TP.HCM: Cựu cảnh sát chống buôn lậu bị bắt vì tội buôn lậu
Bị can Võ Văn Đông bị bắt, khởi tố vì liên quan vụ nhập lậu gần 1.300 container máy móc cơ giới cũ từ Nhật Bản, Đài Loan về Việt Nam tiêu thụ.
Cơ quan cảnh sát điều tra công an TP.HCM đã khởi tố bị can đối với Võ Văn Đông (cựu cán bộ Đội chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) và Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Đình Thiều, Lê Văn Thành, Vũ Văn Tuấn, Phạm Toàn để điều tra về tội buôn lậu.
Cơ quan điều tra cũng đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Võ Văn Đông, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Đình Thiều và Phạm Toàn.
Các bị can nói trên có liên quan đến vụ buôn lậu do Hoàng Duy Tiến (cựu cán bộ thuộc Đội chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TPHCM) và đồng phạm thực hiện mà cơ quan điều tra đã khởi tố.
Bị can Hoàng Duy Tiến được xác định là chủ mưu buôn lậu 1.282 container hàng hóa là thiết bị máy móc cơ giới cũ từ Nhật Bản, Đài Loan về Việt Nam tiêu thụ, với trị giá tính thuế hơn 192 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 24/5/2021, công an TP.HCM phối hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra, phát hiện 6 container hàng hóa là thiết bị, máy móc cũ từ Nhật Bản, Đài Loan. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm theo khai báo là 816 triệu đồng.
Làm việc với những người đi làm thủ tục thông quan, giao nhận lô hàng trên, công an xác định toàn bộ các doanh nghiệp đứng tên mở 6 tờ khai hải quan là của Hoàng Duy Tiến.
Từ tháng 8/2019 đến nay, Hoàng Duy Tiến đã thành lập 47 pháp nhân, làm thủ tục nhập khẩu 1.282 container hàng hóa cũ, có trị giá tính thuế là 192 tỷ đồng. Thực chất toàn bộ hàng hóa đều là nhập khẩu thuê cho người khác, không phải nhập về để phục vụ sản xuất như khai báo với cơ quan chức năng.
Sau đó, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can Tiến và 7 bị can đồng phạm, gồm: Huỳnh Thị Quỳnh Trang, Phan Minh Tuấn, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Bảo Châu, Lâm Hồng Đào, Trần Hoàng Lợi và Nguyễn Trung Thuận.
Mở rộng điều tra, đầu tháng 4/2022, công an TP.HCM khởi tố bị can đối với 11 người là lãnh đạo, nhân viên công ty Giám định Đại Minh Việt gồm: Dương Mạnh Linh, Trần Xuân Duận, Đinh Văn Hiên, Mai Đức Tài, Cao Đăng Minh, Võ Hoài Đức, Dương Quốc Hòa, Trần Đình Hùng, Trần Tấn Long, Trịnh Hoàng Phước, Đinh Quang Triều. Các bị can bị khởi tố điều tra về tội “buôn lậu” theo điều 188 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo cơ quan điều tra, tuổi thiết bị cũ nhập khẩu không quá 10 năm và hồ sơ nhập khẩu phải có chứng thư giám định.
Tuy nhiên, các bị can tại công ty Giám định Đại Minh Việt đã lập sẵn biên bản giám định trước khi tới giám định, hoàn thiện hồ sơ để đối tượng có vai trò quản lý như Dương Mạnh Linh, Trần Xuân Duận, Đinh Văn Hiên ký các chứng thư giám định, cung cấp 1.121 chứng thư giám định khống cho Hoàng Duy Tiến, qua đó tiếp tay cho buôn lậu.
Phạm Toàn
Hải Phòng: Phó giám đốc Trung tâm quỹ đất tử vong trong tư thế treo cổ
Hội An
Sáng 26/7, nguồn tin của Thanh Niên cho biết, ông L., Phó giám đốc Trung tâm quỹ đất huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ.
Cơ quan chức năng cho biết, ông L. được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ trên cây ở sát sông gần nhà riêng tại thị trấn Núi Đối, huyện Kiến Thụy (TP. Hải Phòng).
Công an huyện Kiến Thụy, các phòng chức năng của Công an TP. Hải Phòng và các đơn vị khác đã đến hiện trường để làm rõ vụ việc.
Nguồn tin của báo Người Lao Động cho hay, trước đó vào ngày 21/7, tại địa bàn thị trấn Núi Đối, ông Nguyễn Đức L. điều khiển xe ô tô gây tai nạn, khiến 2 nạn nhân bị thương nặng, hiện đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (TP. Hà Nội).
Được biết, trước khi xảy ra sự việc, ông Nguyễn Đức L. sinh sống cùng vợ con sinh sống trên địa bàn bình thường, không có điều tiếng gì.
Chủ tịch Hội đồng quản trị ‘tự thưởng’ cho mình hơn 6.5 tỷ đồng
Huệ Liên
Trước khi ông Lê Trung Nguyên Khôi bị bắt khẩn cấp, theo hồ sơ vụ án, ông đã tự chi lương, thưởng cho mình 6,5 tỷ đồng mà không thông qua cổ đông.
Báo NLĐ đưa tin, mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp đã tống đạt quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam ông Lê Trung Nguyên Khôi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Khí hóa lỏng Đồng Tháp, về tội tham ô tài sản.
Trước đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp nhận được tin tố giác ông Khôi và các thành viên trong HĐQT có hành vi sai phạm trong việc bán cổ phần, chi lương, thưởng không đúng quy định, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông khác của công ty.
Theo thông tin điều tra ban đầu trên báo Dân Trí, ông Khôi là người đại diện pháp luật và là chủ tài khoản công ty đã ký duyệt chi cho bản thân khoản tiền thưởng năm 2021 là 3,5 tỷ đồng và 6 tháng lương đầu năm 2022, mỗi tháng 500 triệu đồng. Tổng cộng Khôi tự chi lương, thưởng cho mình 6,5 tỷ đồng.
Tất cả khoảng lương, thưởng này Khôi tự chi cho mình mà chưa thông qua đại hội đồng cổ đông.
Hà Nội sẽ khôi phục loa phường trên toàn thành phố
Hội An
UBND Hà Nội lên kế hoạch đến năm 2025, toàn bộ xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư.
Theo VnExpress, cùng với mục tiêu trên, để phát triển hạ tầng kỹ thuật mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại, thành phố cũng đề ra đến năm 2025 100% xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử của UBND cấp xã, trên 70% xã có bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân.
Để chuyển đổi số, đài truyền thanh cấp xã có dây/không dây FM sẽ chuyển dần sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông theo nguyên tắc chuyển đổi trước những đài hư hỏng, xuống cấp, hết khấu hao (trên 5 năm), phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm tránh lãng phí trong đầu tư…
5 năm trước, sau khi cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng “loa phường đã hoàn thành sứ mệnh”, thành phố đã tổ chức lấy ý kiến người dân về việc bỏ thiết bị này.
Sau khi đọc thông tin trên, người dân ngay lập tức bàn luận xôn xao, nhưng phần đa nêu ý kiến phản đối; Lãng phí và gây phiền hà cuộc sống người dân. Thời 4.0 để làm gì?…Trời ơi, hết karaoke giờ đến loa phường nữa, quá sức chịu đựng…vv