Hôm qua, Tổng thống Joe Biden của Mỹ đã công bố khoản viện trợ quân sự mới trị giá 700 triệu USD cho Ukraine, diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông ký một thoả thuận trị giá 40 tỷ USD do Quốc Hội thông qua.
Mỹ thể hiện quyết tâm trong cuộc chiến uỷ nhiệm với Nga, Nhà Trắng công bố: “Hoa Kỳ sẽ sát cánh với các đối tác Ukraine của chúng tôi và tiếp tục cung cấp cho Ukraine vũ khí và thiết bị để tự vệ”.
Trong tuyên bố, ông Biden cho biết hiện ông đang gửi các hệ thống tên lửa tiên tiến, chính xác sau khi nhận được sự đảm bảo từ chính phủ Kyiv rằng nó sẽ không bắn vào các mục tiêu bên trong nước Nga, điều này chắc chắn sẽ làm leo thang xung đột.
Trước đó chỉ một ngày, Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ không gửi tên lửa đa nòng, tầm xa tới Ukraine; Mỹ không muốn Ukraine bắn tên lửa vào Nga. Nhưng tuyên bố của Tổng thống Mỹ gần như ngay lập tức được đính chính bởi Nhà Trắng, cơ quan mà ông đang lãnh đạo.
Ông Biden nói: “Nhờ khoản viện trợ bổ sung cho Ukraine, được thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng áp đảo trong Quốc hội Mỹ, Mỹ sẽ có thể tiếp tục cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn, sử dụng hiệu quả hơn trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga”.
Các vũ khí tiên tiến bao gồm Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) “với các loại đạn dược chiến trường”, tổng thống cho biết trong tuyên bố. “Chúng tôi sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới trong việc cung cấp tài lực để hỗ trợ cuộc chiến giành tự do của Ukraine”.
Ukraine đã và đang tìm kiếm Hệ thống phóng tên lửa đa nòng (MLRS) như M270 và M142 HIMARS, đều do Lockheed Martin chế tạo, để cung cấp thêm hỏa lực ở tầm xa hơn nhằm đánh trúng nơi tập trung quân của Nga và kho vũ khí ở hậu phương của Nga.
Jonathan Finer, phó cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, trước đó đã nói rằng Washington tin rằng hệ thống HIMARS sẽ đáp ứng nhu cầu của Kyiv.
“Đây là một cuộc xung đột phòng thủ mà người Ukraine đang tiến hành. Các lực lượng Nga đang ở trên lãnh thổ của họ”, ông Finer nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
Tuy nhiên, đáp lại, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 1/6 cho biết Moscow nghi ngờ “Hoa Kỳ đang cố tình đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách gửi thêm vũ khí tới Ukraine. Khi được các phóng viên hỏi về cách Nga có thể phản ứng, ông nói: “Chúng ta đừng nói về các tình huống xấu nhất”.
Ông Peskov nói rằng những nguồn cung cấp như vậy sẽ không khuyến khích giới lãnh đạo Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình bị đình trệ.
Khi được hỏi liệu động thái của Mỹ có làm tăng khả năng nước thứ ba tham gia vào cuộc xung đột hay không, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: “Những rủi ro như vậy chắc chắn tồn tại”. Ông nói trong một cuộc họp báo ở Ả Rập Xê Út, “Đây là một hành động khiêu khích trực tiếp [của Ukraine], nhằm lôi kéo phương Tây tham gia hành động quân sự”.
Thanh Đoàn
Klemlin phản ứng khi Ukraine nhận lô hàng vũ khí mới nhất của Mỹ
Các quan chức Nga đã đưa ra cảnh báo sau khi Tổng thống Joe Biden xác nhận trong một thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ gửi các hệ thống tên lửa tiên tiến tới Ukraine.
Viết cho The New York Times ngày 31/5, Tổng thống Biden cho biết chính quyền của ông sẽ gửi “các hệ thống tên lửa tiên tiến hơn” tới Kyiv như một phần của gói thầu quân sự mới.
Ông viết: “Chúng tôi đã nhanh chóng gửi cho Ukraine một lượng vũ khí và đạn dược đáng kể để nước này có thể chiến đấu trên chiến trường và có thể đạt được vị thế mạnh nhất trên bàn đàm phán”.
Tuy nhiên, đáp lại động thái này của Mỹ, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 1/6 cho biết Moscow nghi ngờ “Mỹ đang cố tình đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách gửi thêm vũ khí tới Ukraine. Khi được các phóng viên hỏi về cách Nga có thể phản ứng, ông nói: “Chúng ta đừng nói về các tình huống xấu nhất.”
Ông Peskov nói thêm rằng những nguồn cung cấp như vậy sẽ không khuyến khích giới lãnh đạo Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình bị đình trệ.
Khi được hỏi sau đó liệu động thái của Mỹ có làm tăng khả năng nước thứ ba tham gia vào cuộc xung đột hay không, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: “Những rủi ro như vậy chắc chắn tồn tại”. Ông nói trong một cuộc họp báo ở Ả Rập Xê Út, “Đây là một hành động khiêu khích trực tiếp [của Ukraine], nhằm lôi kéo phương Tây tham gia hành động quân sự”.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, khi được hỏi về viễn cảnh đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga, đã trả lời “bất kỳ lô hàng vũ khí nào đang và sẽ [đến Ukraine], đều gia tăng rủi ro [đối đầu quân sự Mỹ – Nga] như vậy”, theo RIA Novosti.
Trong bài báo trên The New York Times, ông Biden tuyên bố rằng chính quyền của ông có mục tiêu “đơn giản” là “thấy một Ukraine dân chủ, độc lập, có chủ quyền và thịnh vượng với các trang thiết bị [đủ] để răn đe và tự vệ trước các hành động xâm lược tiếp theo”. Ông lập luận rằng điều đó đòi hỏi [Mỹ] phải cung cấp vũ khí cho Ukraine.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa phòng không Stinger, hệ thống pháo mạnh và tên lửa chính xác, radar, máy bay không người lái, trực thăng Mi-17 và đạn dược”, Tổng thống viết. “Chúng tôi cũng sẽ gửi thêm hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính, theo sự cho phép của Quốc hội”.
Mới chỉ 2 ngày trước đó, vào đầu tuần này, ông Biden nói với các phóng viên rằng Mỹ sẽ không gửi các hệ thống tên lửa có thể tấn công các mục tiêu bên trong Nga. Nhưng đây có vẻ lại là một phát ngôn mà truyền thông đã hiểu “chưa chính xác” của tổng thống Mỹ. Nhà Trắng lập tức có đính chính về phát ngôn này. Sau đó là bài viết của Tổng thống cũng như thông cáo của Nhà Trắng về việc gửi vũ khí gồm tên lửa, đạn dược hiện đại tới Ukraine, khoản viện trợ mới này trị giá 700 triệu USD.
Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả là “hoạt động quân sự đặc biệt”, bắt đầu vào ngày 24/2/2022 và đã kéo dài gần 100 ngày.
Các lực lượng Nga ngày 1/6 đã áp sát trung tâm của một thành phố công nghiệp nhằm chiếm lấy một vùng đất phía đông Ukraine, trong khi Mỹ cho biết họ sẽ cung cấp các tên lửa tiên tiến cho Kyiv để buộc Moscow đàm phán chấm dứt chiến tranh.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết các lực lượng Nga đang tấn công cơ sở hạ tầng ở các khu vực phía đông và phía nam bao gồm cả thành phố biểu tượng quan trọng Sievierodonetsk mà họ tiến vào ngày 27/5.
Thành phố Sievierodonetsk là trọng tâm chính của cuộc tấn công trên bộ của Nga trong vài tuần qua. Sievierodonetsk, một thành phố từ thời Liên Xô, có một nhà máy hóa chất lớn. Theo Thống đốc địa phương Serhiy Gaidai, một cuộc không kích của Nga đã tấn công nhà máy vào ngày 31/5, làm nổ tung một thùng chứa axit nitric độc hại và giải phóng ra một đám khói màu hồng.
Thanh Đoàn
(Theo The Epoch Times)