EU cung cấp thêm hỗ trợ quân sự trị giá 500 triệu euro cho Ukraine

Huyền Anh

EU cung cấp thêm hỗ trợ quân sự trị giá 500 triệu euro cho Ukraine
Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói chuyện trong cuộc gặp song phương tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 ở Wangels, miền Bắc nước Đức, vào ngày 13/5/2022. (Ảnh: Kay Nietfeld/Getty Images)

Đại diện EU đưa ra tuyên bố với các phóng viên bên lề Hội nghị ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) được tổ chức tạ bang Schleswig-Holstein của Đức hôm 13/5.

Ngày 13/5, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell cho biết khối này sẽ cung cấp thêm hỗ trợ quân sự trị giá 500 triệu euro (520 triệu USD) cho Ukraine.

Ông Borrell đưa ra tuyên bố trên với các phóng viên bên lề Hội nghị ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) được tổ chức tạ bang Schleswig-Holstein của Đức.

Ông cũng bày tỏ tin tưởng EU có thể đạt được một thỏa thuận trong những ngày tới về việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga.

Ông nói thêm, quỹ sẽ được phân bổ để mua vũ khí hạng nặng và nâng tổng hỗ trợ tài chính của EU cho Ukraine lên tới 2 tỷ euro.

Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến công bố kế hoạch trị giá 195 tỷ euro (202,11 tỷ USD) vào tuần tới để EU từ bỏ nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.

Theo ông Borrell, nếu các nước EU không đạt được nhất trí ở cấp đại sứ về việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga thì các bộ trưởng các nước thành viên nhóm họp vào ngày 16/5 tới sẽ phải thúc đẩy đạt thỏa thuận.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết các nước thành viên G7 nhất trí tiếp tục ủng hộ Ukraine về lâu dài.

Vấn đề năng lượng, an ninh lương thực và cuộc xung đột tại Ukraine là những chủ đề chính được thảo luận trong khuôn khổ hội nghị G7 lần này.

Ngoại trưởng Le Drian cũng chỉ rõ tác động của cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh tác động ngày càng tăng của cuộc xung đột tại Ukraine đối với các quốc gia nghèo hơn.

Ông cho rằng các nước G7, với tư cách là những quốc gia công nghiệp lớn mạnh nhất, cần hỗ trợ các nước nghèo đang gặp khó khăn về lương thực và năng lượng do cuộc xung đột này.

Hội nghị Ngoại trưởng G7 diễn ra từ ngày 12-14/5, với sự tham dự của Đức, Anh, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhằm tìm cách gây áp lực lên Nga thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế, cô lập Moscow trên trường quốc tế và chống lại những thông tin sai lệch do Nga lan truyền, ông Borrell nói.

Các nhà ngoại giao EU sẽ tổ chức các cuộc đàm phán vào thứ Hai (16/5) về việc áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga. Tuy nhiên, Hungary đã phản đối vì nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu của Nga.

Ông Borrell nói: “Chúng tôi cần thỏa thuận này và chúng tôi sẽ đạt được”.

Ông Borrell nói rằng điều quan trọng là cuộc họp giữa các nước G7 phải thể hiện một “mặt trận thống nhất”. Ngoại trưởng Anh Liz Truss cũng đồng tình với quan điểm này.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba và người đồng cấp từ nước láng giềng Moldova, Nicu Popescu, đã được mời tham dự cuộc họp với tư cách khách mời.

Khoảng 3.500 cảnh sát đã được triển khai tại địa điểm diễn ra sự kiện ở phía đông bắc Hamburg để đảm bảo an ninh.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu cũng cho biết hôm thứ Sáu (13/5) rằng, ông hy vọng rằng các cuộc đàm phán về hạt nhân với Iran sẽ bị đình trệ.

Các cuộc đàm phán giữa Tehran và các cường quốc trên thế giới gần đây đã đi đến bế tắc, một phần do Iran yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ các quy định khủng bố đối với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của nước này.

Phát biểu bên lề cuộc họp của các nền kinh tế lớn G7 tại Đức, ông Borrell nói rằng đặc phái viên của khối đã đến thăm Tehran trong tuần này, đảm bảo rằng đàm phán “diễn ra tốt hơn mong đợi”.

“Những việc như vậy không thể giải quyết trong một sớm một chiều, nhưng giả sử các cuộc đàm phán đã bị chặn và bị phá vỡ. Nghĩa là sẽ có một viễn cảnh của việc đạt được thỏa thuận cuối cùng”.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts