Huyền Anh
Một phân tích pháp y cho thấy Viện Virus học Vũ Hán (WIV) chỉnh sửa gene của virus Nipah, một mầm bệnh gây tử vong cao, vi phạm Công ước về Vũ khí Sinh học, theo Tiến sĩ Steven Quay, Giám đốc điều hành của Atossa Therapeu tại phiên điều trần của tiểu ban Thượng viện Mỹ hôm 03/8.
Theo Tiến sĩ Steven Quay, phát hiện này là một bằng chứng khác cho thấy phòng thí nghiệm gây tranh cãi ở Vũ Hán đang tiến hành nghiên cứu tăng chức năng – những thí nghiệm cuối cùng dẫn đến đại dịch COVID-19 thông qua một vụ rò rỉ từ cơ sở này. Nghiên cứu tăng chức năng liên quan đến việc tăng cường hiệu lực hoặc khả năng lây truyền của virus.
Tiến sĩ Quay cho biết, ông và các nhà khoa học khác đã tiến hành kiểm tra các mẫu bệnh phẩm COVID-19 từ tháng 12/2019 do Viện Virus học Vũ Hán giải trình và công bố. Thông qua phân tích đó, các nhà khoa học đã tìm thấy 20 chất gây ô nhiễm bất ngờ mà họ tin rằng là bằng chứng của các nghiên cứu khác được thực hiện tại phòng thí nghiệm này.
“Đối với 19 trong số 20 chất gây ô nhiễm không mong muốn này, chúng tôi đã tìm thấy nghiên cứu được công bố từ hai năm trước, xác nhận rằng phòng thí nghiệm đã thực sự nghiên cứu những gene không mong muốn này”, ông nói trong lời khai bằng văn bản (pdf) trước phiên điều trần về lợi ích của nghiên cứu tăng chức năng được tổ chức bởi tiểu ban Thượng viện về Các mối đe dọa Mới nổi và Giám sát chi tiêu. Phiên điều trần chỉ có sự tham gia của các thành viên đảng Cộng hòa của tiểu bang.
Nhưng một trong những chất gây ô nhiễm không được tính đến trong các bài báo do Viện Virus học Vũ Hán công bố là các vecotr nhân bản của virus Nipah, theo ông Quay.
“Đây là nghiên cứu nguy hiểm nhất mà tôi từng gặp”, ông nói trong lời khai bằng văn bản.
Chuyên gia cho biết tại buổi điều trần, virus Nipah có khả năng tử vong người hơn 60%, nhiều hơn so với Ebola, mặc dù nó có khả năng lây truyền thấp hơn so với loại virus này vì nó không lây qua không khí. Virus Nipah cũng có khả năng gây tử vong cao hơn COVID-19 khoảng 60 lần.
Ông nói: “Việc lây nhiễm virus Nipah trong phòng thí nghiệm sẽ làm cho đại dịch COVID-19 giống như một cuộc dạo chơi trong công viên”.
Theo chuyên gia, loại sinh học tổng hợp này là vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông Quay nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước phiên điều trần: “Thí nghiệm này là chống lại hiệp ước vũ khí sinh học để tách virus Nipah ra và sau đó ghép chúng lại với nhau”.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán
Trong buổi điều trần, ông Quay đã liệt kê một loạt bằng chứng mà ông nói là chỉ ra COVID-19 có nguồn gốc từ một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm từ Viện Virus học Vũ Hán.
Trong số này có thực tế là cơ sở dữ liệu công khai của Viện Virus học Vũ Hán gồm 22.000 mẫu và chuỗi virus đã được thực hiện ngoại tuyến vào ngày 12/9/2019, trước khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Trong khi cơ sở nói rằng đây là do tấn công mạng, Tiến sĩ Quay gọi hành động này là “đáng ngờ” và ông tin rằng cơ sở dữ liệu đã được thực hiện ngoại tuyến để loại bỏ bằng chứng về tiền thân của COVID-19, vốn có thể là một “bằng chứng trực tiếp” chỉ ra rằng virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Viện Virus học Vũ Hán là trung tâm hàng đầu thế giới về nghiên cứu coronavirus, lưu ý rằng trước năm 2019, cơ sở này chịu trách nhiệm cho 65% tổng số nghiên cứu được công bố trong khu vực.
“Trong gần một thập kỷ, họ đã đi vào các hang dơi ở khắp Trung Quốc và… quay trở lại châu Phi, 20 lần mỗi năm để mang những mẫu này về phòng thí nghiệm”, ông Quay nói tại buổi điều trần. “Họ đã có bộ sưu tập nguyên liệu thô lớn nhất từ tự nhiên để sau đó tiến hành nghiên cứu tăng chức năng”.
“Tôi tin rằng chính sự kết hợp của hai hoạt động đó… đưa mọi thứ trở lại từ hang dơi và nghiên cứu về tăng chức năng đã dẫn đến đại dịch”.
Viện Virus học Vũ Hán đã nhiều lần phủ nhận rằng phòng thí nghiệm này là nguồn gốc của đại dịch, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn kiên quyết từ chối mở cửa phòng thí nghiệm và công bố hồ sơ của viện này cho các nhà chức trách bên ngoài, khiến một cuộc điều tra độc lập về giả thuyết này gần như không thể.
Tờ thông tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2021 cho biết, các nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán đã bắt đầu tiến hành các thí nghiệm liên quan đến virus RaTG13, được xác định là có điểm tương đồng di truyền gần nhất với virus COVID-19, từ đầu năm 2016.
Bên cạnh việc tham gia vào nghiên cứu “tăng chức năng” để chỉnh sửa các virus lai tạo (chimeric viruses), Viện Virus học Vũ Hán đã thay mặt quân đội Trung Quốc thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm ít nhất là từ năm 2017.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times