Có một nơi ở Thượng Hải không bao giờ bị phong tỏa. ĐCSTQ vốn có nhiều đặc quyền. Một học giả đại lục đã sống ở Thượng Hải hơn 16 năm đã tiết lộ thông tin nội bộ về các đặc quyền khi thành phố Thượng Hải được yêu cầu phong tỏa, theo đó khu vực đường Kangping ở Thượng Hải chưa bao giờ bị phong tỏa vì sự “lưu ý” đặc biệt của Hàn Chính, phó thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mạng lưới quản lý của ĐCSTQ bảo đảm chính xác các đặc quyền của giới thượng lưu
Người này lấy bút danh Lưu Thanh (Liu Qing) đã tiết lộ với Epoch Times tiếng Trung rằng gần đây trong thời gian Thượng Hải bị phong tỏa, đường Khang Bình (Kangping) nơi ông sống về cơ bản không bị phong tỏa, bởi vì có rất nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ sống ở đó. Một vị cán bộ kỳ cựu từng thăng chức cho phó thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc Hàn Chính cũng đang sống ở đó.
Lưu Thanh nói rằng: “Trong một con hẻm của tôi có lúc nhiều nhất là năm người bị covid, nhưng họ chưa bao giờ bị cách ly. Bởi vì khu vực của chúng tôi có hai đặc điểm, một là có nhiều người giàu và hai là có nhiều quan chức…Bạn không biết lai lịch của những người sống ở đây, một khi bạn xúc phạm gia đình nào, hai người hàng xóm cãi nhau, bạn đi hòa giải, có thể ngày mai Bắc Kinh sẽ gọi bạn.”
Ông Zhu, một cựu chiến binh tài chính Thượng Hải, đã sống ở Thượng Hải hơn 40 năm. Ông nói với các phóng viên NTD rằng, chính quyền Thượng Hải sẽ đối xử khác biệt với tầng lớp đặc quyền và những người bình thường, cũng như các cộng đồng cao cấp và cộng đồng bình thường.
Khâu Gia Quân (Qiu Jiajun), cựu phó giáo sư Đại học Đồng Tế (Tongji), Thượng Hải, hiện đang sống ở Hoa Kỳ trả lời trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của NTD cho rằng, không chỉ ở Thượng Hải, những người quyền lực trên khắp đất nước đều có đặc quyền. Đã bao giờ công chúng nghe nói rằng những người ở Trung Nam Hải sẽ bị cách ly chưa?
Ông cho hay: “Dù bạn sống ở đâu, tất cả cư dân Thượng Hải đều có mạng lưới quản trị viên cố định để quản lý bạn theo từng khu vực. Nó tương đương với hệ thống theo dõi định vị thời gian thực, sau đó giám sát chính xác mức thu nhập của bạn, cho dù bạn là doanh nhân, là thế hệ quan chức thứ hai, hay thế hệ những người giàu có thứ hai, chính phủ đều biết chính xác những người này sẽ được đối xử như thế nào. Đó là cái gọi là hệ thống quản lý mạng lưới mà Hàn Chính đã phát triển. “
Theo cựu phó giáo sưKhâu Gia Quân, mạng lưới quản lý tất nhiên là để duy trì sự ổn định, chẳng hạn như đàn áp Pháp Luân Công, hay việc đảm bảo rằng những người có đặc quyền được hưởng các đặc quyền.
Khâu Gia Quân giải thích rằng, quản trị viên mạng lưới giống như một công cụ theo dõi vị trí thời gian thực, “bởi vì mọi người đều có điện thoại di động, thu nhập của bạn là bao nhiêu, cho dù bạn là doanh nhân, quan chức chính phủ, quan chức thế hệ thứ hai, vv, bạn được hưởng đãi ngộ gì?, Bạn sống ở đâu, gia đình có bao nhiêu con, con cái học hành ở đâu, thu nhập cá nhân của bạn là bao nhiêu, chính quyền đều biết hết.”
Ông cho hay, cái gọi là quản lý mạng lưới là một hệ thống duy trì ổn định nghiêm ngặt được ĐCSTQ thực hiện trong toàn xã hội trong hai thập kỷ qua. Một trong những chức năng quan trọng của nó là tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng nắm bắt kịp thời những yếu tố được gọi là bất ổn, và để “ngăn chặn, kiểm soát, giám sát và quản lý các nhóm người chính, và các trường hợp khẩn cấp lớn liên quan đến tình hình tổng thể.
Khâu Gia Quân nói thêm rằng, trong số các chính quyền cấp huyện khác nhau ở Thượng Hải, có một đặc ân khác, đó là nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ chính quyền trung ương thông qua các cán bộ hưu trí ở các huyện của họ. Người ta nói rằng, từ trung ương đến địa phương, đây là một hệ thống đặc quyền có một không hai trên thế giới.
Đài truyền hình NTD dẫn lời Khâu Gia Quân rằng: “Quận nào ở Thượng Hải có nhiều cán bộ hưu trí nhất? Đó là quận Từ Huệ. Tại sao lại có nhiều cán bộ ở quận Từ Huy như vậy? Bởi vì quận Từ Huệ có thu nhập tài chính cao. Khi tôi ở Thượng Hải vào thời điểm đó, quận Từ Huệ có hơn 100 cán bộ hưu trí. Quận (Dương Phố) Yangpu thì ít hơn, còn huyện Zhabei thì nghèo. Bạn phải biết rằng những cán bộ hưu trí này không được tính là cán bộ hưu trí. Tất cả các cán bộ hưu trí đều có thể chạm tới bầu trời, và bạn có thể gọi đến các quan chức cấp cao và chính phủ trung ương.”
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hồng Kông, ĐCSTQ đã chi hơn 67,5 tỷ nhân dân tệ trong năm 2014 cho các cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu. Từ năm 2008 đến năm 2012, chỉ riêng lương của các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu ở cấp phó tỉnh và cấp bộ đã vượt tiêu chuẩn tới 130 triệu nhân dân tệ.
Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã sống ở Thượng Hải 150 ngày vào năm 2012, tiêu hơn 2,3 triệu nhân dân tệ chỉ riêng cho các bữa tiệc, tất cả đều được chi trả bằng công quỹ. Theo báo cáo, Giang Trạch Dân không chỉ có thể đi máy bay và tàu hỏa đặc biệt sau khi nghỉ hưu, mà còn được hưởng các dịch vụ đặc biệt do Bệnh viện Đa khoa Quân khu Bắc Kinh, Bệnh viện Hoa Đông Thượng Hải và Bệnh viện Đa khoa Quân khu Quảng Châu cung cấp theo yêu cầu.
Khâu Gia Quân tin rằng, việc giới tinh hoa của ĐCSTQ được hưởng các đặc quyền là một hiện tượng phổ biến. Ví dụ, thuốc đặc biệt, chăm sóc y tế đặc biệt, bệnh viện cán bộ cấp cao và cấy ghép nội tạng sống đều là một phần đặc quyền của họ. Những gì thế giới bên ngoài nhìn thấy chỉ là bề nổi.
“Hàn Chính bất chính” đang nỗ lực bảo vệ tầng lớp đặc quyền của Thượng Hải
Theo các phương tiện truyền thông TQ, ngày 25/10/2017, ĐCSTQ đã xác định danh sách Ủy viên Ban Thường vụ gồm 7 người, trong đó có ông Tập Cận Bình và Hàn Chính.
NTD cho hay, Hàn Chính là đương kim Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông đã gắn bó với chính quyền Thượng Hải gần 40 năm, và được coi là một thành viên quan trọng của phe Giang Trạch Dân.
Thượng Hải được coi là sào huyệt của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân – người đã trực tiếp chỉ thị tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999. Ông ta đã huy động từ cảnh sát, công an, pháp luật, tư pháp, tòa án, vv, bằng các hình thức từ tra tấn thể xác đến hủy hoại tinh thần, thần kinh, thậm chí là mổ cướp nội tạng sống để bức hại những người theo học môn khí công Phật gia từ bỏ niềm tin vào Chân – Thiện – Nhẫn. Mấy chục năm nay, Thượng Hải bị người của ông Giang nắm giữ như Ngô Bang Quốc, Hoàng Cúc, Trần Lương Vũ, Hàn Chính.
Đài BBC dẫn lời của Phó giáo sư Viện Chính sách và Chiến lược Toàn cầu thuộc Đại học California, ông Victor Shih cho biết, toàn bộ con đường chính trị của Hàn Chính chỉ loanh quanh ở Thượng Hải, và ông này được ông Giang Trạch Dân và phe phái của ông Giang bồi dưỡng.
Ngày 22/11/2013, Reuters đưa tin cho biết, có nguồn tin nói, ông Giang Trạch Dân hy vọng ông Hàn Chính ở lại Thượng Hải để trong coi lợi ích cho gia tộc họ Giang.
Hãng tin Aboluowang hôm 4/7/2017 dẫn nguồn tin cho biết, câu nói “Hàn Chính bất chính” tại thành phố Thượng Hải ai cũng biết. Ông là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, vướng nhiều bê bối.
Ngày 3/10/2017, tờ Minh Báo đưa tin, tháng 11/2010 xảy ra vụ cháy chung cư giáo viên ở đường Giao Châu khiến 58 người chết, 71 người bị thương, là một trong những tín hiệu cho thấy con đường chính trị của ông Hàn Chính đang tuột dốc, ông bị yêu cầu “kiểm điểm sâu sắc” trước Quốc vụ viện.
Ngày 1/10/2017, Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan đưa tin, năm 2006, khi đó ông Trần Lương Vũ là Bí thư thành phố Thượng Hải bị đình chỉ chức vụ và điều tra do tham ô nghiêm trọng, có một thời gian ông Hàn Chính bị đồn đoán sẽ bị liên lụy vì vụ này.
Một người trong cuộc tiết lộ rằng, kể từ khi Hàn Chính vào Bắc Kinh, ông ta đã trực tiếp tiếp cận với các quan chức địa phương ở Thượng Hải, điều này tương đương với việc kiểm soát từ xa địa bàn chính thức của Thượng Hải.
Nguồn: Secret China