Mộc Lan
Mục lục bài viết
Sau khi ĐCSTQ biến “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông thành “chuyên chế độc đảng”, nó tiếp tục diễu võ dương uy tại eo biển Đài Loan, đến nỗi tạp chí “The Economist” của Anh đã đăng một bài báo cho rằng Đài Loan đã trở thành “nơi nguy hiểm nhất trên Trái Đất”. Hôm nay, tôi muốn nói với các bạn về lý do tại sao ĐCSTQ lại luôn bị ám ảnh bởi dục vọng “thống nhất Đài Loan”.
Quý vị độc giả, xin chào các bạn, hoan nghênh các bạn đến với chuyên mục “Trăm Năm Chân Tướng”!
Trước hết, cần phải nói rõ rằng tuyên bố “thống nhất Đài Loan” của ĐCSTQ không liên quan gì đến việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Ngày 9 tháng 12 năm 1999, nhà độc tài ĐCSTQ Giang Trạch Dân và Tổng thống Nga Yeltsin đã ký “Nghị định thư về ranh giới Đông-Tây Trung-Nga”, thừa nhận đầy đủ “Hiệp ước Aigun” và các hiệp ước bất bình đẳng khác mà nước Nga dưới thời Sa hoàng đã ép buộc chính quyền cuối nhà Thanh trao cho Nga vô điều kiện hơn một triệu km vuông phía đông bắc Trung Quốc đang bị Nga chiếm đóng. Hơn một triệu km vuông này tương đương hàng chục lần diện tích Đài Loan, nhưng ĐCSTQ căn bản không quan tâm chút nào! Vậy, tại sao nó đến chết vẫn cứ chăm chắm vào Đài Loan?
Không thể không nói rằng có bốn nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất, ĐCSTQ không có tính hợp pháp để chấp chính
ĐCSTQ được thành lập vào năm 1921 dưới sự thao khống của đảng Cộng sản Liên Xô. Dùng cách nói hiện tại của nó mà nói, thì ĐCSTQ chính là được nuôi dưỡng bởi “các thế lực thù địch nước ngoài”. Nó thành lập với mục đích trực tiếp là lật đổ chính quyền hợp pháp của Trung Quốc – Trung Hoa Dân Quốc, và sau đó thiết lập một nhà nước chư hầu của Liên Xô.
Ngày 7 tháng 11 năm 1931, Nhật Bản xâm lược ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc. Vào thời điểm quốc nạn, ĐCSTQ đã chiểu theo chỉ thị của Liên Xô, thành lập một quốc gia trong lòng Trung Quốc, gọi là Cộng hoà Xô Viết Trung Hoa. Trong 28 năm từ năm 1921 đến 1949, ĐCSTQ chủ yếu chỉ làm duy nhất một việc, chính là lật đổ chính quyền.
Sau khi soán quyền vào năm 1949, ĐCSTQ luôn kiên trì “quyền lực phát triển từ nòng súng”, đặt sức mạnh quân sự ở vị trí trọng yếu nhất. “Nòng súng” là đại biểu của cái gì? Nó là đại biểu cho vũ lực, cưỡng chế và đàn áp. Vì vậy, quyền lực của nó không phải do nhân dân giao cho, mà dựa vào bạo lực để duy trì, căn bản không có tính hợp pháp.
Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, đặt tên nước là “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Cái tên này chính là một sự dối trá. Thứ nhất, ĐCSTQ không đại biểu cho “Trung Hoa”. Tổ tiên của dân tộc Trung Hoa là Viêm Đế Hoàng Đế, và người Trung Quốc được gọi là “con cháu Viêm Hoàng”; còn lão tổ của ĐCSTQ là Mác-Lênin ở phương Tây, và ĐCSTQ tự xưng là hậu duệ của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Hơn nữa, ĐCSTQ cũng không đại biểu cho “nhân dân”. Kể từ khi lên nắm quyền, nó đã kiên trì một đảng chuyên chính, đảng cao hơn luật pháp, quyền lực đảng cao hơn luật pháp. Cho đến ngày nay, quyền “tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do thoát khỏi sợ hãi và tự do thoát khỏi đói nghèo” của nhân dân Trung Quốc, toàn bộ đều bị tước đoạt.
Còn nữa, chính quyền ĐCSTQ không phải là một “nền cộng hòa”. Trong chính trị học, bầu cử công chính và tự do là chuẩn tắc căn bản để đánh giá một quốc gia có đang thực sự thực hành nền chính trị cộng hòa hay không. ĐCSTQ chưa bao giờ thực hành các cuộc bầu cử tự do công chính; Rõ ràng đây là một nhà nước chuyên chế cực quyền, nhưng lại dám tự xưng danh nghĩa một “nền cộng hòa”.
Mặc dù ĐCSTQ đã lật đổ Trung Hoa Dân Quốc trên đại lục, nhưng Trung Hoa Dân Quốc không bị diệt vong, bất quá chỉ chuyển sang Đài Loan. Các con dấu quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc tượng trưng cho chính quyền hợp pháp của Trung Quốc – “Con dấu của Trung Hoa Dân Quốc” và “Con dấu của vinh điển” – vẫn còn được truyền thừa tại Đài Loan. Vì vậy, đối với ĐCSTQ phi pháp mà nói, Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan đã trở thành cái đinh trong mắt, cái gai trong thịt, ngày nào chưa nhổ, ngày đó nó còn chưa yên.
Thứ hai, chính sách của ĐCSTQ đối với Đài Loan đã thất bại
Lý do thứ hai khiến ĐCSTQ bị ám ảnh bởi Đài Loan là chính sách của nó đối với Đài Loan đã thất bại, và nó đã bị kích động.
Vào những năm 1980, lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình, đã đề xuất huyễn tưởng “một quốc gia, hai chế độ” để giải quyết vấn đề Đài Loan. Sau đó, Đặng Tiểu Bình liền đề xuất, sau khi thu hồi Hồng Kông vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, “một quốc gia, hai chế độ” sẽ được thi hành ở Hồng Kông, như một dự diễn cho việc thống nhất Đài Loan theo “một quốc gia, hai chế độ” trong tương lai. Kết quả là, sau khi ĐCSTQ thu hồi Hồng Kông, nó không ngừng xâm thực quyền tự do tự trị của Hồng Kông bằng cách “luộc ếch trong nước ấm”. Đến tháng 6 năm 2019, vận động phản tống Trung quy mô lớn nhất nổ ra ở Hồng Kông, với hơn hai triệu người xuống đường tuần hành.
Đây là một thể hiện cụ thể của dân ý, nhưng ĐCSTQ không những không tự mình phản tỉnh, trái lại không ngừng leo thang đàn áp bạo lực, khiến Hồng Kông nhanh chóng bị biến thành một thành thị nơi “quyền lực của cảnh sát là chí thượng”, và “một quốc gia, hai chế độ” đã chỉ còn là hữu danh vô thực. Những hành động tàn bạo của ĐCSTQ ở Hồng Kông đã khiến nhân tâm người dân Đài Loan bị tổn thương cực đại. Cho đến ngày nay, đại đa số người Đài Loan không đồng ý với “một quốc gia, hai chế độ”, và nỗ lực của tập đoàn ĐCSTQ nhằm thống nhất Đài Loan bằng phương thức “một quốc gia, hai chế độ” đã hoàn toàn phá sản.
Vào năm 2020, Đài Loan đã tổ chức bốn cuộc bỏ phiếu dân chủ: một là cuộc bầu cử tổng thống, thứ hai là cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp, thứ ba là cuộc bãi miễn Thị trưởng Cao Hùng Hàn Quốc Du, và cuộc thứ tư là cuộc bầu cử Trần Kì Mai làm thị trưởng Cao Hùng mới. Trong bốn cuộc bỏ phiếu dân chủ này, ĐCSTQ đã tìm mọi cách để can thiệp, nhưng kết quả là thái độ của ứng cử viên đối với ĐCSTQ đã trở thành cơ sở quan trọng nhất để cử tri Đài Loan lựa chọn.
Bà Thái Anh Văn, một đảng viên đảng Dân Tiến phản đối ĐCSTQ, đã được bầu lại làm Tổng thống Đài Loan với số phiếu cao; Đảng Dân Tiến phản đối ĐCSTQ lại trở thành đảng đa số trong Hội đồng Lập pháp; Trần Kì Mại, một đảng viên Dân Tiến người chống lại ĐCSTQ, đã thắng cử cuộc tuyển cử thị trưởng Cao Hùng; còn Hàn Quốc Du, một đảng viên Quốc Dân đảng ủng hộ ĐCSTQ, người đã đại bại trong cuộc bầu cử tổng thống, đã bị công dân Cao Hùng loại bỏ với số phiếu cao. Trò văn công võ hách của ĐCSTQ đã thất bại triệt để trong bốn cuộc bỏ phiếu dựa trên dân ý này.
Kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, mặc dù Đài Loan đã bị ĐCSTQ cường lực loại trừ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, nhưng người Đài Loan trên dưới một lòng, đã cùng nhau vượt qua những khó nạn, và trở thành hình mẫu về phòng dịch trên thế giới. Trong hai năm 2020 và 2021, mặc dù gặp nhiều yếu tố bất lợi từ ngoại cảnh, nhưng kinh tế Đài Loan vẫn tăng trưởng nhảy vọt, đứng đầu trong bốn con hổ châu Á.
Trong những năm gần đây, Đài Loan đã xung phá trở lực bàng đại của ĐCSTQ, sáng tạo nên những kỳ tích về dân chủ, kinh tế và phòng dịch, trở thành một lực lượng lương thiện được xã hội quốc tế công nhận đầy đủ. Chính sách của ĐCSTQ đối với Đài Loan trong nhiều năm đã thất bại, khẩu khí thực tại khó nuốt trôi, ngày nào chưa đoạt được Đài Loan, ngày đó ĐCSTQ sẽ còn khó ở.
Thứ ba, ĐCSTQ bị thúc đẩy bởi hình thái ý thức “đánh bại chủ nghĩa tư bản”
Lão tổ tông của ĐCSTQ, Marx, thù hận chủ nghĩa tư bản. Năm 1848, ông ta đề xuất rằng nhất định phải đánh bại chủ nghĩa tư bản, cuối cùng thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản.
Các đảng cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa tư bản trong nhiều thập kỷ, nhưng vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, toàn bộ các chính quyền cộng sản này đều sụp đổ và trở thành các quốc gia tư bản chủ nghĩa. Sau những thay đổi mạnh mẽ ở Liên Xô và Đông Âu, ĐCSTQ đã trở thành đảng cộng sản lớn nhất trên thế giới, kiên trì theo chỉ đạo của chủ nghĩa Mác. Tiếp tục chống lại chủ nghĩa tư bản đã trở thành một trong những sứ mệnh của ĐCSTQ.
Hồi đó, ĐCSTQ có một khẩu hiệu gọi là “giải phóng toàn nhân loại”; ngày nay nó có một khẩu hiệu khác là “xây dựng một cộng đồng tương lai chung cho nhân loại”. Hai khẩu hiệu tuy có cách diễn đạt khác nhau, nhưng bản chất đều giống nhau, đó là thiết lập một thế giới do ĐCSTQ thống trị.
Sau khi chiếm Hồng Kông, mục tiêu tiếp theo của ĐCSTQ là Đài Loan. Nhưng Đài Loan không bị cô lập, mà chia sẻ những giá trị phổ quát với các nước tư bản trên toàn thế giới. Đài Loan cũng là một vị trí chiến lược trong chuỗi đảo đầu tiên của thế giới tự do do Mỹ đứng đầu để phòng ngự trước sự uy hiếp của ĐCSTQ. Nếu ĐCSTQ chiếm Đài Loan, nó sẽ trực tiếp đe dọa các nước tư bản là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, v.v… ở khoảng cách xa hơn, và đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ. Hơn nữa, nó còn uy hiếp toàn bộ thế giới tư bản.
Đánh bại Đài Loan và “đánh bại chủ nghĩa tư bản” đối với ĐCSTQ, là “một mũi tên trúng nhiều đích”, vì vậy ĐCSTQ không thể không muốn lật đổ Đài Loan.
Thứ tư, ĐCSTQ có nhu cầu chuyển hướng các mâu thuẫn trong nước
Sau khi ĐCSTQ lật đổ Trung Hoa Dân Quốc, nó luôn lo sợ rằng ai đó sẽ lật đổ chính quyền của nó, và nó đã luôn phải dựa vào đàn áp và lừa dối để duy trì chế độ độc tài độc đảng.
Trong thời đại Mao Trạch Đông, hàng chục vận động chính trị đẫm máu và tàn bạo đã được phát động, như cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài mười năm, còn được gọi là mười năm hạo kiếp. Vào thời điểm đó, các loại mâu thuẫn xã hội đã diễn ra vô cùng gay gắt, nền kinh tế quốc gia đang trên mép vực sụp đổ, và sự cai trị của ĐCSTQ đang lâm nguy.
Sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, ông ta buộc phải thực hiện cái gọi là “cải cách và mở cửa” để cứu đảng. Đương thời, Đặng đưa ra khẩu hiệu: “Hãy để một bộ phận người làm giàu trước đã.” Ai là “một bộ phận người” này? Đi đầu chính là con cái của các quan chức cán bộ cấp cao.
Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền, ông ta đưa ra khẩu hiệu: “Im lặng phát đại tài”, con trai ông ta là Giang Miên Hằng, một mặt làm quan chức, một mặt làm thương gia. Kết quả là: từ gia tộc Giang Trạch Dân đến các thôn quan cấp thấp nhất, đều lợi dụng quyền lực trục lợi. Dụng quyền thế nào? Dùng quyền vơ vét tiền bạc. Lấy gia tộc họ Giang làm ví dụ, từ trên xuống dưới, tất cả những kẻ nắm quyền ở các cấp đều đang ráo riết vơ vét tiền.
Mặt khác, ở Trung Quốc ngày nay, một bên là nhóm gia tộc quyền quý của ĐCSTQ lợi dụng quyền lực của mình để kiếm lợi khổng lồ, sống đời hủ hóa; bên kia là 600 triệu người dân Trung Quốc mà đích thân thủ tướng ĐCSTQ Lý Khắc Cường cho rằng thu nhập hàng tháng của họ chỉ là 1.000 nhân dân tệ. Nhiều người không thể học lên, không có nhà ở, không được khám bệnh, không được dưỡng lão, thậm chí khi chết cũng khó lòng ma chay. Thật sự là sống khó, chết cũng khó.
Danh sách những người hiện đang chịu bức hại ở Trung Quốc đã rất dài, bao gồm người Hồng Kông, người Tân Cương, người theo đạo Cơ đốc, luật sư nhân quyền, người tị nạn tài chính, công nhân thất nghiệp, nông dân mất đất, cựu chiến binh, dân oan, v.v. Họ không ngừng dùng các phương thức khác nhau để phản đối cuộc bức hại, và hàng loạt các sự việc lần lượt xuất hiện không ngừng.
ĐCSTQ làm thế nào? Ngoài việc tiếp tục gây sức ép và đàn áp, ĐCSTQ còn đang chế tạo ra các chủ đề, chuyển hướng xung đột, thỉnh thoảng lại thổi phồng vấn đề Đài Loan, chế tạo ra dư luận rằng một số người đang tham gia đòi “Đài Loan độc lập”, và ngụy trang bản thân nó thành một “người yêu nước”, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia,… hòng kích động cái gọi là “chủ nghĩa ái quốc” của dân chúng đại lục.
Sự đàn áp toàn diện của ĐCSTQ đẩy Đài Loan ra xa hơn
Trên thực tế, mấu chốt của vấn đề Đài Loan không phải là “thống nhất” hay “độc lập”, mà là có “đắc nhân tâm” hay không. Việc ĐCSTQ không ngừng đàn áp Đài Loan toàn phương vị, sẽ chỉ khiến trái tim của 23 triệu người dân Đài Loan ngày càng viễn ly ĐCSTQ.
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch