Cuối tháng 4, Cục Dự trữ ngũ cốc và nguyên liệu Nhà nước Trung Quốc đã tổ chức hội nghị truyền hình toàn hệ thống. Cuộc họp cho rằng hiện tại và trong tương lai, Trung Quốc đang phải đối mặt với một “tình hình thiên tai nghiêm trọng và phức tạp” và “nhiệm vụ khó khăn” về tiếp tế khẩn cấp. Cuộc họp kêu gọi hệ thống “dốc toàn lực để làm tốt công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai lớn”.
Sau cuộc họp, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ và các phương tiện truyền thông khác đã đưa tin tức có liên quan, và tất cả chúng đều nhấn mạnh “thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng và bất thường” trong tiêu đề.
Điều này đã làm dấy lên sự chú ý của thế giới bên ngoài: Phải chăng Cục Dự trữ và Ngũ cốc Trung Quốc đã ra tín hiệu “thông báo” rằng một thảm họa thiên nhiên lớn sẽ xảy ra? Dự trữ ngũ cốc hiện tại của Trung Quốc là bao nhiêu? Một số người còn đặt câu hỏi, ĐCSTQ lại định đổ tội cho ông Trời nữa chăng? Cái mà ĐCSTQ gọi là “thiên tai ba năm”, tức là nạn đói trên toàn quốc từ năm 1959 đến năm 1961, liệu có tái diễn?
Và gần đây, các phương tiện truyền thông và cổng thông tin điện tử khác nhau ở Trung Quốc đã đăng lại một bài báo, được cho là nghiên cứu mới nhất do Đại học Bắc Kinh công bố, cho thấy rằng “duy trì cơn đói sẽ viết lại các gen lão hóa và tuổi thọ tăng gấp đôi.” Một số cư dân mạng Trung Quốc hỏi: “Đây có phải là tín hiệu không?”
Epoch Times tiếng Trung đã mời chuyên gia bình luận các vấn đề thời sự Giang Phong tham gia một buổi phỏng vấn về vấn đề lương thực của Trung Quốc.
Phóng viên đặt câu hỏi: ông nghĩ gì về “dự báo” của Cục Dự trữ Ngũ cốc Nhà nước của Trung Quốc cho rằng hiện tại và tương lai, tình hình thảm họa ở Trung Quốc là “nghiêm trọng và phức tạp”, và thậm chí có thể có “thiên tai bất thường”?
Ông Giang cho rằng chính quyền Bắc Kinh đã tuyên bố trong các tài liệu và tuyên truyền chính thức của chính phủ rằng họ có “niềm tin” và “tự tin” trong vấn đề an ninh lương thực và rằng vụ thu hoạch ngũ cốc của Trung Quốc là “mùa bội thu” hàng năm.
Tuy nhiên, đã có nhiều báo cáo từ các phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng nguồn cung cấp lương thực của Trung Quốc đang bị đe dọa do các yếu tố bên trong như chi phí tăng cao, chính sách kiểm soát dịch bệnh, thời tiết xấu và các yếu tố bên ngoài như chiến tranh Nga-Ukraina.
Chúng ta biết rằng vào năm 2002, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch toàn quốc “trả lại đất nông nghiệp cho rừng”, nói rằng nó sẽ “cải thiện môi trường sinh thái”. Tuy nhiên, những năm gần đây, chính quyền các địa phương bắt đầu đẩy mạnh “chiến dịch phục canh”, ra lệnh mở rộng diện tích đất canh tác.
Vào đầu năm nay, tại “Diễn đàn Thanh Hoa Tam Nông”, một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc đã đưa ra một nghiên cứu cho thấy trong 20 năm qua, tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Trung Quốc đã giảm từ khoảng 100% xuống còn 76% ở thời điểm hiện tại, và có thể giảm xuống 65% vào năm 2035.
Năm ngoái, sản lượng nông nghiệp toàn cầu đã bị sụt giảm mạnh do đại dịch và thời tiết, và giá dầu tăng đã đẩy giá lương thực lên mức cao kỷ lục. Sau khi chiến tranh Nga-Ukraina bùng nổ, tình hình còn tồi tệ hơn, nhiều chuyên gia cảnh báo có thể xảy ra tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu .
Khi được hỏi những lý do bên ngoài sẽ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng thiếu lương thực của Trung Quốc như thế nào? Ông Giang Phong cho biết: Trên thực tế, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần đề cập đến vấn đề an ninh lương thực.
Chẳng hạn, cuối năm ngoái, tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương, ông hỏi “vấn đề lương thực phải làm sao?” Trong hai phiên họp hồi tháng Ba năm nay, ông nhấn mạnh “muôn công nghìn việc, miếng ăn là lớn nhất”. Ông đã đi thị sát Hải Nam vào ngày 10 tháng 4 và nói rằng hạt giống là chìa khóa cho an ninh lương thực của Trung Quốc, và “chỉ bằng cách nắm bắt hạt giống của Trung Quốc bằng tay của chúng ta, chúng ta có thể ổn định vựa gạo của Trung Quốc”.
Phóng viên đặt câu hỏi “từ những phát biểu này, ông Tập Cận Bình đang lo lắng về vấn đề lương thực. Ông có nghĩ rằng Trung Quốc có thể xảy ra một nạn đói khác như vào cuối những năm 1950 không? Ông Giang Phong trả lời:
Vấn đề lương thực luôn là mối quan tâm của người dân, đặc biệt là sau khi Thượng Hải đóng cửa, người dân bị mắc kẹt trong nhà không có thức ăn, thậm chí chết đói. Vì vậy, mặc dù tình trạng thiếu lương thực theo nghĩa thông thường chưa xảy ra, nhưng nỗi sợ hãi của người dân Trung Quốc về tình trạng thiếu lương thực đã bắt đầu lan rộng.
Rõ ràng nhất là ngày 26/4, Bắc Kinh công bố việc xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn, người dân Bắc Kinh bắt đầu đổ ra đường mua sắm tích trữ; ngày 3/5, Trịnh Châu ra thông báo đóng cửa thành phố, cảnh mua sắm hoảng loạn lại xuất hiện ở đại chợ dân sinh, chợ nông sản còn đông hơn, náo loạn đến mức có cả tranh giành rau. Đây là những thảm họa do con người tạo ra.