Lam Giang
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm Chủ nhật (10/7) kêu gọi Trung Quốc và các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN gây áp lực lên các nhà cầm quyền của Miến Điện (còn gọi là Myanmar) để đưa nền dân chủ trở lại, đồng thời phải chịu trách nhiệm về một thỏa thuận hòa bình đã được ký kết với khối này.
Ông Blinken nói: “Đó là trách nhiệm của Trung Quốc và vì lợi ích của Trung Quốc khi đưa Miến Điện quay trở lại con đường đã đi”.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bangkok trong chuyến công du châu Á, ông Blinken kêu gọi các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) yêu cầu chính phủ Miến Điện chịu trách nhiệm về thỏa thuận hòa bình “đồng thuận 5 điểm”.
Ông Blinken nói: “Sự ủng hộ của khu vực đối với việc chế độ tuân thủ đồng thuận năm điểm do ASEAN phát triển là rất quan trọng. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra”.
Ông nói thêm: “Các quốc gia ASEAN cần quy trách nhiệm cho Bắc Kinh, tiếp tục yêu cầu chấm dứt bạo lực và trả tự do cho các tù nhân”.
Chín thành viên của ASEAN và Thủ hiến Miến Điện Min Aung Hlaing vào tháng 4 năm ngoái đã ký một thỏa thuận bao gồm việc chấm dứt ngay lập tức bạo lực và đối thoại giữa tất cả các bên.
“Không có chuyển động tích cực nào về điều đó”, ông cho hay.
Quân đội Miến Điện đã gia tăng sức ép chống lại quân đội dân tộc thiểu số kể từ cuộc đảo chính năm ngoái và đang vấp phải sự kháng cự trên nhiều mặt trận, bao gồm các nhóm dân quân liên minh với chính phủ bị lật đổ.
Tuần trước, Thái Lan đã có cuộc đụng độ bằng máy bay chiến đấu sau khi một máy bay phản lực của Miến Điện xâm phạm không phận ở phía tây bắc nước này.
Miến Điện có đường biên giới dài 1.500 dặm với Thái Lan, đường biên giới dài nhất với bất kỳ nước láng giềng nào.
Mỹ và Thái Lan hôm Chủ nhật (10/7) đã ký các thỏa thuận nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn đã bền chặt của hai nước khi Washington đẩy mạnh nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng mở rộng của chế độ Trung Quốc ở châu Á. Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (bên trái) phát biểu trước báo giới sau lễ ký Biên bản ghi nhớ tại Bộ Ngoại giao Thái Lan ở Bangkok, hôm 10/7/2022. (Ảnh: Stefani Reynolds/Pool/AFP/Getty Images)
Chuyến thăm của ông Blinken diễn ra một ngày sau khi ông gặp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Indonesia bên lề cuộc họp ngoại trưởng G20.
Ông Vương đã tham gia vào các hoạt động ngoại giao mạnh mẽ trên khắp châu Á trong những tuần gần đây và đã gặp Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha vào ngày 5/7.
Năm ngoái, Ngoại trưởng Blinken đã hoãn chuyến đi tới Thái Lan, đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ở châu Á, sau khi tạm dừng chuyến công du khu vực khi phát hiện trường hợp COVID-19 trong đoàn báo chí tháp tùng ông.
Sau cuộc gặp với Blinken, ông Prayuth cho biết mối quan hệ giữa hai nước sẽ còn “tiếp tục trên đà phát triển”.
Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hành vi ‘khiêu khích’ ở Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố rằng Washington sẽ bảo vệ Philippines nếu lực lượng của họ bị tấn công ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và ngừng “hành vi khiêu khích” trên tuyến đường thủy nhộn nhịp này, theo Reuters. Philippines là đồng minh theo hiệp ước của Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Blinken đưa ra phát biểu trên hôm 11/7, đúng vào dịp 6 năm trước đây phán quyết của một tòa án quốc tế làm vô hiệu các yêu sách sâu rộng của Trung Quốc đối với Biển Đông.
“Chúng tôi tái khẳng định rằng một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng vũ trang của Philippines … sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ”, ông Blinken nói trong một tuyên bố, đề cập đến các điều khoản của hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước đồng minh đã có từ năm 1951.
Ông Blinken nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi một lần nữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuân thủ các nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế và chấm dứt các hành vi khiêu khích của họ”.
Tuyên bố của phía Mỹ được đưa ra đúng vào ngày Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Indonesia, trong đó, ông Vương nói rằng các quốc gia trong khu vực nên tránh bị các cường quốc toàn cầu sử dụng làm “quân cờ”.
Lam Giang
Theo The Epoch Times