Nga tuyên bố thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thành công

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/4 thông báo đất nước của ông đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat, đã được phát triển trong nhiều năm, nhưng điều này diễn ra khi cuộc xung đột ở Ukraine bước sang tháng thứ hai, đồng thời tuyên bố tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân này sẽ khiến kẻ thù phải “suy nghĩ kỹ”.

“Xin chúc mừng các bạn về vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat. Loại vũ khí thực sự độc đáo này sẽ tăng cường năng lực chiến đấu cho các lực lượng vũ trang của chúng ta, đảm bảo an ninh cho Nga khỏi các mối đe dọa bên ngoài và khiến những kẻ khiến những kẻ, với những luận điệu hung hăng, cố gắng đe dọa đất nước chúng ta, phải suy nghĩ lại”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắn gửi quân đội trong phát biểu trên truyền hình hôm 20/4. Ông nhấn mạnh Sarmat có thể bắn trúng bất cứ mục tiêu nào trên trái đất.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết vụ thử nghiệm tên lửa được thực hiện tại sân bay vũ trụ Plesetsk ở phía bắc đất nước, thêm rằng tên lửa đã mang các đầu đạn huấn luyện tới bãi thử Kura ở bán đảo Kamchatka, vùng Viễn Đông của Nga.  

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat trong cuộc thử nghiệm tại sân bay vũ trụ Plesetsk, Nga, hôm 20/4. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

“Sarmat là tên lửa uy lực nhất với tầm bắn tiêu diệt mục tiêu xa nhất trên thế giới, sẽ làm tăng đáng kể sức chiến đấu cho lực lượng hạt nhân chiến lược của chúng ta”, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định.

Sarmat là mẫu ICBM mới nhất của Nga, được NATO và phương Tây mệnh danh là “Satan II”, nằm trong số các vũ khí thế hệ tiếp theo của Moscow, bao gồm cả tên lửa siêu thanh Kinzhal, đã được đưa vào sử dụng ở Ukraine. Mẫu ICBM mới này được Tổng thống Putin giới thiệu vào đầu năm 2018. Đây là lần đầu tiên Nga phóng thử tên lửa này. Lầu Năm Góc cho biết Nga đã thông báo trước cho Mỹ về vụ phóng và Washington đánh giá hoạt động này không phải là mối đe dọa đối với họ.

Mỗi quả đạn Sarmat dài 35,5 m, có đường kính 3 m, mang lượng nhiên liệu nặng 178 tấn và đạt tầm bắn trên 18.000 km. Quan chức Nga giấu tên hồi năm ngoái cho biết đầu đạn cơ bản của Sarmat mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, được trang bị nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương. Các đầu đạn có tốc độ tối đa 24.900 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, cũng như có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn.

Sarmat nằm trong số các thế hệ tên lửa tiếp theo được Tổng thống Nga ngợi khen “bất khả chiến bại”, bao gồm tên lửa siêu vượt âm Kinzhal và Avangard. Nga tháng trước thông báo lần đầu sử dụng tên lửa Kinzhal để tấn công một kho chứa vũ khí ở làng Deliatyn, vùng Ivano-Frankivsk, phía tây Ukraine.

Ông Putin nói, được trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân, tên lửa Sarmat có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất. Bộ Quốc phòng trước đó đã tuyên bố rằng ICBM được thiết kế để né tránh các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và rất khó theo dõi.

“Tổ hợp mới có tính năng kỹ chiến thuật cao nhất và có khả năng vượt qua mọi phương tiện phòng thủ chống tên lửa hiện đại”. Ông Putin nói: “Nó không có chất tương tự trên thế giới và sẽ không có trong một thời gian dài sắp tới”.

Lầu Năm Góc nói với tờ Reuters ngày 20/4 rằng, Nga đã thông báo cho Nhà Trắng trước khi nước này thực hiện vụ phóng ICBM. Các quan chức quốc phòng cho biết họ coi vụ phóng là thường lệ và nó không phải là mối đe dọa lớn đối với Hoa Kỳ.

Vài ngày sau khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu, ông Putin cho biết ông đã đặt các lực lượng hạt nhân của nước mình vào tình trạng cảnh giác cao độ và viện dẫn các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc của Mỹ và phương Tây là một lý do.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres hôm 14/3 cho biết: “Viễn cảnh xung đột hạt nhân, từng là điều không thể tưởng, giờ đây có khả năng trở thành hiện thực”.

Đầu tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với một đài truyền hình Ấn Độ rằng Nga không có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine.

Một quan chức hàng đầu khác của Điện Kremlin, người phát ngôn Dmitry Peskov, vào cuối tháng trước nói với đài truyền hình PBS rằng “không ai nghĩ đến việc sử dụng – kể cả trong suy nghĩ rằng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.”

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts