NATO tập trận quy mô lớn ở Ba Lan

Huyền Anh

Các binh sĩ từ Sư đoàn Bộ binh 18 Ba Lan và Sư đoàn Dù 82 (Hoa Kỳ) tham gia huấn luyện chiến thuật và hỏa lực vào ngày 8/4/2022 tại Nowa Deba, Ba Lan. Khóa huấn luyện bao gồm sử dụng tên lửa phòng không di động vác vai (MANPADS) Piorun và tên lửa dẫn đường chống tăng Javelins, được biết đến với hiệu quả chống lại quân đội Nga ở Ukraine. (Ảnh: Jeff J Mitchell / Getty Images)

NATO tiến hành hai cuộc tập trận quy mô lớn là Defender Europe 2022 và Swift Response 2022 trong tháng 5. Riêng ở Ba Lan, khoảng 7.000 binh sĩ và 3.000 trang bị được triển khai. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, các cuộc tập trận này không liên quan tới tình hình trong khu vực.

Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, nước này tham gia hai cuộc tập trận quy mô lớn là Defender Europe 2022 (DE22) và Swift Response 2022 (SR22). 20 quốc gia NATO và các đối tác của liên minh quân sự này sẽ tham gia hai cuộc tập trận.

Defender Europe và Swift Response là các cuộc tập trận thường niên do quân đội NATO chỉ huy nhằm xây dựng và củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng tác chiến giữa NATO và các nước đồng minh, đối tác.

Defender Europe là cuộc tập trận đa phương thường xuyên do Mỹ dẫn đầu nhằm “xây dựng khả năng chuẩn bị và khả năng tương tác hoạt động giữa các đồng minh và đối tác” của NATO và Mỹ. Cuộc tập trận năm nay sẽ được tổ chức tại một số khu vực ở Ba Lan. Các binh sỹ Ba Lan sẽ tham gia tập trận cùng binh sỹ Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Đức, Đan Mạch và Anh.

Hình ảnh minh hoạ các binh sĩ Ba Lan trong Khóa huấn luyện chiến thuật cùng Sư đoàn Dù 82 (Hoa Kỳ) hôm 8/4/2022 tại Nowa Deba, Ba Lan. (Ảnh: Jeff J Mitchell / Getty Images)

Năm nay, Ba Lan là một trong các nước chủ nhà tổ chức DE22 và SR22. Các cuộc tập trận trong khuôn khổ DE22 sẽ diễn ra trên lãnh thổ 9 quốc gia, với sự tham gia của tổng cộng 18.000 binh sĩ.

“DE22 và SR22 là một phần trong chuỗi hoạt động huấn luyện thường kỳ vì mục đích phòng thủ. Các cuộc tập trận không nhằm chống lại quốc gia nào, không liên quan tới tình hình địa chính trị ở khu vực”, Bộ Quốc phòng Ba Lan tuyên bố.

“Sẽ có khoảng 18.000 quân nhân từ hơn 20 quốc gia tham gia diễn tập trong cả 2 cuộc tập trận này. Các hoạt động diễn ra trên lãnh thổ Ba Lan sẽ bao gồm 7.000 binh sỹ và 3.000 thiết bị”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết.

Hai cuộc tập trận khai mạc hôm 1/5 và dự kiến kết thúc ngày 27/5.

Khoảng 7.000 binh sĩ và 3.000 thiết bị quân sự được các nước NATO huy động tham gia DE22 trên lãnh thổ Ba Lan. Lực lượng Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch và Anh cũng tham gia tập trận.

Chính phủ Ba Lan cho biết nước này triển khai Lữ đoàn Lính dù số 6 với 550 binh sĩ tới Lithuania và Latvia tham gia cuộc tập trận SR22, cùng quân đội Czech, Đức và Hà Lan.

Trong cuộc tập trận Swift Response, Ba Lan sẽ triển khai khoảng 550 binh sỹ tới Litva và Latvia cùng binh sỹ Cộng hòa Séc và một lực lượng chung của Đức và Hà Lan.

“Các cuộc tập trận chung này là nhằm củng cố an ninh ở sườn Đông NATO thông qua các cuộc huấn luyện phù hợp với quy trình và tiêu chuẩn NATO”, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết. Cuộc tập trận cũng nhằm tăng cường sự chuẩn bị của khối “nhằm đối phó với các thách thức mới nổi trên chiến trường hiện nay”.

Hình ảnh minh hoạ quá trình huấn luyện chiến thuật của binh sĩ Ba Lan. (Ảnh: Jeff J Mitchell / Getty Images)

Ba Lan nhấn mạnh cả 2 cuộc tập trận nêu trên “không nhằm chống lại bất cứ nước nào và không liên quan đến tình hình địa chính trị hiện tại trong khu vực”, ám chỉ chiến dịch của Nga ở Ukraine.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Giám đốc Cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, ông Sergey Naryshkin cáo buộc Ba Lan chuẩn bị đổ bộ phía Tây Ukraine, khu vực mà Ba Lan xem là “về mặt lịch sử thuộc về Ba Lan”. Ông Naryshkin cho rằng khả năng “tái thống nhất” khu vực Tây Ukraine vào Ba Lan sẽ diễn ra dưới chiêu bài triển khai “lực lượng gìn giữ hòa bình” tới Ukraine với cái cớ bảo vệ Ukraine trước chiến dịch của Nga.

Tuy nhiên Ba Lan bác bỏ cáo buộc này.

Trong nhiều năm, Nga đã bày tỏ quan ngại về việc NATO mở rộng về phía Đông – điều mà Moscow coi mà mối đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia. Yếu tố này cùng với khả năng Ukraine có thể gia nhập NATO cũng là lý do khiến Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Huyền Anh

Related posts