Trong báo cáo hàng năm về nạn buôn người được công bố hôm thứ Ba 19/7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhấn mạnh về việc sử dụng lao động cưỡng bức trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc
Trong báo cáo, Washington gọi lao động cưỡng bức là “chi phí ẩn” của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Báo cáo viết: “Tất cả các quốc gia có thể theo đuổi các cơ hội phát triển mà không phải hy sinh sự tôn trọng của họ đối với nhân quyền.”
“Nếu một dự án Vành đai Con đường sử dụng lao động địa phương, chính phủ chủ nhà phải xem xét kỹ lưỡng các kênh tuyển dụng và hợp đồng để bảo đảm công dân của họ không bị dụ dỗ và bị lợi dụng.”
Báo cáo được công bố khi Hoa Kỳ đang làm việc với Nhóm G7 để cung cấp một giải pháp thay thế Sáng kiến Vành đai Con đường cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Các quốc gia nhóm G7 ủng hộ “đầu tư chất lượng và tiêu chuẩn cao” vào cơ sở hạ tầng.
Được thực hiện từ năm 2013, Vành đai Con đường là một kế hoạch mà các nhà phê bình cho rằng nó được thiết kế để thu hút các quốc gia sâu hơn vào quỹ đạo kinh tế của Bắc Kinh. Giới quan sát cho rằng sáng kiến này là một bẫy nợ, các tiêu tiêu chuẩn lao động và môi trường đều kém.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết một số dự án Vành đai Con đường ở các quốc gia châu Phi, châu u, Trung Đông và châu Á và các nước khác đã chứng kiến các trường hợp tuyển dụng lừa đảo, tịch thu giấy tờ đi lại, buộc làm thêm giờ, bạo lực thể chất, hạn chế tự do di chuyển
Trong hệ thống xếp hạng của báo cáo về tình hình buôn bán người ở các quốc gia khác nhau, Trung Quốc vẫn ở Bậc 3, cấp độ tồi tệ nhất.
Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh các quốc gia châu Á nên mạnh mẽ điều tra và truy tố các vụ buôn bán tình dục và lao động, đồng thời buộc những kẻ buôn người phải chịu trách nhiệm.