Từ bỏ đăng cai Asian Cup, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ phải chăng thất vọng với bóng đá nam

Minh Anh

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Pixabay).

Trung Quốc thông báo từ bỏ quyền đăng cai vòng chung kết Asian Cup 2023, lý do đằng sau khiến Trung Quốc đưa ra quyết định này là gì?

Sau khi hoãn và hủy bỏ một số sự kiện thể thao, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cách đây vài ngày đã thông báo rằng họ từ bỏ quyền đăng cai vòng chung kết Asian Cup 2023. Một số nhà phân tích cho rằng việc ĐCSTQ từ bỏ Asian Cup có thể liên quan đến việc phòng chống dịch bệnh, nhưng nhiều khả năng nó liên quan đến sự thất vọng của ban lãnh đạo cấp cao đối với thành tích của đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc.

Vào ngày 6/5, Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19, dự kiến ​​diễn ra từ ngày 10 đến 25 tháng 9 tại Hàng Châu, đã bị hoãn lại do dịch bệnh. Đại hội Thể thao Trẻ châu Á dự kiến tổ chức tại Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông vào cuối năm cũng bị hủy bỏ. Thế vận hội mùa hè Đại học Thế giới lần thứ 31, ban đầu dự kiến ​ tổ chức tại Thành Đô, Tứ Xuyên vào tháng 6 đã bị hoãn lại đến năm 2023.

Ngày 14/5, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) xác nhận Trung Quốc đã từ bỏ quyền đăng cai vòng chung kết Asian Cup 2023.

Cùng ngày, Ban tổ chức Asian Cup Trung Quốc ra thông báo cho biết, AFC Asian Cup 2023 ban đầu dự kiến ​​tổ chức tại Trung Quốc từ ngày 16/6 đến 16/7/2023. Nhưng do tình hình dịch bệnh nên ban tổ chức Trung Quốc khó có thể đưa ra các cam kết và sắp xếp để Asian Cup năm sau được tổ chức theo “chế độ hoàn toàn mở”. Sau khi cân nhắc ban tổ chức quyết định Asian Cup lần này sẽ được tổ chức ở một địa điểm khác.

Về vấn đề này, một số người hâm mộ Trung Quốc tỏ ra khó hiểu: “Vẫn còn 14 tháng nữa mới diễn ra giải đấu, và bây giờ chúng ta buộc phải cam kết ngăn chặn dịch bệnh? Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Tại sao phải quyết định trước lâu như vậy?”

Tờ ‘Minh Báo’ của Hồng Kông hôm 17/5 bình luận rằng việc hủy bỏ một sự kiện thể thao quốc tế lớn sẽ diễn ra một năm sau đó là điều khá bất ngờ. Việc bỏ Asian Cup lần này có thể liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, nhưng ở mức độ lớn hơn có lẽ là do sự thất vọng của ban lãnh đạo cấp cao nhất đối với thành tích của đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc.

Bài báo cho biết ông Tập Cận Bình tự nhận mình là một “fan cuồng bóng đá”, sau khi phụ trách công tác chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh trên cương vị chủ tịch nước, ông đã nhiều lần thể hiện sự quan tâm đến bóng đá Trung Quốc. Ông từng nói rằng đội tuyển Trung Quốc được dự World Cup, đăng cai World Cup và vô địch World Cup là “ba điều ước” của mình.

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, năm 2014, Bộ Giáo dục thông báo sẽ thiết lập và cải thiện cơ chế giải bóng đá bốn cấp cho các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học, đồng thời có kế hoạch mở rộng số lượng trường dạy bóng đá được chỉ định lên khoảng 20.000. Vào năm 2015, Nhóm cải cách sâu rộng của Ủy ban Trung ương đã xem xét và thông qua “Kế hoạch tổng thể về cải cách bóng đá của Trung Quốc”, với mục tiêu trung hạn là bóng đá nam trở thành một trong những nền bóng đá hàng đầu châu Á.

Theo bài báo, màn trình diễn của đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc trong thời gian qua đã khiến người hâm mộ Trung Quốc, trong đó có ông Tập thất vọng. Ở loạt đấu quốc tế, khoảng cách với các đội hàng đầu châu Á không những bị nới rộng hơn, mà còn lần lượt để thua Thái Lan, Việt Nam, hòa Philippines và Ấn Độ, khiến thứ hạng châu Á tụt từ thứ 9 xuống thứ 10 trong bảng xếp hạng. Ở AFC Champions League năm nay, hai CLB thuộc Super League của Trung Quốc đã cử đội trẻ của mình thi đấu chiếu lệ, khiến dư luận quốc tế chỉ trích.

Bài báo kết luận rằng, theo tình hình hiện tại, cơ hội hồi sinh sau một năm của đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc là rất nhỏ. Thi đấu với phong độ như vậy ở nhiều thành phố của Trung Quốc sẽ không chỉ là một sự ô nhục mà còn gây ra tình trạng bất ổn cho người hâm mộ và các sự cố xã hội.

Vào ngày 16 tháng 4 năm nay, hai đội bóng thuộc Super League của Trung Quốc là Sơn Đông Thái Sơn và Quảng Châu đã thi đấu ở vòng bảng AFC Champions League, ở lượt trận đầu tiên, Sơn Đông Thái Sơn đã để thua 0: 7 trước Daegu FC, cường quốc của giải VĐQG Hàn Quốc, đội Quảng Châu thua 0: 5 trước đội Malaysia Johor. Trong ngày thi đấu đầu tiên, hai đội Trung Quốc đã để thua tới 12 bàn và không ghi nổi một bàn thắng nào.

Một bài bào khác cho rằng trong hai trận đấu này, thủ môn của cả hai đội đều mắc những lỗi cơ bản, thậm chí còn mắc nhiều lỗi nghiệp dư hơn cả nghiệp dư. Hai đội bóng do Hiệp hội bóng đá Trung Quốc cử đến đã thi đấu vô cùng thất vọng, điều đó khiến chủ tịch Liên đoàn bóng đá Trung Quốc Trần Tuất Nguyên (Chen Xuyuan) mất mặt.

Bài báo đánh giá của “Những người sáng tạo trong lĩnh vực thể thao chất lượng cao” cho rằng AFC Champions League là sự kiện cấp cao nhất dành cho các câu lạc bộ châu Á, và vị thế của nó tương đương với Champions League châu Âu và Copa Libertadores ở Nam Mỹ, và tầm quan trọng của nó là hiển nhiên. Tuy nhiên, đội Quảng Châu và đội Sơn Đông đã liên tiếp gây thất vọng ở AFC Champions League.

Ngày 1/2, đội tuyển Trung Quốc đá trên sân khách với Việt Nam, và thua liền 2 bàn không gỡ ngay sau trận mở màn, chung cuộc thua 1-3 trước Việt Nam, đội đã thua cả 7 trận trước đó khiến người hâm mộ có mặt rất tức giận. Đây là lần đầu tiên đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc thất bại trước Việt Nam sau 62 năm, đồng thời tuyên bố đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc đã hoàn toàn vắng mặt tại World Cup Qatar diễn ra vào cuối năm nay.

Theo Hứa Mộng Nhi/ The Epoch Times

Related posts