Phần Lan đã tiến gần hơn đến việc gia nhập NATO sau khi 8 trên 10 nhóm nghị viện lớn của nước này hôm thứ Tư (20/4) bày tỏ sự ủng hộ đối việc nước này gia nhập tổ chức NATO như một phản ứng trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Các thành viên Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Sanna Marin không nhắc đến NATO trong các bài phát biểu của họ, nhưng lên tiếng ủng hộ ý tưởng về một liên minh quân sự.
“Rõ ràng là hành động của Nga đã cho thấy việc Phần Lan tiến gần hơn đến liên kết quân sự là cần thiết”, thủ lĩnh nhóm Đảng Dân chủ Xã hội Antti Lindtman nói với các thành viên quốc hội.
Phần Lan là đối tác thân thiết với NATO, nhưng vẫn duy trì tình trạng không liên kết về mặt quân sự. Tuy nhiên, hiện tại quốc phòng và an ninh của nước này cần được củng cố và quyết định về việc xin gia nhập NATO có thể được đưa ra trong vòng vài tuần. Phần Lan là nước có đường biên giới dài với Nga.
Chính phủ cũng đã chỉ ra rằng sự ủng hộ của công chúng đối với việc gia nhập liên minh có thể được đánh giá thông qua một cuộc bỏ phiếu của quốc hội thay vì một cuộc trưng cầu dân ý, mặc dù chưa có ngày nào cho một cuộc bỏ phiếu như vậy.
Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Sanna Marin hiện đang là đảng có số ghế cao nhất trong quốc hội Phần Lan. Đồng minh lớn nhất của Đảng Dân chủ Xã hội trong chính phủ liên minh năm đảng của Phần Lan là Đảng Trung tâm (the Centre Party) cho biết họ sẵn sàng ủng hộ quyết định gia nhập NATO.
“Nhóm đảng Trung tâm … sẵn sàng cho mọi quyết định mà an ninh của Phần Lan đòi hỏi, bao gồm cả việc xin gia nhập NATO”, lãnh đạo nhóm Juha Pylvas nói.
8 trong số 10 nhà lãnh đạo nhóm trong quốc hội bày tỏ sự ủng hộ gia nhập NATO hoặc tự liên kết quân sự, trong khi lãnh đạo Liên minh Cánh tả Jussi Saramo cho rằng cần có một cuộc thảo luận rộng rãi hơn.
Liên minh Cánh tả, có 16 ghế trong quốc hội 200 ghế và là một phần của liên minh chính phủ của bà Marin, theo truyền thống phản đối NATO, nhưng cho biết họ sẽ không rời bỏ chính phủ nếu đa số quốc hội ủng hộ tư cách thành viên.
Ông Saramo cho biết việc xin gia nhập NATO sẽ làm gia tăng căng thẳng ở biên giới Phần Lan – Nga và có thể khiến Phần Lan trở thành mục tiêu tiềm tàng của cuộc tấn công đầu tiên trong cuộc chiến giữa NATO và Nga.
Ngoài ông Saramo, chỉ có một nhà lập pháp theo chủ nghĩa dân tộc đại diện cho một nhóm chỉ có một ghế trong quốc hội là người duy nhất lên tiếng phản đối trực tiếp nỗ lực trở thành thành viên NATO của Phần Lan.