Nạn nhân bị di chứng do tiêm vắc-xin COVID-19 khiếu kiện trên đường phố Bắc Kinh

Các gia đình có người bị tàn tật do tiêm vắc-xin đến từ đến từ nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục như Trùng Khánh, Lạc Dương tỉnh Hà Nam, Nam Xương tỉnh Giang Tây, đã tụ tập trên đường phố Bắc Kinh để xin quyên góp cho con họ vì họ không có tiền chữa trị cho con. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình video).

Ngày 1/6, trên mạng Internet xuất hiện hàng loạt hình ảnh một số gia đình từ quận Nam Ngạn của thành phố Trùng Khánh, thành phố Lạc Dương của tỉnh Hà Nam, thành phố Nam Xương của tỉnh Giang Tây tụ tập trên đường phố Bắc Kinh cùng con cái của họ bị tàn tật. Do không có tiền chữa bệnh cho con, những người này đành bất lực xin tiền quyên góp, cảnh sát nhanh chóng đến cưỡng chế và lấy đi đơn kiện.

Trong đoạn video được đăng tải trên mạng, có người đang đẩy một chiếc xe nôi, trên xe có một đứa trẻ, có người người phụ nữ bế một đứa trẻ, một bé gái ngồi trên một chiếc xe tàn tật. Họ cầm trên tay đơn khiếu nại hoặc ảnh, một số cảnh sát cưỡng chế giật lấy đơn kiện trên tay họ. Một người phụ nữ hét lên: “Tiêm vắc-xin đến tàn tật! Hãy nhìn xem! Nhân dân toàn quốc hãy nhìn xem, tiêm vắc-xin dẫn đến tàn tật! Họ đang đàn áp nạn nhân, hãy nhìn họ! Tất cả đều là vắc-xin gây ra, mọi người hãy nhìn! Gia đình người tàn tật do tiêm vắc-xin do không có tiền để điều trị cho con, không còn cách nào khác nên đến Bắc Kinh để xin quyên góp tiền. Mọi người hãy nhìn xem! Người dân cả nước hãy nhìn kỹ xem! Các gia đình tiêm vắc-xin dẫn đến tàn tật bị đàn áp nghiêm trọng, đặc vụ đã đến đây trong vòng chưa đầy hai phút!”

Về vấn đề này, một số cư dân mạng nhận xét: “Nếu không tiêm thì không được đi học, chỉ có thể nói rằng họ đều là những người đáng thương”, “Vì sự thiếu hiểu biết của cha mẹ trẻ mà hủy hoại một đời của con.”

Cư dân mạng “Solitary” bày tỏ: “Trên thế giới này chỉ có cái nước ngu ngốc tin rằng không ai chết vì tiêm vắc xin, còn sâu sắc không có chút nghi ngờ! Đúng là ngu ngốc đến cực điểm! Gặp phải bệnh dịch này! Không ai muốn cả! Tiêm vắc-xin dẫn đến tàn thật là việc ắt xảy ra, bởi vì hệ thống miễn dịch của một số người không cách nào phản ứng và nhiều người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính. Vắc-xin của quốc gia ngu ngốc không làm chết một ai, đúng là một trò đùa lớn! Đối với những người đã chết trong bệnh dịch này, đúng là thương xót!”

Điều đáng nói là vào đầu tháng 5, bệnh nhân ung thư máu tại hơn 30 tỉnh (thành phố và khu tự trị) ở Trung Quốc đã đưa ra một bức thư ngỏ cáo buộc sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 dẫn đến mắc bệnh bệnh ung thư máu.

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin hôm 30/5, nhiều người mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, đến từ các thành phố cấp 1 và cấp 2 ở Trung Quốc. Hiện thống kê đã có hơn 1.000 trường hợp. Nhưng chính quyền coi họ là kẻ thù và đàn áp họ, cả nhà báo và luật sư đều không dám hỗ trợ.

Bức thư nêu rõ, sức khỏe họ rất tốt trước khi tiêm chủng, không có tiền sử mắc các bệnh di truyền trong gia đình, không có ô nhiễm xung quanh nơi ở và môi trường làm việc cũng không tiếp xúc với phóng xạ. Nhiều người thậm chí còn được khám sức khỏe trước khi tiêm chủng, các chỉ số thể chất đều tốt. Sau khi tiêm chủng COVID-19, họ bắt đầu có các triệu chứng sốt ở các mức độ khác nhau, đổ mồ hôi ban đêm, ho, nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy và khó thở. Họ được xác nhận là mắc bệnh bạch cầu cấp tính, chủ yếu là bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính. Hầu hết mọi người xuất hiện các triệu chứng một vài ngày sau khi tiêm chủng và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu.

Bức thư ngỏ công khai đầu tiên được công bố vào đầu tháng 5, đề cập đến những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, đến từ các thành phố cấp 1 và cấp 2 ở Trung Quốc. Họ là những người làm việc trong các ngành nghề khác nhau, độ tuổi từ 3 ​​đến 70 tuổi, hoặc là chủ động hoặc bị động tiêm vắc-xin sau khi các nơi ở Trung Quốc thúc đẩy tiêm vắc-xin.

Bức thư nói rằng họ có sức khỏe tốt trước khi tiêm chủng, không có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền, và không có ô nhiễm xung quanh nơi ở và không có làm công việc tiếp xúc với phóng xạ. Nhiều người thậm chí đã được khám sức khỏe trước khi tiêm chủng, các chỉ số thể chất đều tốt. Sau khi tiêm chủng COVID-19, họ bắt đầu có các triệu chứng sốt ở các mức độ khác nhau, đổ mồ hôi ban đêm, ho, nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy và khó thở. Họ được xác nhận là mắc bệnh bạch cầu cấp tính, chủ yếu là bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính. Hầu hết mọi người xuất hiện các triệu chứng một vài ngày sau khi tiêm chủng và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu.

Thư ngỏ chỉ ra rằng các loại vắc-xin COVID-19 mà họ tiêm chủng chủ yếu là của công ty Sinovac Biotech, và các loại khác bao gồm vắc-xin BIBP của Sinopharm, vắc-xin của Viện Sinh học Vũ Hán, Chongqing Zhifei Biological Products, và Changchun Institute of Biological Products. Hiện tại đa số họ buộc phải phải nhập viện để hóa trị hoặc làm phẫu thuật cấy ghép. Ngoài bệnh bạch cầu, một số người còn bị thiếu máu ác tính, giảm tiểu cầu, nổi hạch.

Bức thư cũng đề cập rằng các bệnh nhân đã đến chính quyền địa phương, chính quyền tỉnh và thậm chí cả Bắc Kinh để khiếu kiện nhưng họ không nhận được phản hồi hợp lý, và một số quan chức địa phương thậm chí còn đối xử thô bạo, coi họ đối tượng để tiến hành “duy trì ổn định”.

Bức thư dẫn lời Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hồi tháng Ba năm nay đã ban hành một văn bản cho các địa phương, yêu cầu họ hết sức chú ý đến những xu hướng gần đây của một số người trong nhóm WeChat phàn nàn rằng họ hoặc người nhà của họ bị ung thư máu sau khi tiêm vắc-xin. Điều này cho thấy Ủy ban Y tế Quốc gia đã biết về vụ việc.

Ngoài ra, một số bệnh nhân đã nhờ phóng viên hỗ trợ đưa tin, nhưng phóng viên hiện chưa thể đưa tin về tác dụng phụ của vắc-xin. Bệnh nhân lại tìm đến luật sư, nhưng bên đối phương nói rõ không thể làm đại diện trong vụ kiện liên quan đến dịch bệnh.

Theo Đài Á Châu Tự Do, chủ đề “Bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin virus corona mới? Phản ứng Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc” từng được tìm kiếm nóng trên Weibo, nhưng kể từ đó không còn tìm thấy tin tức liên quan trên các trang tìm kiếm Baidu, Tencent và Weibo của Trung Quốc. Nhóm người khiếu nại này đã phải tìm gặp phóng viên, nhưng phóng viên cho biết hiện nay báo đài không thể đưa tin về tác dụng phụ của vắc-xin. Sau đó, họ chuyển sang các luật sư, những người nói rằng các vụ kiện liên quan đến dịch bệnh không thể được đại diện. Họ mong các ban ngành liên quan chấm dứt việc bóng đá trách nhiệm, và không coi họ như kẻ thù giai cấp, đồng thời kêu gọi xã hội quan tâm đến vấn đề này.

Luật sư Trương, người từng đại diện cho các vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm lưu ý, nếu một vụ việc nhạy cảm được thụ lý thì Hiệp hội Luật sư và Văn phòng Tư pháp sẽ thay phiên nhau được hẹn gặp nói chuyện, bị đe dọa và uy hiếp, đồng thời yêu cầu không đại diện cho vụ kiện, nếu không kiểm tra hàng năm sẽ không được thông qua. Nhiều luật sư không có lựa chọn nào khác vì để có giấy phép luật sư, và không còn đại diện cho những trường hợp như vậy. “Giống như những người trong chúng tôi, những người không sẵn sàng thỏa hiệp lại còn sẵn sàng tiếp tục đấu tranh, nhiều luật sư trực tiếp bị đình chỉ (thu hồi) giấy phép hành nghề và mất việc làm. Hầu hết các luật sư sẽ không đại diện cho những trường hợp như vậy.”

Luật sư Trương cho hay: “Tôi có bằng luật sư năm 2013, trước đây tôi có nói về nhà nước pháp quyền, dù vậy một số việc vẫn có thể làm được. Nhưng càng về sau, việc giám sát và kiểm soát mạng càng chặt chẽ, nhiều những việc không thể làm được và không có cơ hội để lên tiếng. Môi trường pháp trị ngày càng trở nên tồi tệ.” Ông Trương chỉ ra, sau vụ bắt bớ luật sư vào ngày 9/7/2015, một số luật sư đã bị kết án, và một số không thể tiếp tục hành nghề. Năm 2017, nghề luật sư phải hứng chịu một làn sóng đàn áp thứ hai. Lần này, không còn là đưa vào tù và tuyên án, mà là đe dọa sẽ thu hồi giấy phép hành nghề.

Dương Thiên Tư, Vision Times

Related posts