EU có kế hoạch phát hành trái phiếu chung mới để hỗ trợ kinh tế Ukraina

Trần Phong

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (trái) gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev, ngày 20/4 (Ảnh: Europa).

Khi xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang, Ủy ban châu Âu đang có kế hoạch cùng phát hành một trái phiếu có khả năng rất lớn để tài trợ dài hạn tái cấu trúc nợ cho Ukraina. Kế hoạch sẽ được công bố sớm nhất vào ngày 18 tháng 5, theo một số nhà ngoại giao đã thông báo tóm tắt về các cuộc thảo luận vào thứ Hai (9 tháng 5).

Theo “Wall Street Journal”, Liên minh châu Âu đang có kế hoạch phát hành trái phiếu EU mới để cung cấp vốn cho việc tái cơ cấu (nợ) dài hạn của Ukraine, dự kiến ​​cuối cùng sẽ tiêu tốn (ít nhất) hàng trăm tỷ euro. Ngoài ra, EU cũng đang xem xét chuyển nguồn vốn vay (do chính phủ các nước thành viên bảo lãnh) từ ngân sách của EU để hỗ trợ các nhu cầu cấp bách về lương và lương hưu của Ukraine, vốn có thể lên tới 15 tỷ euro trong ba tháng tới.

Theo chính phủ Ukraine và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ukraine cần 5 tỷ euro mỗi tháng để giữ cho nền kinh tế phát triển. Mỹ đã cam kết tài trợ một phần ba, thu bớt khoản thiếu hụt còn 10 tỷ euro trong ba tháng tới.

Ủy ban châu Âu đã trình bày với các đại sứ EU vào thứ Sáu (ngày mùng 6) về một kế hoạch để thu hẹp khoảng cách, trong đó sẽ yêu cầu Ủy ban châu Âu cung cấp cơ sở cho các bảo lãnh ở các nước, Politico.eu đưa tin. Các nhà ngoại giao cho biết EU có thể xem xét hình thức của chương trình Hỗ trợ Giảm thiểu Rủi ro Thất nghiệp.

Năm 2021, EU đưa ra kế hoạch kích thích 1,8 nghìn tỷ euro (khoảng 2 nghìn tỷ đô la Mỹ) để đối phó với dịch COVID-19.

Một số nhà ngoại giao thông báo tóm tắt về các cuộc thảo luận hôm thứ Hai tiết lộ rằng mặc dù khoảng cách tài trợ của Ukraine nhỏ hơn nhiều, nhưng Ủy ban châu Âu vẫn chưa cung cấp chính xác số tiền tài trợ cần thiết hoặc chi tiết về cách các nước sẽ chia sẻ nó.

Báo cáo cho biết, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu gần 1 điểm phần trăm vào tháng trước vì cuộc chiến của Nga ở Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng lạm phát là một “vấn đề rõ ràng đối với nhiều quốc gia có rủi ro thực sự”.

Một số quốc gia, bao gồm Đức, Áo và Hy Lạp, đã yêu cầu Ủy ban châu Âu cung cấp các lựa chọn tài chính khác trước khi đệ trình kế hoạch vào ngày 18 tháng 5. Nếu các nước không thuộc EU khác – như Nhật Bản, Anh, Na Uy, v.v. – tham gia, EU sẽ chỉ cần tải trợ vài tỷ euro. Họ tin rằng điều này có thể đạt được thông qua các khoản tài trợ song phương.

Related posts