Huyền Anh
Ngày 13/4, phát biểu trước báo giới trong cuộc họp báo với người đồng cấp Thụy Điển, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết, nước này sẽ đưa ra quyết định chính thức về việc có nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay không trong vài tuần tới.
Ngày 13/4, phát biểu trước báo giới trong cuộc họp báo với người đồng cấp Thụy Điển, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết, nước này sẽ đưa ra quyết định chính thức về việc có nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay không trong vài tuần tới.
“Tôi nghĩ nó sẽ diễn ra khá nhanh, trong vòng vài tuần chứ không phải trong vài tháng”, bà Marin nói trong cuộc họp báo chung ngày 13/4 với người đồng cấp Thụy Điển ở Stockholm.
Bà Marin đưa ra thông báo này trong cuộc gặp với Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson tại thủ đô của đất nước. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về cách thức tăng cường an ninh của cả hai nước Bắc Âu trong bối cảnh môi trường an ninh đang thay đổi.
Cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine đã gây ra một làn sóng ủng hộ việc gia nhập NATO ở hai quốc gia Bắc Âu không liên kết với nhau về mặt quân sự. Phần Lan, quốc gia có dân số 5,5 triệu người, có đường biên giới dài nhất của EU với Nga, dài tới 833 dặm.
“Cấu trúc an ninh châu Âu đã thay đổi cơ bản sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Sự thay đổi trong bối cảnh an ninh khiến chúng ta cần phải phân tích cách thức đảm bảo hòa bình tốt nhất cho Phần Lan và khu vực của chúng ta trong tương lai”, bà Marin nói.
Trong khi Phần Lan không bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ đến việc gia nhập NATO trong nhiều thập kỷ, sự ủng hộ đột ngột của công chúng đối với việc xin gia nhập tổ chức này đã thay đổi sau một cuộc thăm dò dư luận vào tháng trước cho thấy, lần đầu tiên hơn 50% người Phần Lan ủng hộ việc gia nhập liên minh. Ở nước láng giềng Thụy Điển, một cuộc thăm dò tương tự cho thấy những người ủng hộ việc trở thành thành viên NATO chiếm đa số.
Bà Marin cho biết: “Hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra trước Nghị viện bài báo phân tích các lựa chọn khác nhau cho Phần Lan trong tương lai vì mục đích an ninh”, bà Marin cho biết thêm rằng, cơ quan lập pháp 200 ghế của Eduskunta cần đạt được sự đồng thuận.
Bà nói: “Điều này rất quan trọng đối với Phần Lan liên quan đến an ninh và các chính sách đối ngoại để có được sự đồng thuận rộng rãi nhất có thể, bởi vì chúng tôi có một nước láng giềng ngay bên cạnh là Nga”.
Một khi là thành viên NATO, Phần Lan và Thụy Điển sẽ được hưởng lợi từ điều khoản phòng thủ tập thể của NATO, trong đó bắt buộc tất cả 30 quốc gia thành viên phải hỗ trợ bất kỳ đồng minh nào khi bị tấn công.
Về phần mình, Nga trước đó đã cảnh báo Thụy Điển và Phần Lan không nên gia nhập NATO, vì các quan chức cho rằng nó sẽ không đóng góp vào sự ổn định ở châu Âu. Moscow cho biết, họ sẽ đáp trả động thái như vậy bằng các biện pháp trả đũa có thể gây ra “hậu quả quân sự và chính trị” cho Helsinki và Stockholm.
ÔngJens Stoltenberg, quan chức hàng đầu của NATO, hồi đầu tháng cho biết nếu Phần Lan và Thụy Điển quyết định xin gia nhập NATO, tất cả các đồng minh của liên minh phòng thủ sẽ nhanh chóng chào đón cả hai nước Bắc Âu.
Bà Marin nhấn mạnh vào ngày 13/4 rằng, các quốc gia láng giềng có quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự chặt chẽ, sẽ đưa ra quyết định độc lập về các thỏa thuận chính sách an ninh của họ, bao gồm cả việc có gia nhập NATO hay không.
Ông Andersson cho biết Thụy Điển và Phần Lan sẽ duy trì “một cuộc đối thoại rất chặt chẽ và một cuộc thảo luận rất thẳng thắn, trung thực” trong những tuần tới về các lựa chọn về việc trở thành thành viên NATO.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times