Mỹ triển khai tàu sân bay đến Biển Đông trước khả năng bà Pelosi thăm Đài Loan
Theo phát ngôn viên của Hải quân Hoa Kỳ, Lầu Năm Góc đã cử một nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ đến Biển Đông trong bối cảnh có nhiều khả năng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi Sẽ thăm Đài Loan.
“Tôi có thể xác nhận Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và nhóm tấn công của nó hiện đang trên đường hoạt động ở Biển Đông sau chuyến thăm cảng thành công tới Singapore,” phát ngôn viên Hải quân, Trung tá Mark Langford nói với các phương tiện truyền thông hôm thứ Năm.
“Liên quan đến chính sách, chúng tôi không thảo luận về việc di chuyển của tàu trong tương lai; tuy nhiên, tôi sẽ nói thêm rằng tàu Reagan đang tiếp tục các hoạt động bình thường, theo lịch trình, như một phần của cuộc tuần tra định kỳ nhằm hỗ trợ một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”
Nhóm tấn công tàu sân bay đã tiến đến Biển Đông sau khi rời Căn cứ Hải quân Changi ở Singapore hôm thứ Ba, Hạm đội 7 của Mỹ cũng cho biết trong một tuyên bố với Bloomberg News trong tuần này.
Bất kỳ chuyến công du nước ngoài nào của một nhà lãnh đạo cấp cao Hoa Kỳ đều cần được đảm bảo an ninh bổ sung. Nhưng các quan chức tuần này cho biết chuyến thăm Đài Loan của Pelosi, nếu được thực hiện, vượt ra ngoài các biện pháp phòng ngừa thông thường. Bà sẽ là quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ thăm Đài Loan kể từ năm 1997.
Tuy vậy, cho đến hiện tại, bà Pelosi chưa công khai xác nhận bất kỳ kế hoạch mới nào cho chuyến đi Đài Loan. Trước đó, hồi tháng 4, bà đã dự định đến thăm hòn đảo, nhưng đã hoãn lại chuyến đi sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Hôm thứ Tư, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley nói với các phóng viên rằng “nếu có quyết định đưa ra rằng Chủ tịch Hạ viện Pelosi hoặc bất kỳ ai khác sẽ đi công tác và họ yêu cầu hỗ trợ quân sự, chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để đảm bảo chuyến thăm của họ được tiến hành an toàn.”
Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden tuần trước đã nêu quan ngại về chuyến thăm và nói với các phóng viên rằng quân đội tin rằng chuyến đi của bà “không phải là một ý kiến hay vào lúc này”.
Các báo cáo về việc nhóm tàu sân bay được huy động ở Biển Đông được đưa ra trước cuộc gọi giữa ông Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về Đài Loan.
Trong một diễn biến khác, bà Pelosi được cho là đã mời ít nhất ba nhà lập pháp tham gia chuyến đi dự kiến của bà đến Đài Loan, theo một số liên hệ quen thuộc với vấn đề này, NBC News đưa tin.
Dân biểu Michael McCaul (đảng Cộng hòa, bang Texas), Đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Điện Capitol Hoa Kỳ rằng ông và Chủ tịch Ủy ban Gregory Meeks (đảng Dân chủ, bang New York) có tên trong danh sách.
Tuyên bố của ông dường như xác nhận chuyến đi của bà Pelosi tới hòn đảo.
Xuân Lan
Anh: Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc ngày càng gia tăng
Cố vấn an ninh quốc gia của Vương Quốc Anh, Sir Stephen Lovegrove, cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc đang gia tăng trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng mở rộng kho vũ khí hạt nhân mà không quan tâm đến các cơ chế kiểm soát vũ khí quốc tế. Ông nhấn mạnh rằng, nguy cơ bùng nổ xung đột hạt nhân ngày nay có thể còn lớn hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Trong một bài phát biểu trực tuyến tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, ông Lovegrove cho biết thế giới đang bước vào “thời đại phổ biến vũ khí hạt nhân nguy hiểm”, trong đó “thay đổi công nghệ đang làm leo thang khả năng sát thương của rất nhiều loại vũ khí, và những hệ thống vũ khí này đang được phổ biến rất rộng rãi”.
Ông bày tỏ lo ngại về “tốc độ và quy mô mà Trung Quốc đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân, cũng như thái độ khinh thường của nước này khi tham gia vào bất kỳ thỏa thuận kiểm soát vũ khí nào”.
Ông nhấn mạnh, “Anh có những lo ngại rõ ràng rằng, chương trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc sẽ làm tăng cả số lượng và chủng loại hệ thống vũ khí hạt nhân trong kho vũ khí của nước này”.
Tính không ổn định
Ông Lovegrove cảnh báo, nguy cơ bùng nổ xung đột hạt nhân ngày nay có thể còn lớn hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
“Trong Chiến tranh Lạnh, Anh đã được hưởng lợi từ một loạt các cuộc đàm phán và đối thoại nhằm nâng cao hiểu biết về học thuyết và năng lực của Liên Xô — và ngược lại”.
“Điều này khiến cả hai bên tin tưởng lẫn nhau, đảm bảo rằng không bên nào tính toán sai trên con đường tiến đến chiến tranh hạt nhân. Ngày nay, chúng tôi không có cùng nền tảng với những người có khả năng đe dọa đến chúng tôi trong tương lai – đặc biệt là Trung Quốc”.
Ông nói: “Hai khối hậu Chiến tranh Lạnh là Liên Xô và NATO, mặc dù không phải là không có những va chạm đáng báo động, nhưng đã có thể đạt được sự hiểu biết chung về học thuyết mà ngày nay đã không còn nữa”.
“Học thuyết này là không rõ ràng ở Moscow và Bắc Kinh, chứ đừng nói đến Bình Nhưỡng hay Tehran. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể tái thiết sự ổn định chiến lược cho kỷ nguyên mới, tìm kiếm sự cân bằng giữa sự phức tạp chưa từng có để không thể sụp đổ thành xung đột mất kiểm soát”.
Mở rộng kho vũ khí hạt nhân
Nga hiện có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, với tổng số khoảng 1.500 vũ khí hạt nhân đã được triển khai và 6.257 đầu đạn. Kế tiếp là Hoa Kỳ, với khoảng 1400 hệ thống được triển khai và tổng cộng 5.550 đầu đạn. Khoảng 1.500–2.000 đầu đạn trong kho vũ khí của cả hai quốc gia đã được cho nghỉ hưu và đang chờ giải giáp.
Trong khi đó, Trung Quốc được cho là có khoảng 350 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc cảnh báo rằng, ĐCSTQ đang tăng cường sản xuất và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình và sẽ sở hữu 1.000 vũ khí hạt nhân vào năm 2030.
Ông Peter Vincen Pry, Giám đốc diễn đàn chiến lược hạt nhân tại Trung tâm Chính sách An ninh Hoa Kỳ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, tin rằng ước tính đó là quá thấp. Ông dự kiến số lượng đầu đạn thực của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 4.000 vào năm 2030, dựa trên tốc độ chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), mở rộng hầm chứa mới đồng thời sản xuất uranium mà ĐCSTQ đang tiến hành.
“Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hạt nhân của mình chỉ vì yếu tố răn đe”, Pry nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với “China Insider” của EpochTV.
Ông nói thêm: “Tôi nghĩ họ đang xây dựng lực lượng hạt nhân để thống trị toàn cầu”.
Lam Giang
Ông Tập Cận Bình cảnh báo Tổng thống Joe Biden: ‘Mỹ đùa với lửa ở Đài Loan’
Cao Dương
Tổng thống Joe Biden đã có một cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 28/7. Đây là cuộc điện đàm thứ năm giữa Joe Biden và ông Tập, kéo dài hơn hai giờ.
Cuộc điện đàm được tổ chức trong bối cảnh vô số căng thẳng khiến quan hệ Trung – Mỹ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng giảm thiện chí đàm phán về hầu hết các vấn đề, Nhà Trắng cho rằng điều quan trọng là phải giữ cho các đường dây liên lạc cởi mở giữa hai cường quốc.
“Tổng thống muốn đảm bảo rằng các đường dây liên lạc với Chủ tịch Tập vẫn mở, bởi vì chúng cần phải thế”, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết. “Có những vấn đề mà chúng tôi có thể hợp tác với Trung Quốc, và có những vấn đề rõ ràng là có xích mích và căng thẳng”.
“Đây là một trong những mối quan hệ song phương dẫn đến nhiều kết quả quan trọng nhất trên thế giới hiện nay, với các hệ quả vượt ra ngoài cả hai quốc gia. Tổng thống hiểu rõ điều đó và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực vì mối quan hệ đó”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng, cuộc trao đổi là “thẳng thắn và có chiều sâu”. Hai nhà lãnh đạo hứa sẽ giữ liên lạc với nhau.
Ông Tập được báo chí đưa tin là đã nói với ông Joe Biden rằng, nhiệm vụ của “hai cường quốc” là quản lý an ninh toàn cầu và kêu gọi ông Biden không nhìn ĐCSTQ qua lăng kính “cạnh tranh chiến lược”.
Tổng thống Joe Biden hiện đang giằng co giữa sự cần thiết phải giải quyết thỏa đáng vị thế của Trung Quốc như là một cường quốc đang lên, đồng thời giảm thiểu hành vi ngày càng thù địch của chính quyền nước này.
Vì vậy, cuộc trò chuyện của ông Tập với ông Biden tập trung nhiều vào Đài Loan.
“Đùa với lửa sẽ khiến ông bốc cháy”, ông Tập nói với Joe Biden. “Tôi hy vọng Mỹ có thể thấy rõ điều này”.
ĐCSTQ cho rằng Đài Loan là một tỉnh ly khai của Trung Quốc. Ông Tập đã thề sẽ thống nhất hòn đảo này với đại lục và không loại trừ việc sử dụng vũ lực để làm điều đó. Về phần mình, Đài Loan đã được tự quản kể từ năm 1949, chưa bao giờ nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ. Quốc đảo này luôn lấy làm kiêu hãnh về một nền dân chủ và kinh tế thị trường đang phát triển thịnh vượng.
Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng bị ràng buộc bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, trong đó Mỹ có nghĩa vụ cung cấp cho quốc đảo này các phương tiện để duy trì khả năng tự vệ. Chính phủ Mỹ cũng duy trì một chính sách “mơ hồ chiến lược“, trong đó họ sẽ không xác nhận cũng không phủ nhận liệu họ có bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược hay không.
Vấn đề nổi lên tuần trước khi có tin đồn Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ – Bang California) đang lên kế hoạch cho một chuyến thăm cá nhân đến Đài Loan.
ĐCSTQ đe dọa sẽ có “các biện pháp mạnh mẽ” chống lại Mỹ và Đài Loan nếu chuyến đi diễn ra.
Sau những tuyên bố từ ĐCSTQ, Tổng thống Joe Biden công khai nói rằng một chuyến đi như vậy “không phải là một ý hay”, và cho biết quân đội đã phản đối điều đó.
Tuyên bố của ông Joe Biden khiến các nhà lập pháp và các chuyên gia chú ý. Những người này đều tin rằng, những lời tuyên bố đã vượt quá giới hạn của cả tổng thống và quân đội, khi cố gắng kiểm soát việc đi lại cá nhân của một thành viên đương nhiệm của Quốc hội.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thì nói rằng, quân đội có thể cho rằng Trung Quốc sẽ bắn rơi máy bay của bà nếu bà đến thăm Đài Loan.
Vụ đấu võ mồm qua lại này chỉ là diễn biến mới nhất trong hàng loạt các vụ đe dọa ngày càng gay gắt và đôi khi là những lời lẽ thù địch từ giới lãnh đạo ĐCSTQ.
Tháng 6/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã đe dọa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, nói rằng Trung Quốc sẽ “không ngần ngại bắt đầu một cuộc chiến tranh bất kể giá nào” để ngăn thế giới công nhận nền độc lập của Đài Loan.
Nhà Trắng chưa công bố báo cáo của cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden tại thời điểm bài viết này được đăng.
Cao Dương
Nga lần đầu tiên tấn công Kyiv sau nhiều tuần
Huyền Anh
Các lực lượng Nga đã tấn công tên lửa vào khu vực Kyiv vào thứ Năm (28/7), lần đầu tiên trong nhiều tuần và tấn công cả khu vực phía bắc Chernihiv. Ukraine nói đây là hành động là trả thù vì đã đứng lên chống lại Điện Kremlin.
Trong khi đó, các quan chức Ukraine tuyên bố sẽ phản công giành lại Kherson bị chiếm đóng ở phía nam đất nước, vùng lãnh thổ vốn bị Nga chiếm đóng từ những ngày đầu cuộc chiến.
Theo ông Oleksii Hromov, một quan chức cấp cao của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, Nga đã tấn công khu vực Kyiv bằng 6 tên lửa được phóng từ Biển Đen, đánh trúng một đơn vị quân sự ở làng Liutizh nằm ở ngoại ô thủ đô Kyiv.
Ông cũng thông báo rằng cuộc tấn công đã đánh sập một tòa nhà và phá huỷ hai tòa nhà khác, trong khi quân đội Ukraine bắn hạ được một trong những tên lửa ở thị trấn Bucha.
15 người bị thương trong các cuộc không kích của Nga, 5 trong số đó là dân thường, Thống đốc khu vực Kyiv Oleksiy Kuleba cho biết.
Ông Kuleba liên kết các vụ tấn công với Ngày của Nhà nước, một ngày kỷ niệm mà Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã thiết lập vào năm ngoái và Ukraine đã đánh dấu thời điểm vào thứ Năm.
Thống đốc khu vực Chernihiv Vyacheslav Chaus cũng xác nhận Nga đã phóng tên lửa từ lãnh thổ của Belarus ở làng Honcharivska. Trước đó, khu vực Chernihiv cũng đã không bị nhắm mục tiêu trong nhiều tuần.
Quân đội Nga đã rút khỏi vùng Kyiv và Chernihiv từ nhiều tháng trước. Các cuộc tấn công mới diễn ra một ngày sau khi thủ lĩnh phe ly khai ủng hộ Điện Kremlin ở phía đông, Denis Pushilin, kêu gọi các lực lượng Nga “giải phóng các thành phố của Nga do người Nga thành lập như: Kyiv, Chernihiv, Poltava, Odesa, Dnipropetrovsk, Kharkiv, Zaporizhzhia, Lutsk”.
Trong khi đó, Kharkiv – thành phố lớn thứ hai của Ukraine, cũng hứng chịu một loạt pháo kích trong đêm, theo thị trưởng. Các nhà chức trách cho biết một sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong cuộc pháo kích của Nga vào một nhà máy điện ở vùng Kharkiv.
Thành phố Mykolaiv phía nam cũng bị bắn phá, với một người được báo cáo bị thương.
Trong khi đó, quân đội Ukraine tiếp tục phản công ở khu vực Kherson, đánh sập một cây cầu quan trọng bắc qua sông Dnepr hôm thứ Tư (27/7).
Truyền thông Ukraine dẫn lời cố vấn tổng thống Ukraine Oleksiy Arestovich cho biết chiến dịch giải phóng Kherson đang được tiến hành, trong đó các lực lượng của Kyiv dự định cô lập quân đội Nga và khiến họ có ba lựa chọn – “rút lui, đầu hàng hoặc bị tiêu diệt”.
Ông Oleksiy Danilov, thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết phía Nga đang tập trung tối đa lực lượng theo hướng Kherson, đồng thời cảnh báo: “Một cuộc di chuyển quy mô rất lớn của quân đội Nga đã bắt đầu”.
Quân đội Anh cho biết Ukraine đã sử dụng loại pháo tầm xa mới do phương Tây cung cấp để làm hư hại ít nhất ba trong số các cây cầu bắc qua sông Dnepr mà Nga dựa vào để cung cấp cho lực lượng của mình.
Văn phòng Tổng thống Ukraine sáng 28/7 cho biết, các cuộc pháo kích của Nga vào các thành phố và làng mạc trong 24 giờ qua đã giết chết ít nhất 5 dân thường và 9 người bị thương, tất cả đều ở tỉnh Donetsk phía đông Ukraine.
Giao tranh trong những tuần gần đây tập trung vào tỉnh Donetsk. Các lực lượng Nga dường như tái xuất sau một “thời gian tạm dừng hoạt động”. Trước đó, Moscow đã chiếm được tỉnh Luhansk lân cận.
Ông Tập Cận Bình cảnh báo Tổng thống Joe Biden: ‘Mỹ đùa với lửa ở Đài Loan’
Cao Dương
Tổng thống Joe Biden đã có một cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 28/7. Đây là cuộc điện đàm thứ năm giữa Joe Biden và ông Tập, kéo dài hơn hai giờ.
Cuộc điện đàm được tổ chức trong bối cảnh vô số căng thẳng khiến quan hệ Trung – Mỹ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng giảm thiện chí đàm phán về hầu hết các vấn đề, Nhà Trắng cho rằng điều quan trọng là phải giữ cho các đường dây liên lạc cởi mở giữa hai cường quốc.
“Tổng thống muốn đảm bảo rằng các đường dây liên lạc với Chủ tịch Tập vẫn mở, bởi vì chúng cần phải thế”, phát ngôn viên của An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết. “Có những vấn đề mà chúng tôi có thể hợp tác với Trung Quốc, và có những vấn đề rõ ràng là có xích mích và căng thẳng”.
“Đây là một trong những mối quan hệ song phương dẫn đến nhiều kết quả quan trọng nhất trên thế giới hiện nay, với các hệ quả vượt ra ngoài cả hai quốc gia. Tổng thống hiểu rõ điều đó và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực vì mối quan hệ đó”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng, cuộc trao đổi là “thẳng thắn và có chiều sâu”. Hai nhà lãnh đạo hứa sẽ giữ liên lạc với nhau.
Ông Tập được báo chí đưa tin là đã nói với ông Joe Biden rằng, nhiệm vụ của “hai cường quốc” là quản lý an ninh toàn cầu và kêu gọi ông Biden không nhìn ĐCSTQ qua lăng kính “cạnh tranh chiến lược”.
Tổng thống Joe Biden hiện đang giằng co giữa sự cần thiết phải giải quyết thỏa đáng vị thế của Trung Quốc như là một cường quốc đang lên, đồng thời giảm thiểu hành vi ngày càng thù địch của chính quyền nước này.
Vì vậy, cuộc trò chuyện của ông Tập với ông Biden tập trung nhiều vào Đài Loan.
“Đùa với lửa sẽ khiến ông bốc cháy”, ông Tập nói với Joe Biden. “Tôi hy vọng Mỹ có thể thấy rõ điều này”.
ĐCSTQ cho rằng Đài Loan là một tỉnh ly khai của Trung Quốc. Ông Tập đã thề sẽ thống nhất hòn đảo này với đại lục và không loại trừ việc sử dụng vũ lực để làm điều đó. Về phần mình, Đài Loan đã được tự quản kể từ năm 1949, chưa bao giờ nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ. Quốc đảo này luôn lấy làm kiêu hãnh về một nền dân chủ và kinh tế thị trường đang phát triển thịnh vượng.
Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng bị ràng buộc bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, trong đó Mỹ có nghĩa vụ cung cấp cho quốc đảo này các phương tiện để duy trì khả năng tự vệ. Chính phủ Mỹ cũng duy trì một chính sách “mơ hồ chiến lược“, trong đó họ sẽ không xác nhận cũng không phủ nhận liệu họ có bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược hay không.
Vấn đề nổi lên tuần trước khi có tin đồn Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ – Bang California) đang lên kế hoạch cho một chuyến thăm cá nhân đến Đài Loan.
ĐCSTQ đe dọa sẽ có “các biện pháp mạnh mẽ” chống lại Mỹ và Đài Loan nếu chuyến đi diễn ra.
Sau những tuyên bố từ ĐCSTQ, Tổng thống Joe Biden công khai nói rằng một chuyến đi như vậy “không phải là một ý hay”, và cho biết quân đội đã phản đối điều đó.
Tuyên bố của ông Joe Biden khiến các nhà lập pháp và các chuyên gia chú ý. Những người này đều tin rằng, những lời tuyên bố đã vượt quá giới hạn của cả tổng thống và quân đội, khi cố gắng kiểm soát việc đi lại cá nhân của một thành viên đương nhiệm của Quốc hội.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thì nói rằng, quân đội có thể cho rằng Trung Quốc sẽ bắn rơi máy bay của bà nếu bà đến thăm Đài Loan.
Vụ đấu võ mồm qua lại này chỉ là diễn biến mới nhất trong hàng loạt các vụ đe dọa ngày càng gay gắt và đôi khi là những lời lẽ thù địch từ giới lãnh đạo ĐCSTQ.
Tháng 6/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã đe dọa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, nói rằng Trung Quốc sẽ “không ngần ngại bắt đầu một cuộc chiến tranh bất kể giá nào” để ngăn thế giới công nhận nền độc lập của Đài Loan.
Nhà Trắng chưa công bố báo cáo của cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden tại thời điểm bài viết này được đăng.
Cao Dương
Theo The Epoch Times