Trước tham vọng ngày càng tăng của ĐCSTQ, NATO và các quốc gia không thuộc NATO đang có những động thái tích cực để ngăn chặn sự bàng trướng của ĐCSTQ.
Cuộc chiến kéo dài giữa Nga và Ukraine đang nhanh chóng định hình lại cục diện quốc tế và gây áp lực chiến lược chưa từng có đối với ĐCSTQ. Ví dụ mới nhất là vào ngày 26/4, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã mời “các bộ trưởng quốc phòng và tướng lĩnh cấp cao từ 20 quốc gia thành viên NATO và các quốc gia không thuộc NATO tổ chức một cuộc họp tại căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Ramstein, Đức, để thảo luận về cách hiện đại hóa quân đội Ukraine. Bộ Ngoại giao ĐCSTQ nói rằng đây là sự khởi đầu của “một cuộc chiến đen tối mới” với ĐCSTQ.
Luận điệu ngoại giao của ĐCSTQ vẫn trung lập về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, nhưng về bản chất thì bí mật thoả thuận với Nga. Bất kể ĐCSTQ có cung cấp hỗ trợ đáng kể cho Nga hay không, hai dịp ngoại giao hiếm hoi sau đây có thể thể hiện đầy đủ ảnh hưởng quốc tế của ĐCSTQ (điều này không khiến ĐCSTQ phải trả giá đắt, miễn là nước này duy trì một tư thế ngoại giao mềm dẻo và chiến lược ngoại giao khôn khéo), nhưng ĐCSTQ đã từ bỏ và không thực hiện: Thứ nhất, ĐCSTQ có quan hệ mật thiết với Nga và Ukraine. Ukraine, Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ đều mời ĐCSTQ giúp làm trung gian hoà giải cho cuộc chiến Nga-Ukraine, nhưng ĐCSTQ đã phớt lờ. Thứ hai, liên quan đến các thỏa thuận an ninh sau chiến tranh, Ukraine đã nhiều lần đề xuất ĐCSTQ trở thành người bảo đảm an ninh cho Ukraine, cùng với Mỹ, Anh, Ba Lan, Đức, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Ông David Allahamia, một thành viên của phái đoàn Ukraine tham dự cuộc đàm phán Nga-Ukraine, tiết lộ vào ngày 3/4 rằng “Kiev đang đàm phán với Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao”, nhưng so với các nước khác, Trung Quốc có ít tiến triển hơn.
Lập trường này cho thấy ĐCSTQ đang che giấu điều gì đó. Phương Tây cũng biết quá rõ điều này. Thông qua cuộc gặp với ông Tập Cận Bình vào ngày 19/3 và hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU vào ngày 1/4, ĐCSTQ, Hoa Kỳ và EU về cơ bản đã làm rõ điểm mấu chốt của mỗi bên. Một điều quan trọng mà Mỹ và châu Âu đang làm cùng nhau thông qua cuộc chiến Nga-Ukraine là thúc đẩy việc hoàn thiện khái niệm chiến lược mới của NATO – một trong số đó tập trung vào việc đối phó với ĐCSTQ.
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khái niệm chiến lược mới của NATO đã được điều chỉnh một cách linh hoạt. Và kể từ khi hội nghị thượng đỉnh đặc biệt kỷ niệm 70 năm thành lập NATO vào tháng 12/2019 lần đầu tiên đưa vấn đề Trung Quốc vào chương trình nghị sự chính thức, đối phó với ĐCSTQ đã trở thành một trong những vấn đề cốt lõi trong khái niệm chiến lược mới của NATO. Thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 14/6/2021, lần đầu tiên nêu bật tham vọng quân sự của ĐCSTQ – “Tham vọng công khai và hành vi cứng rắn của Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra một thách thức có hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các lĩnh vực liên quan đến an ninh của NATO”.
Cuộc chiến Nga-Ukraine năm nay đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện khái niệm chiến lược mới của NATO. Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 4, vào thời điểm cuộc chiến Ukraine đang ở “giai đoạn quan trọng” như cách gọi của các nhà lãnh đạo NATO, cuộc họp ngoại trưởng NATO không chỉ mời các ngoại trưởng Ukraine, Gruzia và các ngoại trưởng khác đến để thảo luận về cách đối phó với hành động gây hấn của Nga, mà cũng thảo luận về khái niệm chiến lược mới, “lần đầu tiên có tính đến ảnh hưởng của Trung Quốc”, đề cập đến những thực tế an ninh mới mà NATO phải đối mặt, bao gồm cả những hậu quả an ninh của một ĐCSTQ mạnh hơn. Để đạt được mục tiêu này, lần đầu tiên NATO đã mời các đối tác châu Á – Thái Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand tham gia cuộc họp cấp bộ trưởng để giải quyết những thách thức mà ĐCSTQ đặt ra đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các giá trị dân chủ.
NATO hy vọng hợp tác sâu rộng với các nước châu Á-Thái Bình Dương để ngăn Trung Quốc hỗ trợ Nga trong xung đột Nga-Ukraine trong bối cảnh lo ngại rằng hỗ trợ tài chính và quân sự của Trung Quốc có thể trì hoãn xung đột. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: “Chúng tôi thấy rằng Trung Quốc đang miễn cưỡng lên án hành động xâm lược của Nga. Bắc Kinh tham gia cùng Matxcơva đặt câu hỏi về quyền của các quốc gia được lựa chọn con đường riêng của họ, đây là một thách thức nghiêm trọng với tất cả chúng ta. Điều này càng làm cho việc chúng ta xích lại gần nhau và bảo vệ các giá trị của mình càng trở nên quan trọng hơn”.
Nhìn chung, bất chấp những chia rẽ nội bộ, sự mở rộng của NATO sang châu Á – Thái Bình Dương đang tăng tốc do những thực tế an ninh mới.
Lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã mời 40 bộ trưởng quốc phòng và tướng lĩnh cấp cao tập trung tại Đức để thảo luận về cách thức các đối tác của Ukraine có thể giúp nước này xây dựng sức mạnh quân sự sau chiến tranh. Điều này mang ý nghĩa trọng đại.
Thứ nhất, cuộc họp này không được tổ chức trong khuôn khổ NATO, trong số 40 quốc gia tham dự, chỉ có một nửa là thành viên NATO, nửa còn lại là các nước không thuộc NATO. Điều này cho thấy việc mở rộng mạng lưới đối tác của NATO đã rất thành công, và NATO ngày càng trở thành nòng cốt của công tác bảo đảm an ninh quốc tế hiện nay. Điều này cực kỳ có lợi cho việc mở rộng NATO sang Châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ hai, cuộc họp này không phải về bảo đảm an ninh, mà là về trang bị thực tế của quân đội Ukraine. Người phát ngôn Toà Bạch Ốc Kirby cho biết Mỹ đã phối hợp với khoảng 30 quốc gia cung cấp thiết bị quân sự, bao gồm cả đạn dược, cho Ukraine để hỗ trợ các lực lượng của nước này và cuộc họp sẽ thảo luận về cách mở rộng sự hỗ trợ đó. Quan trọng hơn, một cuộc kiểm kê năng lực công nghiệp của các nước đối tác cũng sẽ được thực hiện để xác định cách các nhà sản xuất vũ khí có thể tiếp tục giúp Ukraine. Điều này có nghĩa là tiến độ đáng kể đang đạt được trong quá trình tích hợp thiết bị quân sự giữa NATO và các đối tác. Điều này sẽ nâng cao lợi thế quân sự thông thường của NATO và các đối tác đối với Trung Quốc.
Điều này khiến ĐCSTQ vô cùng sợ hãi và tức giận. Vào ngày 4/2, trước thềm chiến tranh Nga-Ukraine, trong tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Putin, ĐCSTQ lần đầu tiên công khai ủng hộ Nga trong việc phản đối sự mở rộng về phía đông của NATO. Để đáp lại cuộc họp ngoại trưởng NATO mở rộng nói trên vào tháng 4 và Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid vào ngày 29 và 30 tháng 6 (các nhà lãnh đạo của hơn 50 quốc gia sẽ tham dự và “Khái niệm chiến lược mới” dự kiến sẽ chính thức được đưa ra), từ ngày 21-23/4, Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã đăng liên tiếp 3 bài báo, gọi NATO là “di sản của Chiến tranh Lạnh”.
Dù ĐCSTQ có mắng mỏ thế nào đi nữa, miễn là nước này không từ bỏ tham vọng toàn cầu và ngừng tốc độ bành trướng, thì NATO không thể không mở rộng sang châu Á – Thái Bình Dương. NATO, với tư cách là liên minh chính trị và quân sự lớn nhất trên thế giới hiện nay, ĐCSTQ không muốn và cố gắng tránh đối đầu với NATO. Nhưng chính tham vọng toàn cầu của Trung Quốc và tốc độ mở rộng ngày càng nhanh của nước này trong những năm gần đây khiến một cuộc va chạm trực diện với NATO là không thể tránh khỏi. ĐCSTQ đã rơi vào một cái hố do chính họ tự đào, một điều vô cùng ngu ngốc.
Theo Vương Hách