“ Thử món gà nướng kiểu Nashville hơi cay một tý “.
Anh giỡn kiểu Mỹ
“ Cay là chữ lót tên khai sinh của tôi đó”.
Lão chỉ trên tường đọc 6 chữ tiếng Việt thật rõ ràng giống như học thuộc lòng và thực hành hàng ngày
“ Đầu năm 81 tôi tình nguyện gia nhập bộ binh Hoa Kỳ. Những ngày đầu tiên huấn luyện ở Fort Benning đầy thử thách. Nhưng nơi đây tôi gặp người đặc biệt mà sau này trở thành người bạn thân nhất trong đời. Cậu ấy tên là Năm, mới đầu tôi ngỡ là Nam giống như VN . Sau này nghe giải thích mới biết là số Năm nhưng thực tế thứ hạng bốn bởi gia đình VN người con trai đầu gọi là anh hai. Gia đình cậu ấy mấy đời tham gia quân đội từ ông nội , cha cùng mấy người anh. Bởi sanh ra sau cùng nên khi miền nam sụp đỗ không còn cơ hội.
Nhìn trong đám binh nhì mới tòng quân cậu ấy nhỏ con nhất !!Giọng nói vẫn đặc sệt người di dân Á châu nhưng trên môi lúc nào cũng nỡ nụ cười. Người thượng sĩ huấn luyện không bao giờ vừa lòng khi nhìn mấy đứa” retard ( một trong nhiều cách gọi lính mới) chậm tiêu”vui vẻ. Cậu ta bị phạt hít đất nhiều nhất nhưng dần dần đa số chúng tôi đều cảm mến cám ơn cậu ấy những kiến thức về quân trường. Sau này hiểu nhiều hơn khi đi đóng quân cùng nhau rồi đi giải phóng vùng đảo Granada khỏi bàn tay cọng sản. Cậu kể cho tôi nghe từ nhỏ bất cứ lúc nào có cơ hội hỏi ông nội , cha , hai người anh về đời lính trên chiến trường. Cậu nhớ từ phương cách hành quân hay làm quen ngày đầu tiên huấn luyện quân trường. Đời binh nghiệp của cậu ấy lên như diều gặp gió và tình bạn & đồng đội 2 chúng tôi thành cặp bài trùng không rời nhau. 1 tháng sau khi chuyển về Alaska chúng tôi cùng đi khám sức khỏe hàng năm. Bác sĩ thấy nhiều vết tím bầm trên chân tay. Ai cũng nghĩ do sự tập luyện quá sức nhưng gửi máu xét nghiệm cho chắc chắn! Hoá ra cậu ấy bị leukemia bệnh bạch cầu giai đoạn cuối. Ngày trước khi hai đứa bắt đầu thân nhau cậu tâm sự nếu có mệnh hệ gì hãy giúp đỡ cậu trọn ý nguyện phút cuối.
Cậu lấy trong ba lô ra lá cờ vàng ba sọc đỏ ghi sáu chữ bằng máu “ Tổ quốc – Danh dự- Trách nhiệm” nhờ tôi chôn theo trong quan tài.
Trọn đời tôi từ ngày rời quân ngũ ra đi làm lấy vợ về hưu không bao quên cậu ấy. Anh có tin không cậu ấy mất đầu tháng tư năm đó đến đây đã mấy chục năm!! Khuôn mặt cậu ấy vẫn tươi tắn cho đến giờ nhắm mắt bởi tâm hồn nhẹ gánh. Cầm tay tôi cậu lắp bắp
“Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ ý nguyện của cha anh, của người lính tận tụy cho đất nước này.
Ông đứng lên đứng thẳng chào hai lá cờ
“Giờ anh hiểu tại sao trên tường nhà tôi dán hai lá cờ sống chết bên nhau và sáu chữ tiếng Việt mãi mãi ghi vào trong tâm không bao giờ quên “.
Đặng duy Hưng
Ngày 12 tháng 4 năm 2022