Chính quyền Biden gần đây đã đề xuất một kế hoạch chống lạm phát từ ba phương diện. Tuy nhiên, bất kể từ kinh nghiệm lịch sử hay lý thuyết kinh tế, ba phương diện chống lạm phát này có thể sẽ không đạt hiệu quả.
Và nếu chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục giữ quan điểm rằng họ từ chối liên kết lạm phát với các chương trình kích thích của chính phủ, thì tình trạng lạm phát tồi tệ nhất ở Hoa Kỳ trong bốn thập niên có thể sẽ không được giải quyết về mặt chính trị cho đến ít nhất là sau cuộc bầu cử giữa kỳ của Hoa Kỳ vào tháng 11.
Ông Biden đã gặp Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ bà Janet Yellen tại Toà Bạch Ốc vài ngày trước (31/5) cùng với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang ông Jerome Powell, được cho là để thảo luận về kế hoạch của chính quyền Biden để chống lạm phát. Ông Powell vừa được ông Biden đề cử và vượt qua phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ và có khả năng tiếp tục nhiệm mới ở vị trí Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Trong cuộc họp, ít nhất là trong đoạn video do Văn phòng Báo chí Toà Bạch Ốc tiết lộ, ông Biden liên tục nhấn mạnh tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), trách nhiệm của Cục Dự trữ Liên bang trong việc thúc đẩy việc làm và ngăn chặn lạm phát, và nhiều lần tuyên bố rằng Chính quyền Biden và Bộ Tài Chính sẽ không can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang.
Hiện vẫn chưa rõ cuộc trò chuyện trong hậu trường giữa ông Biden và ông Powell. Nhưng nếu chính phủ liên bang hoàn toàn tôn trọng tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang và sẽ không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, thì một cuộc họp như vậy thực sự không cần thiết. Chính quyền Biden không cần phải tiếp xúc với ông Powell thông qua một cuộc họp kín như vậy, bởi vì tất cả các nghị quyết và quyết định của Ủy ban Thị trường Mở của Cục Dự trữ Liên bang, các kế hoạch chính sách tiền tệ của họ, đều hoàn toàn được công khai.
Ông Biden đã xuất bản một bài báo trên tờ Wall Street Journal vào ngày 30/5, gọi việc chống lạm phát là “ưu tiên kinh tế hàng đầu” của ông và vạch ra một kế hoạch gồm ba phần để giảm chi phí sinh hoạt cho người Mỹ.
Bài báo có tiêu đề “Joe Biden: Kế hoạch chống lạm phát của tôi” (Joe Biden: My Plan for Fighting Inflation). Trong bài báo, ông Biden thừa nhận rằng tỷ lệ lạm phát hiện nay tăng cao ở Hoa Kỳ, thị trường năng lượng thế giới biến động và chuỗi cung ứng thắt chặt đã khiến tất cả người Mỹ lo lắng. Ông cũng nói rằng môi trường gia đình mà ông lớn lên đã khiến ông nhận thức rõ hơn về những áp lực cuộc sống do giá cả tăng cao đối với những người Mỹ bình thường. Nhưng ông cũng nói rằng ông “tự tin để đáp ứng những thách thức này”.
Các biện pháp do ông Biden đề xuất để giải quyết vấn đề lạm phát có ba hướng và bao gồm ba phương diện: Cục Dự trữ Liên bang có trách nhiệm giải quyết giá dầu cao, và cải cách bộ luật thuế để giảm thâm hụt của chính phủ liên bang.
Đầu tiên, ông Biden lập luận rằng Cục Dự trữ Liên bang “chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát lạm phát” và và hứa sẽ tránh can thiệp không đúng vào các hành động của ngân hàng trung ương hoặc cố gắng tác động đến quá trình ra quyết định của họ. Sau đó, ông Biden đã gặp ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang tại Phòng Bầu dục của Toà Bạch Ốc vào chiều ngày hôm sau (31/5) để tham vấn về việc kiềm chế lạm phát.
Ông Powell, người bắt đầu giữ chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang vào năm 2018, đã được Tổng thống Trump đề cử. Ông Powell có nền tảng giáo dục về chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Princeton và chuyên ngành luật tại Đại học Georgetown, ông đã được cựu tổng thống Obama đề cử tham gia hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang lần đầu tiên và sau đó được cựu tổng thống Trump đề cử làm chủ tịch hội đồng quản trị. Ông Biden đề cử ông Powell làm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa vào tháng 11 năm 2021 (nhiệm kỳ thứ hai). Ông thường được coi là một quan chức lưỡng đảng, xây dựng sự đồng thuận. Sau khi ông Biden đề cử ông Powell tái tranh cử chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, chỉ có một phiếu chống khi Ủy ban Ngân hàng Thượng viện thông qua, và trong cuộc bỏ phiếu của Thượng viện vào ngày 12/5 năm nay, có 80 phiếu thuận và 19 phiếu chống. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang là bốn năm và chủ tịch chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quốc hội Hoa Kỳ, không phải trước tổng thống đã đề cử ông.
Sau khi chấp nhận đề cử của ông Biden, ông Powell đã công khai tuyên bố rằng ông sẽ giảm bớt nới lỏng định lượng (QE) và việc mua lại trái phiếu dựa trên thế chấp (MBS) vì lạm phát cao ở Hoa Kỳ. Ông đưa ra tuyên bố này vào tháng 11 năm 2021, cũng là khi tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ chỉ là 6,8%. Nửa năm sau, tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ đã lên tới 8,4%, mức cao nhất trong 4 thập niên. Về lý do tại sao lạm phát ở Mỹ vượt quá tầm kiểm soát, ông Powell tin rằng thủ phạm là do chi phí lao động tăng. Vì vậy, theo quan điểm của ông Powell, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề lạm phát mà không làm nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại là giảm mức lương, từ đó giảm lạm phát.
Ông Biden và ông Powell có quan điểm khá khác nhau về nguyên nhân sâu xa của lạm phát ở Hoa Kỳ ngày nay. Ông Biden tin rằng đó là vấn đề của chính sách tiền tệ và lãi suất, trong khi ông Powell tin rằng đó là vấn đề về chi phí lao động và mức lương. Nhưng theo ý kiến của tác giả bài viết, chính việc chi tiêu và in tiền quá mức của chính phủ dẫn đến giá cả tăng cao, từ đó thúc đẩy tăng lương, cùng với việc chính sách dầu mỏ đã chuyển hướng sang sử dụng năng lượng xanh, cuối cùng dẫn đến lạm phát tồi tệ nhất ở Hoa Kỳ trong gần nửa thế kỷ. Chính quyền Biden đã tiêu xài phung phí, rồi nhắm vào Cục Dự trữ Liên bang; ông Powell tránh những lý do đằng sau tăng trưởng tiền lương và chậm tăng lãi suất vì ông không muốn nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Với kết quả đối đầu gay gắt, Cục Dự trữ Liên bang có thể không giúp được ông Biden quá nhiều.
Phương diện thứ hai trong kế hoạch của ông Biden là “làm cho chi phí sinh hoạt hợp lý hơn cho các gia đình lao động, tập trung vào giải quyết giá dầu cao”. Ông Biden đổ lỗi cho cuộc chiến ở Ukraine do sự xâm lược của Nga là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng vọt, đồng thời kêu gọi Quốc hội hành động. Đây không phải là cơ sở đủ thuyết phục. Lạm phát mất kiểm soát của Hoa Kỳ, bắt đầu từ rất lâu trước khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai, đã gia tăng kể từ tháng 1 năm 2021, khi ông Biden vào Toà Bạch Ốc, chỉ số CPI đã tăng lên từ mức dưới 2% dưới thời tổng thống Trump lên 8,4% ngày nay. Theo tác giả bài viết, đây không phải là lỗi của ông Putin mà là kết quả của chính sách năng lượng xanh của chính quyền Biden, hạn chế khai thác dầu và làm mất sự độc lập về năng lượng của Mỹ. Làm thế nào để giải quyết vấn đề giá dầu cao? Các nguồn dự trữ chiến lược của Hoa Kỳ đã được kích hoạt và nhanh chóng cạn kiệt, nhưng giá dầu vẫn ở mức cao. Vấn đề giá dầu cao không thể được giải quyết nếu không từ bỏ chính sách năng lượng xanh của cánh tả, mở cửa khai thác dầu của Hoa Kỳ và cho phép dầu của Canada đến khu vực lọc dầu Vịnh Mexico của Hoa Kỳ.
Phương diện thứ ba trong kế hoạch của ông Biden là giảm thâm hụt ngân sách liên bang thông qua “cải cách thông thường về bộ luật thuế”. Ông Biden tin rằng Hoa Kỳ phải “liên tục giảm thâm hụt liên bang”. Đây chắc chắn là khái niệm chính xác, nhưng những gì chính quyền Biden đã làm trong hai năm qua chính xác là tăng chi tiêu chính phủ và tăng đáng kể thâm hụt liên bang. Nợ của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, tính đến cuối năm 2021, là 28,43 nghìn tỷ USD và đã vượt quá 30 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 1 năm nay.
Ông Biden đã gọi “những cải cách thông thường đối với bộ luật thuế để giảm thâm hụt liên bang” là để “giúp giảm bớt áp lực giá cả”, nhưng các biện pháp cụ thể mà ông đề xuất bao gồm ngăn các công ty chuyển việc ra nước ngoài và yêu cầu những người Mỹ có thu nhập cao hơn phải trả nhiều thuế hơn, điều này cũng trái quy luật của nền kinh tế và không khả thi. Nước Mỹ vốn là nước có hệ thống thuế suất lũy tiến, nơi thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao, việc bắt người Mỹ có thu nhập cao hơn phải đóng thuế nhiều hơn không có cơ sở về đạo đức hay sự công bằng. Tăng thuế doanh nghiệp sẽ chỉ khiến nhiều công ty Mỹ chuyển ra nước ngoài hơn. Chỉ có một đợt cắt giảm thuế dưới thời tổng thống Trump mới thu hút tiền trở lại Hoa Kỳ và thu hút các công ty Hoa Kỳ quay trở lại đầu tư vào Hoa Kỳ. Do đó, phương diện thứ ba để kích thích kinh tế và giảm lạm phát cũng hoàn toàn khác.
Tóm lại, ba phương diện trong kế hoạch của ông Biden để đối phó với lạm phát, nói một cách công bằng, e rằng sẽ không hiệu quả. Ông Biden cho biết ông sẽ hoan nghênh một cuộc tranh luận về ba phương diện trong kế hoạch của mình. Bộ trưởng Bộ Tài chính, bà Janet Yellen cũng thừa nhận rằng trước đây bà đã đánh giá sai hướng của lạm phát. Liệu chính quyền Biden có thể lắng nghe những phân tích và tiếng nói của các học giả bảo thủ? Chúng ta hãy cũng chờ xem.
Theo The Epoch Times