Nancy Pelosi: “Chúng tôi sẽ không cho phép Trung Quốc cô lập Đài Loan”
Tại buổi họp báo ngày 10/8, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết Mỹ sẽ không cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cô lập Đài Loan khỏi thế giới và chỉ ra rằng ĐCSTQ đang cố gắng mượn cớ sự kiện bà đến Đài Loan để đe dọa, quấy rối đảo quốc dân chủ này.
Bà Nancy Pelosi cho biết ĐCSTQ đang tạo ra một cuộc khủng hoảng mượn cớ chuyến thăm Đài Loan của bà hôm 2/8, họ đang cố gắng đe dọa và quấy rối Đài Loan.
“Chúng tôi sẽ không cho phép Trung Quốc cô lập Đài Loan”, bà Pelosi nói trong cuộc họp báo ngày 10/8.
Bình luận này được đưa ra một tuần sau chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện tới Đài Loan, chính quyền ĐCSTQ đã sử dụng sự kiện này để biện minh cho việc bắt đầu các cuộc tập trận quân sự chưa từng có trên biển và bầu trời xung quanh hòn đảo.
ĐCSTQ cho rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc và đã tuyên bố sẽ sáp nhập hòn đảo này với Trung Quốc bằng vũ lực nếu cần thiết. Tuy nhiên, Đài Loan là quốc gia Dân chủ, có Chính phủ và quân đội tự quản từ năm 1949, và chưa bao giờ bị ĐCSTQ kiểm soát.
Mỹ và Trung Quốc duy trì sự bảo đảm rằng không bên nào sẽ cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng Đài Loan thông qua vũ lực hoặc ép buộc.
Bà Pelosi lưu ý rằng các phái đoàn Quốc hội trước đây đến Đài Loan đã không đáp lại những phản ứng hống hách từ ĐCSTQ mà phái đoàn của bà đột nhiên làm. Để đạt được mục tiêu đó, bà đã định hình chuyến thăm của mình đến hòn đảo trong cuộc đấu tranh lớn hơn giữa chế độ dân chủ và độc tài.
Bà Pelosi nói: “Chúng ta đang nói về cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài” . Bên cạnh đó, “Chúng tôi không đến đó để nói về Trung Quốc. Chúng tôi đến đó để ca ngợi Đài Loan, để nói rằng Trung Quốc không thể cô lập Đài Loan”.
“Đó là mục đích của chúng tôi, để hỗ trợ nền dân chủ thịnh vượng này”, bà Pelosi khẳng định.
Bà Pelosi cho biết sự gây hấn của ĐCSTQ đối với Đài Loan đang ảnh hưởng tiêu cực đến người Mỹ hằng ngày và sự căng thẳng đối với chuỗi cung ứng quốc tế do Trung Quốc phong tỏa Đài Loan trên thực tế sẽ khiến người Mỹ chịu sự tăng giá hàng hóa.
“Khi Trung Quốc làm những gì họ làm ở eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, điều đó có tác động đến các gia đình lao động của Mỹ vì bạn không thể trói buộc tuyến đường thủy”, bà Pelosi nói. “Điều đó chỉ làm tăng chi phí”.
“Những gì chúng tôi thấy với Trung Quốc là họ đang cố gắng thiết lập một trạng thái bình thường mới”, bà Pelosi nói, đồng thời lặp lại những bình luận từ Tòa Bạch Ốc. “Và chúng tôi không thể để điều đó xảy ra”.
Hạ nghị sĩ Gregory Meeks, một thành viên của phái đoàn đến Đài Loan, cũng phát biểu tại cuộc họp báo. Meeks ca ngợi sự thành công của nền dân chủ và kinh tế thị trường của Đài Loan và nhấn mạnh rằng ĐCSTQ đang cố gắng đơn phương tạo ra một hiện trạng mới liên quan đến Đài Loan.
“Ở Đài Loan, chúng tôi thấy mọi người xếp hàng lên xuống đường, hơn 250.000 người theo dõi chuyến bay của chúng tôi hạ cánh và đám đông trên đường phố nói lời cảm ơn vì đã đến”, Meeks nói.
“Không phải chúng tôi muốn thay đổi hiện trạng. Bạn thấy điều đó đến từ ĐCSTQ”.
Để đạt được mục tiêu đó, Meeks nói rằng quy mô tuyệt đối của các cuộc tập trận quân sự chung của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đã chứng minh rằng các cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ lâu trước khi chuyến đi của phái đoàn diễn ra.
“Rõ ràng, Trung Quốc đã có kế hoạch của họ trước khi chúng tôi thực hiện chuyến đi của mình”, Meeks nói. “Điều họ muốn làm là cố gắng ngăn cản chúng tôi đến thăm bạn bè và đồng minh của chúng tôi”.
“Bất kể [lãnh đạo ĐCSTQ] Tập nói gì, chúng tôi sẽ đến thăm bạn bè và đồng minh của mình”.
Đức Minh, theo The Epoch Times
Bị nắng nóng thiêu đốt, vách đá ở Anh sập xuống bờ biển
Moment huge chunk of rock falls off cliff face onto beach below after it cracked in recent spell of hot weather large section of #Sidmouthcliff, #Devon, crashed onto the beach pic.twitter.com/w2lLaPFgs0
— 6IX WORLD NEWS (@6ixworldnews) August 9, 2022
Nhiều giờ sau vụ sụt lở, hàng trăm khối đá vẫn tiếp tục rơi xuống. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên lại gần nếu không sẽ gặp nguy hiểm.
Đợt nắng nóng kỷ lục ở Anh đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như giao thông gián đoạn, du lịch trì trệ, hạn hán nhiều nơi và sức khỏe người dân suy yếu.
Nhưng mọi chuyện còn lâu mới kết thúc. Trên thực tế, những tai họa nghiêm trọng hơn và đáng sợ hơn chỉ mới bắt đầu xảy ra.
Ngày 8/8 vừa qua, một loạt vách đá đã bất ngờ sụp xuống dọc theo bờ biển Devon vì bị nắng nóng thiêu đốt. Những người dân đứng gần đó đã kịp ghi lại hình ảnh vụ lở đất kinh hoàng và chia sẻ lên mạng xã hội.
Theo báo cáo, các vách đá đã đổ sập xuống ở Sidmouth và Bãi biển phía Đông. Vụ lở đất ở Bãi biển phía Đông là vụ lớn thứ hai dọc theo bờ biển kỷ Jura diễn ra trong hai tuần gần đây.
Những người chứng kiến vụ việc cho biến sau khi vụ sạt lở xảy ra, các phiến đá vẫn tiếp tục rơi xuống sau nhiều giờ. Chính quyền địa phương ngay lập tức yêu cầu người dân địa phương và khách du lịch tránh xa khu vực nguy hiểm này.
Các chuyên gia cho biết nhiệt độ cao kỷ lục ở Anh trong năm nay là nguyên nhân dẫn đến sụt lở.
“Nhiệt làm cho đá nở ra. Sự chênh lệch nhiệt độ sẽ làm các vết nứt có sẵn nở rộng ra, còn các vết nứt mới thì được hình thành”, hội đồng Dorset giải thích.
Để đối phó với thảm họa trên, cảnh sát ở khu vực Đông Devon cũng được điều động tới hiện trường. Họ khuyên mọi người không nên đi bộ trên bãi biển phía Đông của Sidmouth (một thị trấn trên Eo biển Anh ở Devon) do những khối đá “chông chênh” có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
Minh Minh (Theo timesnownews)
Dữ liệu mới: Kinh tế Trung Quốc sa sút hơn nữa, dấy lên lo ngại về làn sóng sa thải
Theo dữ liệu chính thức và độc lập, kinh tế Trung Quốc đã tiếp tục suy giảm trong quý 2 năm nay, với việc sản xuất chậm lại bất ngờ và lĩnh vực bất động sản ngày càng lao dốc. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về một làn sóng sa thải nhân viên trong nửa cuối năm, gia tăng vấn đề thất nghiệp vốn đã trầm trọng ở Trung Quốc.
Theo báo cáo của China Beige Book International (CBBI) vào đầu tháng Tám – tổ chức cung cấp dữ liệu kinh tế độc lập, nền kinh tế Trung Quốc đã xấu đi trong tháng Bảy. Theo khảo sát mới nhất của CBBI, sản lượng nhà máy và đơn đặt hàng sản xuất mới ở Trung Quốc đạt mức chậm nhất kể từ giữa năm 2020, và việc làm trong lĩnh vực bán lẻ ở mức tồi tệ nhất trong hơn hai năm. Báo cáo nêu rõ sự suy giảm trong tăng trưởng doanh thu của các nhà sản xuất và bán lẻ đã làm giảm lợi nhuận.
Hôm 01/08, dữ liệu chính thức cho thấy những con số thậm chí còn tồi tệ hơn trong lĩnh vực sản xuất và bất động sản. Dữ liệu do cơ quan thống kê của chính quyền Trung Quốc công bố cho thấy chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng Bảy là 49.0 so với 50.2 của tháng trước, giảm 1.2%, thấp hơn mức quan trọng 50.
Trong tháng Bảy, với nhiều ca nhiễm COVID-19 nổi lên ở các vùng của Trung Quốc, ĐCSTQ tiếp tục các biện pháp nghiêm ngặt “zero-COVID”, khiến nhiều thành phố bị phong tỏa, trong đó có các trung tâm công nghiệp và trung tâm kinh tế.
Hoạt động sản xuất, vốn đã phục hồi vào tháng Sáu sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ở các khu vực của Trung Quốc đại lục, hiện đã sụt giảm trở lại.
Viện Nghiên cứu Chỉ số Bất động sản Trung Quốc đã công bố rằng vào tháng Bảy, giá trung bình của các tòa nhà dân cư mới so với tháng trước tại 100 thành phố ở Trung Quốc đại lục giảm thay vì tăng, và giá nhà trung bình tiếp tục giảm mạnh. Giá nhà mới giảm nhiều hơn ở các thành phố, đặc biệt là ở các đồng bằng sông Dương Tử và sông Châu Giang, nơi giá nhà ở đã tăng trong những năm trước.
Doanh số bán bất động sản tại 17 thành phố do Viện Nghiên cứu Chỉ số theo dõi đã giảm 33.4% so với tháng trước trong tháng Bảy, so với mức tăng 88.9% trong tháng Sáu khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.
Tỷ lệ thất nghiệp cao
Theo một báo cáo của trang web tài chính lớn của Trung Quốc Caixin, việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong nước tiếp tục giảm, với chỉ số việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong 27 tháng. Báo cáo cho rằng việc sa thải là do các biện pháp cắt giảm chi phí của các nhà máy, doanh số bán hàng yếu và “thái độ thận trọng trong việc tuyển dụng” giữa các ngành.
Gần 11 triệu sinh viên đại học ở Trung Quốc đại lục đã tốt nghiệp vào mùa hè — một con số cao kỷ lục. Theo dữ liệu chính thức do chính phủ Trung Quốc công bố, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị từ 16 đến 24 tuổi đã tăng lên 19.3% trong tháng Sáu — cũng là mức cao kỷ lục.
Do sự không chắc chắn về việc làm trên diện rộng, niềm tin của người tiêu dùng vẫn còn mong manh. Trong số những người vẫn còn việc làm, nhiều người ngại tiêu tiền hơn.
Dữ liệu chính thức cho thấy tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đại lục chậm lại 0.4% so với cùng kỳ năm trước trong quý II. Thế giới bên ngoài tin rằng nền kinh tế Trung Quốc thậm chí có thể đã suy thoái, vì chính phủ Trung Quốc nổi tiếng là thiếu sự minh bạch và thường báo cáo những con số sai lệch.
Các triển vọng mờ đi
Tại cuộc họp Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm 28/07, chính quyền tuyên bố rằng môi trường quốc tế năm nay là “phức tạp và khắc nghiệt” và các nhiệm vụ trong nước là “khó khăn và gian khổ”. Ban lãnh đạo ĐCSTQ vẫn giữ im lặng về mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5.5% mà họ đặt ra cho năm nay. Các nhà phân tích cho rằng điều này cho thấy rằng ĐCSTQ tin rằng cuối cùng sẽ không đạt được mục tiêu đó.
Nhà bình luận các vấn đề thời sự độc lập Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) nói với The Epoch Times rằng sự suy thoái của bất động sản Trung Quốc, một ngành trụ cột và là lĩnh vực đầu tư và doanh thu lớn nhất của chính phủ địa phương, ngày càng trầm trọng.
Ông Đường nói: “Việc làm trong lĩnh vực sản xuất tiếp tục giảm và tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao mới, và sản xuất tương ứng với xuất cảng của nền kinh tế Trung Quốc. Nó cho thấy chính sách kích thích tiêu dùng của Trung Quốc đại lục không có tác dụng gì.”
“Những dữ liệu này phản ánh rằng ba trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc là đầu tư, xuất cảng và tiêu dùng nhìn chung đang giảm tốc hoặc thậm chí đình trệ. Trên cơ sở này, các nhà chức trách ĐCSTQ vẫn bám sát chính sách ‘zero-COVID’, điều này sẽ chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc.
“Vấn đề trở nên tồi tệ hơn, cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc không phải là vấn đề liệu nước này có thể đạt được tốc độ tăng trưởng mục tiêu hay không, mà là liệu nó có thể ổn định nền kinh tế trong 5 hoặc thậm chí 10 năm tới hay không”.
Alex Wu
Vân Du biên dịch
Giá nhiên liệu tăng cao, biểu tình nổ ra khắp Bangladesh
Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Bangladesh sau khi chính phủ tăng giá nhiên liệu lên mức kỷ lục 51.2%. Hàng ngàn người đã tập trung tại các trạm xăng trước khi mức tăng này có hiệu lực.
Hôm 06/08, giá xăng tăng lên 130 takas (1.36 USD)/lít, trong khi xăng 95 tăng 51.7% lên 135 takas (1.42 USD), dầu diesel và dầu hỏa tăng 42.5%.
Trước đó, hôm 05/08, hàng ngàn người đi xe máy đã ùa đến các trạm đổ xăng khiến một số trạm xăng phải tạm ngừng bán hàng trước khi giá tăng, trong khi những người biểu tình đề nghị chính phủ rút lại quyết định tăng giá, The Dhaka Tribune đưa tin.
Một số hội sinh viên, trong đó có Liên minh Sinh viên Cấp tiến, đã phản đối quyết định tăng giá nhiên liệu chưa từng có này. Hôm 07/08, truyền thông địa phương công bố những bức ảnh cảnh sát đụng độ với người biểu tình.
Ông Belayet Hossain, chủ tịch Tổ chức Các chủ sở hữu Vận tải Thành phố Chittagong, cho biết tổ chức này sẽ tạm dừng dịch vụ xe buýt ở Chittagong để phản đối việc tăng giá nhiên liệu khiến các nhà khai thác vận tải phải tăng giá vé xe buýt.
Việc tăng giá nhiên liệu được áp đặt trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát cao của Bangladesh, ở mức trên 6% trong chín tháng liên tiếp và đạt 7.7% vào tháng Bảy, gây áp lực lên các gia đình có thu nhập thấp hơn.
Ông Nasrul Hamid, Bộ trưởng Điện lực, Năng lượng, và Tài nguyên Khoáng sản, cho biết việc tăng giá nhiên liệu là cần thiết khi giá cả trên thế giới tăng lên được thúc đẩy bởi chiến tranh Nga-Ukraine, vốn đang diễn ra từ tháng Hai.
“Mức giá mới dường như sẽ không thể chấp nhận được đối với tất cả mọi người. Nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Người dân phải kiên nhẫn,” ông Hamid nói với các phóng viên, đồng thời cho biết thêm rằng giá nhiên liệu sẽ được điều chỉnh khi giá toàn cầu giảm.
Khó khăn về năng lượng
Bangladesh đang trải qua nhiều đợt mất điện trong những tuần gần đây do thiếu nhiên liệu. Hiện tại, chính phủ đang cân nhắc đợt nghỉ kéo dài cho các nhà sản xuất hàng may mặc để giảm tiêu thụ điện.
Theo Hindustan Times, ông Hamid cho biết chiến lược này được đề xướng để giúp Bangladesh tiết kiệm tới 550 megawatt điện mỗi ngày khi việc cắt điện kéo dài hơn mức thông thường từ một giờ đến ba giờ ở một số khu vực.
Chính phủ nước này đã thực hiện một số biện pháp trong bối cảnh dự trữ ngoại hối ngày càng cạn kiệt, kể cả hạn chế nhập cảng hàng hóa xa xỉ và nhiên liệu, đồng thời đóng cửa các nhà máy điện chạy bằng dầu diesel trong bối cảnh tình trạng mất điện luân phiên.
Tính đến ngày 03/08, dự trữ ngoại hối của quốc gia này ở mức 39.7 tỷ USD, chỉ đủ để chi trả cho khoảng năm tháng nhập cảng và giảm từ mức 45.9 tỷ USD trong năm 2021.
Hồi tháng Bảy, Bangladesh đã tìm kiếm một khoản vay 4.5 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tham gia cùng với các quốc gia láng giềng Nam Á như Pakistan và Sri Lanka nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ để đối phó với áp lực gia tăng đối với nền kinh tế của họ.
IMF cho biết các điều kiện bên ngoài đối với Bangladesh đã xấu đi đáng kể do tác động kinh tế từ cuộc chiến ở Ukraine.
Trong những năm gần dây, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Bangladesh thông qua chương trình “Một Vành đai, Một Con đường”, sau này được đổi tên thành Sáng kiến Vành đai và Con đường, mà Bắc Kinh sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới trong nỗ lực thiết lập ảnh hưởng địa chính trị.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Bangladesh và Trung Quốc đã ký một số thỏa thuận theo sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá 21.5 tỷ USD, trong đó có một dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống điện.
Cũng theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, năm 2018, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành quốc gia đầu tư hàng đầu ở Bangladesh, với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD.
Aldgra Fredly
Khánh Ngọc biên dịch