Putin có đang trở thành công cụ của Tập Cận Bình?
Kể từ khi chiến tranh Ukraine bùng nổ, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên mật thiết. Tờ Die Welt của Đức đã có bài bình luận nói rằng nhu cầu liên quan giữa Nga và Trung Quốc là không bình đẳng, Nga đang trở thành “người em tội nghiệp” của ĐCSTQ, và TT Putin đang trở thành “công cụ” cho ông Tập Cận Bình.
Tờ Die Welt của Đức đã đăng một bài báo với tiêu đề “Liệu Putin có phải là “công cụ xuẩn ngốc” của Tập Cận Bình? ”, khi phân tích sự phát triển và những thay đổi của quan hệ Nga-Trung. Bài báo chỉ ra rằng kể từ khi chiến tranh ở Ukraine bùng nổ, tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Nga dường như bền chặt hơn bao giờ hết. Hai nhà lãnh đạo Putin và Tập Cận Bình đã nói về tình hữu nghị song phương “không giới hạn”, thúc đẩy các dự án xây dựng chung và duy trì quan hệ thương mại tích cực.
Bài báo viết: “Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, ông Putin cần sự hỗ trợ của Trung Quốc hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhu cầu của cả hai bên không tương xứng với nhau: Nga chỉ là một thị trường tương đối nhỏ đối với Trung Quốc. Vào tháng Giêng, hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga chỉ chiếm 2,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Bất chấp việc Bắc Kinh mua vũ khí từ Nga, EU và Mỹ vẫn là những đối tác thương mại quan trọng hơn của Trung Quốc.”
Bài báo chỉ ra rằng: “Trung Quốc không chỉ tránh xa các lệnh trừng phạt của phương Tây mà còn có ý định sử dụng cuộc chiến để mua năng lượng và thực phẩm giá rẻ từ Nga… Ngoài ra, Trung Quốc đã sử dụng Nga để đạt được các mục tiêu chính trị của riêng mình.
Cả Putin và Tập Cận Bình đều tin rằng quyền bá chủ của Mỹ gây ra mối đe dọa cho cả Nga và Trung Quốc cũng như yêu sách lãnh thổ của họ. Các nhà lãnh đạo của cả Nga và Trung Quốc công khai lập trường chống Mỹ, chống lại một trật tự quốc tế dựa trên các giá trị chính trị tự do.”
Bài báo dẫn lời Brian Carlson, một học giả tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh CSS tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Zurich, người đã chỉ ra rằng ít nhất trong chính quyền của Putin và Tập, Nga và Trung Quốc sẽ duy trì mối quan hệ đối tác giá trị bền chặt. Ông nhận định: “Duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc giúp Putin đạt được mục tiêu của mình. Nhưng trong quá trình này, Nga ngày càng biến vai trò của mình thành một đàn em khốn khổ bên cạnh người Trung Quốc”.
Ông Carlson nói thêm, khi cán cân bắt đầu nghiêng về phía Trung Quốc, sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ tăng lên từng ngày, và Nga sẽ ngày càng cảm thấy áp lực hơn trong việc hỗ trợ Trung Quốc đạt được các mục tiêu của riêng mình.
Nguồn: Aboluowang
Thái Lan tuyên bố sẽ không trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc
Thái Lan phủ nhận, họ đang lên kế hoạch trục xuất những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc sau khi các nhà hoạt động lên tiếng lo ngại về một cuộc đàn áp mới đối với những người xin tị nạn.
Hôm thứ Tư (27/7), hàng chục người Duy Ngô Nhĩ đã bị vây bắt trên khắp đất nước Thái Lan và hiện bị giữ trong một trung tâm giam giữ ở thủ đô Bangkok. Vụ việc đã khiến các tổ chức nhân quyền phản đối kịch liệt vì lo ngại chính phủ Thái Lan đang chuẩn bị đưa những người bị giam giữ trở về Trung Quốc.
Trong một thông báo, hội đồng Hồi giáo của Thái Land và bảy tổ chức phi chính phủ địa phương cảnh báo: “Hành động này khiến mạng lưới xã hội dân sự theo dõi tình hình của người Duy Ngô Nhĩ lo ngại rằng chính phủ Thái Lan sẽ buộc người Duy Ngô Nhĩ trở về quê hương của họ theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc.”
Cô Chalida Tajaroensuk, giám đốc của tổ chức People’s Empowerment Foundation, một tổ chức phi chính phủ của Thái Lan chuyên giúp đỡ người Duy Ngô Nhĩ ở quốc gia này, cho biết, quyết định chuyển những người tị nạn đến Bangkok được đưa ra sau khi ba người đàn ông Duy Ngô Nhĩ chạy trốn khỏi một trung tâm giam giữ người nhập cư ở miền Trung Thái Lan vào đầu tháng này.
Dẫn lời cô Chalida tờ BenarNews cho biết: “Các nguồn tin của chúng tôi nói với chúng tôi rằng những người Duy Ngô Nhĩ đã được đưa đến từ các trung tâm giam giữ khác nhau trên khắp đất nước và hiện tất cả đều bị giam giữ cùng với nhau ở trung tâm giam giữ người nhập cư Suan Plu. Chúng tôi lo sợ rằng họ có thể bị đưa trở về [Trung Quốc] dưới áp lực của Trung Quốc. Theo chúng tôi biết, cho đến nay, họ vẫn đang ở đây.”
Cô Chalida cũng kêu gọi chính phủ Thái Lan cho phép các quan chức của các tổ chức nhân quyền đến thăm những người bị giam giữ và kiểm tra sức khỏe của họ.
Cô cho hay, khoảng 56 người Duy Ngô Nhĩ ở trong tình trạng không chắc chắn sau khi nhập cảnh trái phép vào Thái Lan từ khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Ông Panitan Wattanayagorn, cố vấn an ninh chính của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, giải thích, những người Duy Ngô Nhĩ đã được chuyển đến Bangkok vì những lý do an toàn.
Tuy nhiên, ông vẫn không cam kết về việc liệu họ có bị đưa trở về Trung Quốc hay không.
Phát biểu với tờ BenarNews, ông nhấn mạnh: “Để có một cái nhìn tổng thể về việc giải quyết các rắc rối, chúng ta có thể nói rằng họ đã thoát chết để ở với chúng ta. Chúng ta phải xử lý họ theo các tiêu chuẩn và nghĩa vụ quốc tế.”
“Chúng tôi sẽ không vi phạm các quyền cơ bản của họ, đó là sẽ không có sự chia cắt các gia đình. Tuy nhiên, vấn đề còn phức tạp hơn thế, và chúng tôi cố gắng giải quyết nó từng chút một.”
Hội đồng Hồi giáo và các tổ chức phi chính phủ khuyến cáo, chính phủ Thái Lan nên tránh lặp lại một cuộc tranh cãi vào năm 2015 khi họ trục xuất hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc.
Quốc gia Đông Nam Á này không cấp quyền tị nạn cho những người tị nạn nhưng cảnh báo rằng những người Duy Ngô Nhĩ có thể vẫn bị giam giữ ở Thái Lan cho đến khi quyền công dân của họ được thiết lập.
Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc và các nhà hoạt động nhân quyền tố cáo, ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác đang bị giam giữ trong các trại tạm giam ở Tân Cương. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản Trung Quốc lại mô tả các trại này là các trung tâm đào tạo nghề được dùng để giúp triệt tiêu chủ nghĩa cực đoan và dạy mọi người các kỹ năng mới.
Nhật Minh (Theo SCMP)
Nhóm nông dân Ukraina không có vũ khí bắt được 11 lính Nga
Trang Graty của Ukraina ngày 25/7 đưa tin rằng cư dân làng Plyushchivka gần Mikolayev đã bắt giữ 11 lính Nga vào đầu tháng Ba.
Một bức ảnh chụp 9 binh sĩ Nga bị bắt bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 2 tháng 3. Một người tình nguyện tên là Svitlana Vanzhula chịu trách nhiệm thiết lập lực lượng bảo vệ ở Plyushchivka.
Vanzhula kể với Graty về những ngày cô điều hành nỗ lực bảo vệ địa phương, di chuyển qua lại giữa các trạm chỉ huy tạm thời. Cô nhớ lại những người đóng quân ở các trạm đã gọi cho cô và nói “Svitlana, 11 người đàn ông Nga đang đến gần ngôi làng,”
“Họ được trang bị vũ khí, di chuyển trên các cánh đồng, chạy từ rừng cây này sang khu rừng khác … chúng tôi chỉ có một vài khẩu súng trường.”
Tuy nhiên, cô Vanzhula bảo người dân địa phương tập hợp và lái xe ra ngoài để đánh chặn những người lính Nga. Cô cũng kêu gọi sự giúp đỡ từ một khu định cư gần đó, vì các tình nguyện viên Phòng thủ Lãnh thổ ở đó có năm khẩu súng trường tấn công trên tay.
Vanzhula nói: “Vào thời điểm họ đến, chúng tôi đã ở ngoài (của Plyushchivka) – Có 50 người và tôi.
Cô nhận ra rằng nếu người Nga vào làng của cô, họ có thể bắt đầu bắn người.
Vanzhula nói: “Rất may, họ không biết chúng tôi không có vũ khí: họ nhìn thấy nhiều người trong chúng tôi đi trên rất nhiều ô tô và họ đã nấp trong một lùm cây,”
“Chúng tôi đã hét lên kêu gọi họ đầu hàng; họ đã bắn lên không trung. Cuối cùng, họ đầu hàng với điều kiện phải giữ được mạng sống. Chúng tôi đã đồng ý, tước vũ khí của họ, và đưa họ ra khỏi lùm cây ”.
Vanzhula nhớ lại: “Họ rất giận dữ khi thấy chúng tôi không có vũ khí”.
Những người lính bị bắt hóa ra đến từ khu vực Crimea, trong số đó có cựu sĩ quan Ukraina Ihor Rudenko.
Hai tháng sau đó, một tòa án ở Kyiv đã kết án chỉ huy đội 126 của Lữ đoàn thủy quân lục chiến Nga Ihor Rudenko 15 năm tù vì tội phản quốc.
Thông tin của Ukraine cho biết: Rudenko là một cựu sĩ quan Ukraine, từng phục vụ trong lực lượng bảo vệ bờ biển ở Crimea trước năm 2014. Sau khi Nga sáp nhập bán đảo, ông được cho là đã phản bội lời thề trung thành của mình và đầu quân cho Nga.
Liên tiếp các quan chức Trung Quốc ‘đột tử’ sau khi nhậm chức
Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các vị trí nhân sự cấp cao trong chính quyền TQ liên tục gặp nguy hiểm, xảy ra nhiều vụ “đột tử” của các quan chức cấp cao sau khi nhậm chức khiến dư luận lo ngại.
Chỉ hơn một tháng sau khi nhậm chức, ba quan chức cấp cao “đột tử”. Đầu tiên là vào ngày 3/7, Lưu Văn Tỉ (Liu Wenxi), vừa mới nhậm chức Phó tỉnh trưởng kiêm Giám đốc Công an tỉnh Hà Bắc được hơn một tháng thì đột ngột qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Mặc dù các quan chức nói rằng Lưu Văn Tỉ (Liu Wenxi) chết vì bệnh, nhưng vẫn còn nhiều nghi vấn.
Sau vụ đột tử của Lưu Văn Tỉ), Chu Vĩ (Zhou Wei), Tổng bí thư Tỉnh ủy Cam Túc, đã ngã lầu và tử vong ngay tại Văn phòng Tỉnh ủy vào ngày 21 tháng 7, hưởng thọ 56 tuổi.
Vào ngày thứ ba sau khi ông Chu Vĩ qua đời, phương tiện truyền thông nhà nước “Nhật báo Cam Túc” mới đưa tin về cái chết của ông, nhưng chỉ nói đại khái rằng ông chết vì bệnh.
Vào ngày 25/7, một người dùng Weibo tiết lộ rằng ông Chu Vĩ đã nhảy qua cửa sổ của văn phòng phía Nam trên tầng 9 của Tòa nhà Văn phòng số 1 của Tỉnh ủy (do phòng chống dịch, phòng làm việc và sinh hoạt ăn ngủ đều cùng một chỗ, ông ngã xuống mái hiên trên tầng 2 và tử vong. Tuy nhiên, tin tức này chưa được chính quyền xác nhận.
Chu Vĩ được thăng chức Thường vụ Tỉnh ủy Cam Túc và Tổng bí thư Tỉnh ủy vào ngày 1 tháng 6, và trở thành cánh tay phải của Doãn Hoằng, Bí thư Tỉnh ủy Cam Túc. Tuy nhiên, ông qua đời một cách bí ẩn chưa đầy hai tháng sau khi nhậm chức, làm dấy lên rất nhiều đồn đoán từ ngoại giới.
FTVNews đưa tin, theo phân tích của các đồng nghiệp biết rõ về Chu Vĩ, nói rằng bởi ông ấy có quyền cao chức trọng ở tỉnh Cam Túc, không có lý do gì để ông ấy phải tự sát, khả năng cao là ông ấy bị “bịt miệng”.
Ông Lữ, một quan chức đã nghỉ hưu ở tỉnh Cam Túc, nói với RFA vào ngày 25/7 rằng sự nghiệp của Chu Vĩ đang trên đà thăng tiến, ông vừa được bầu làm đại biểu của Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do vậy cái chết của ông ấy khiến mọi người thật khó hiểu.
Ông nói: “Thực ra, loại chuyện này rất đơn giản. Một số cán bộ cấp cục và cấp phó cục ở Cam Túc nói rằng nếu không được thì huỷ đi, hoặc là nhảy sông Hoàng Hà, hoặc là bạn sẽ bị trầm cảm. Nhưng chết thì vẫn hơn, và bây giờ anh ta (Chu Vĩ) sẽ giữ miệng sau khi chết.”
NTDTV cho biết tờ “Nhật báo Cam Túc” đưa tin vào ngày 22/7 cho biết, vào ngày Chu Vĩ mất 21/7, ông còn đi cùng với Doãn Hoằng Bí thư tỉnh ủy Cam Túc để điều tra công tác phòng chống dịch bệnh ở thành phố Lan Châu.
Ông Lữ từng làm việc trong các ban ngành địa phương ở Cam Túc nói với tờ RFA rằng, Chu Vĩ được thăng chức rất nhanh, từ một cán bộ cấp cơ sở lên cấp thứ trưởng chỉ trong hơn 20 năm. “Đặc biệt là cuộc bầu cử đại hội đảng bộ tỉnh vừa rồi. Nếu ông ấy muốn vào hàng ngũ này, thì phải có người nâng đỡ.”
Hai ngày sau cái chết của Chu Vĩ, Tằng Binh (Zeng Bing), phó thị trưởng thành phố Đại Liên , đã qua đời vì “bạo bệnh” vào ngày 23 tháng 7 ở tuổi 52. Tằng Binh, cũng giống như Chu Vĩ, mới đảm nhiệm vị trí mới hơn một tháng. Trước đó ông từng là phó tổng giám đốc của Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc.
Trần Phá Không, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã phân tích trên kênh truyền thông cá nhân của mình rằng cái chết của Lưu Văn Tỉ có khả năng là “bị sát hại”.
Thời điểm Lưu Văn Tỉ chết rất nhạy cảm, ông này mới nhậm chức được 2 tuần thì xảy ra vụ đánh người tại nhà hàng thịt nướng ở Đường Sơn. Dư luận chỉ ra rằng thủ phạm có xuất thân trong lực lượng công an Đường Sơn và một số lượng lớn người dân đã dùng tên thật để tố cáo thế thế lực ngầm địa phương và ô dù của họ.
Ngoài 3 quan chức nói trên đột ngột qua đời, hồi tháng 4 năm nay, Thị trưởng Thiên Tân Lưu Quốc Huân (Liao Guoxu) cũng “không may qua đời vì bạo bệnh sau khi cứu chữa không thành công”.
NTDTV cho biết, một số phương tiện truyền thông nước ngoài, dẫn lời những người biết rõ tình hình, nói rằng “Lưu quốc Huân đã chết vì tự sát.” Một trong những tin đồn là Lưu quốc Huân đã tự sát trong văn phòng vào buổi chiều sau khi gặp Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương để nói chuyện vào sáng ngày 27 tháng 4. Nhiều đồn đoán nói rằng Lưu quốc Huân có dính líu đến vụ tham nhũng trong việc xét nghiệm axit nucleic và vắc xin.
Một tin đồn khác nói rằng Lưu Quốc Huân treo cổ tự tử trong văn phòng. Hơn nữa, thư ký trưởng của ông ta đã tự tử bằng cách uống thuốc ngủ vài ngày trước nhưng không thành. Vào ngày tự sát, nhà người này bị tịch thu tài sản.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ được chăm sóc y tế rất tốt và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Do vậy, khả năng bị ốm và “đột tử” là cực kỳ thấp.
Tạ Điền, một giáo sư gốc Hoa tại Trường Kinh doanh Aiken của Đại học Nam Carolina (University of South Carolina), nói với các phóng viên của tờ Sound of Hope: “Tôi nghĩ đó là nạn nhân của cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ. Cuộc đấu đá nội bộ trong chính quyền của ĐCSTQ thực sự là một” cối xay thịt “và nó rất tàn khốc.
“Một khi đắc tội đến một phe phái nào đó, hoặc bị coi là kẻ thù, thì họ sẽ dùng phương pháp của Đảng Cộng sản để dốc sức bóp cổ người đó cho đến khi anh ta bị tiêu diệt từ tinh thần đến thể xác. Đắc tội cấp trên cũng chết, nói ra sự thật cũng chết, rơi vào trạng thái sống không bằng chết, cuối cùng bị ép buộc phải tự tử.”