Trong suốt sự nghiệp lâu dài của mình với tư cách là một người làm nghề quỹ phòng hộ, tôi đã tham gia vào nhiều sự kiện lớn, và chứng kiến những đợt bùng nổ và hỗn loạn xảy ra trên thị trường tài chính.
Những sự kiện lớn như vậy bao gồm cuộc Khủng hoảng Tài chính Á Châu năm 1997–98, cuộc khủng hoảng công nghệ năm 2000, vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 năm 2001, cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn năm 2007, và vụ phá sản nổi tiếng của Lehman Brothers năm 2008 dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu của năm đó.
Sự phục hồi diễn ra theo các hình thức khác nhau đối với mọi biến động thị trường lớn. Sự lây lan lòng tham của những thành viên thị trường làm tha hóa một hệ thống, các cơ quan quản lý vào cuộc và trừng phạt những người xấu chơi, những “kẻ may mắn” lách qua được hệ thống, xuất hiện trở lại trong một số chiêu bài khác và thử một cách tiếp cận khác.
Mọi người trên khắp thế giới biết rằng Hồng Kông là một trung tâm tài chính quốc tế, nơi niêm yết IPO, và các khoản đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân làm cho thành phố này trở nên thịnh vượng. Nhiều người Hồng Kông bình thường thích đầu cơ vào thị trường tài chính. Họ đặt cược dựa trên sự lên xuống của Chỉ số Hang Seng, (một chỉ báo cho thấy thị trường chứng khoán Hồng Kông hoạt động như thế nào), điều này mang lại cho mọi người hy vọng nhưng thường [cuối cùng] lại tạo ra sự thất vọng.
Những người sống ở thành phố này rất phấn khởi khi giá trị căn hộ nhỏ của họ tăng lên và khi khoản thế chấp được trả hết nhưng chi phí sinh hoạt cực kỳ cao đối với một người bình thường là siêu thực. Giá thuê kinh doanh đang tăng vọt đã hạ nhiệt một chút do các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2019 và các biện pháp thời đại dịch COVID-19 nhưng nền kinh tế thì suy giảm.
Chính sách COVID “không khoan nhượng” do Bắc Kinh chỉ đạo đã làm tê liệt các thành phố lớn ở Trung Quốc và cũng đã có tác động tàn phá đối với Hồng Kông.
Thành phố Hồng Kông của chúng ta đã có một di sản phong phú, nhưng rất nhiều ngành công nghiệp thịnh vượng trước đây đang biến mất mà không có người kế vị sẵn sàng tiếp quản. “Dai Pai Dongs,” nghĩa đen là những nhà hàng có biển số xe lớn, nằm ở những con phố phía sau của Hồng Kông ngày càng trở nên hiếm hoi. Những người chạy xe kéo một người cũng đã biến mất từ lâu, được thay thế bằng một thế hệ tài xế Uber mới.
Không có dấu hiệu chấm dứt về tình hình đại dịch COVID 19, các nhà hàng súp rắn là nạn nhân, vì tin đồn nói rằng rắn có thể là nguồn gốc ban đầu của đại dịch virus corona. Dù có đổ lỗi cho việc COVID 19 có lây lan từ Trung Quốc hay không, thì sự bùng phát dịch trên toàn cầu sẽ không sớm kết thúc. Hầu hết các quốc gia và thành phố lớn trên thế giới hiện đang “sống chung với virus” trong khi Hồng Kông vẫn đang chơi trò chơi sợ hãi COVID và kiềm chế người dân của mình mà không vì lý do y tế.
Đối với những gì có liên quan đến Hồng Kông, chúng ta hãy tạm gác cảm giác ấm áp sang một bên và quay trở lại thực tế.
Luật An ninh Quốc gia (NSL) áp dụng cho Hồng Kông giống như việc thả một quả bom neutron, sát hại người dân nhưng lại tha cho các tòa nhà. Đó là một bản chất khắc nghiệt và không khoan nhượng, hà khắc và được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt lên Hồng Kông. NSL cản trở các quyền tự do của chúng ta. NSL là thỏa thuận của ma quỷ đối với Hồng Kông, nó loại bỏ sự độc lập về tư pháp và pháp quyền của chúng ta.
Kể từ khi NSL được ban hành gần hai năm trước, và cùng với chính sách COVID thất bại, chúng ta đã chứng kiến một cuộc di cư ồ ạt của người Hồng Kông đến các khu vực khác nhau trên thế giới để được tự do. Chỉ số Phóng viên Không biên giới RSF gần đây nhất vào năm 2022 cho thấy quyền tự do báo chí của Hồng Kông đã giảm xuống 148, nắm dưới Philippines và Sri Lanka.
Trước những bất ổn chính trị mà chúng ta đã chứng kiến, các nhân sự chủ chốt của các ngân hàng đầu tư lớn đã chuyển tới Singapore thay vì Hồng Kông. Với quyền lực mơ hồ và rộng rãi của NSL, bất kỳ ai đi ngang qua Hồng Kông đều có thể bị phạt và bị bắt. Quả thực rất khó để coi thực tế này không phải là sự kết thúc của Hồng Kông.
Điều quan trọng là phải nghĩ về con người chúng ta với tư cách là người Hồng Kông, và rằng chúng ta không muốn bị chà đạp bởi một nhà cầm quyền tàn bạo. Chúng ta không còn quá xa vời với số phận của những người sống trong nỗi sợ hãi như ở Tân Cương và Tây Tạng.
Hệ thống giám sát tinh vi với trí tuệ nhân tạo, nhận dạng khuôn mặt và phần mềm gián điệp điện thoại đã tồn tại ở Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông gần đây đã thừa nhận rằng ứng dụng LeaveHomeSafe chứa các chức năng nhận dạng khuôn mặt ẩn mà họ cho biết hiện họ đang cố gắng chỉnh lại. Hình thức giám sát nhà nước kiểu Orwellian ở một số vùng của Trung Quốc trên thực tế đã được chuyển sang Hồng Kông.
Đại quỹ đầu cơ George Soros đã có những nhận xét mạnh mẽ về ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình vài năm trước, rằng “Trung Quốc không phải là chế độ độc tài duy nhất trên thế giới nhưng là chế độ giàu có nhất, mạnh nhất và có công nghệ tân tiến nhất. Đặc điểm này khiến ông Tập Cận Bình trở thành đối thủ nguy hiểm nhất của các xã hội mở”. Ông Soros đã nói trước một khán giả tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng Một năm 2019. Ông cũng nhận xét rằng hệ thống tín dụng xã hội, khi đi vào hoạt động, sẽ trao cho ông Tập Cận Bình toàn quyền kiểm soát người dân.
Về phía Hồng Kông, tôi e là những ngày hạnh phúc cuối cùng đã không còn nữa. Nơi đó sẽ trở thành chỉ như một thành phố khác của Trung Quốc. Tốt nhất, thì thành phố đó sẽ được coi như một trung tâm tài chính bình thường của Trung Quốc, với các đặc điểm của Trung Quốc. Tình hình trở nên tồi tệ hơn nhanh hơn những gì mà hầu hết mọi người trên thế giới tưởng tượng, do đó, đã diễn ra cuộc di cư của người dân trong hai năm qua. Những tháng ngày huy hoàng của Hồng Kông chắc chắn đã không còn nữa. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá sợ hãi, vì chúng ta đang bước vào một ẩn số lớn.
Ông Edward Chin điều hành một công ty đầu tư. Trước đây ông là Giám đốc Quốc gia của một quỹ phòng hộ niêm yết công khai tại Vương quốc Anh, quỹ lớn nhất thuộc loại này tính theo tài sản quỹ này quản lý. Bên cạnh công việc của quỹ phòng hộ, ông Chin nhà Sáng lập nhóm Giám sát Hồng Kông 2047 và là Cố vấn Cao cấp của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF, HK & Ma Cao). Ông Chin học giao tiếp ngôn luận tại Đại học Minnesota và nhận bằng MBA tại Đại học Toronto.
Vân Du biên dịch