Cấm vận có tác động rõ: Doanh thu Huawei, SMIC giảm đáng kể

Huawei và ZTE (Ảnh: Ascannio/ Shutterstock)

Việc phương Tây phong tỏa công nghệ chip cao cấp đối với Trung Quốc đang dần cho thấy kết quả, dữ liệu mới nhất do hai ‘gã khổng lồ’ viễn thông Trung Quốc Huawei và SMIC công bố cho thấy nửa đầu năm nay doanh thu của họ đã sụt giảm đáng kể. Có cảnh báo các vùng nông thôn Mỹ bên cạnh nên nhanh chóng thay thế thiết bị Huawei và ZTE thì Chính phủ Mỹ cần sớm phát triển công nghệ 6G.

Ngày 12/8 Wall Street Journal đưa tin, doanh thu của Huawei trong nửa đầu năm 2022 là 301,6 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 44,7 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty là 5%, giảm gần một nửa so với một năm trước đó. Doanh thu từ việc bán các thiết bị như điện thoại thông minh của Huawei đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi bộ phận kinh doanh của họ không phụ thuộc nhiều vào chip nước ngoài thì tăng 28%.

Từ năm 2020 doanh thu của Huawei ngày càng giảm, phân tích từ Wall Street Journal chỉ ra nguyên nhân chính là do Chính phủ Mỹ đã ngăn chặn Huawei tiếp cận vấn đề chip.

Ngoài ra, kết quả kinh doanh quý 2 của SMIC công bố ngày 11/8 cho thấy lợi nhuận ròng của họ giảm 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 514 triệu USD.

Tháng 12/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm SMIC vào “Danh sách thực thể nguy cơ”. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói với báo chí vào tháng Ba rằng các công ty Trung Quốc vi phạm các hạn chế xuất khẩu của Mỹ sang Nga có thể bị cắt khỏi chuỗi cung ứng các thiết bị và phần mềm của Mỹ cần thiết để sản xuất sản phẩm của họ. Bà chỉ rõ nếu công ty SMIC tiếp tục cung cấp cho Nga chip và các công nghệ tiên tiến khác thì Mỹ có thể khiến cho họ “về cơ bản như đóng cửa”.

Một số chuyên gia chỉ ra rằng các nhà mạng nhỏ và thị trường tại nông thôn của Mỹ vẫn đang sử dụng thiết bị 4G hoặc cũ hơn của Huawei và ZTE. Các quan chức an ninh Mỹ đã cảnh báo rằng việc không loại bỏ các bộ định tuyến, ăng-ten và radio do Trung Quốc sản xuất khỏi điện thoại và mạng của Mỹ có nguy cơ làm rò rỉ bí mật quốc gia của Mỹ.

Trong Đạo luật Mạng lưới Truyền thông Tin cậy và An toàn (Secure and Trusted Communications Networks Act), Quốc hội Mỹ đã chỉ đạo Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) phát triển một chương trình để giúp các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông nhỏ và tại nông thôn Mỹ có sức loại bỏ và thay thế linh kiện của đối tác Trung Quốc. FCC báo cáo với Quốc hội rằng cần 4,98 tỷ USD để tài trợ cho tất cả các ước tính chi phí hợp lý. Quốc hội Mỹ đã căn cứ theo Đạo luật hỗ trợ chung (Consolidated Appropriations Act) để phân bổ 1,9 tỷ USD cho nhiệm vụ này.

Tổng thống Biden ký ‘Đạo luật CHIP’ để thúc đẩy sản xuất thiết bị 5G

Mỹ đã mời Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập một liên minh chip. Dự kiến 4 nước sẽ xây dựng các thông số kỹ thuật liên quan cho ngành công nghiệp bán dẫn tiên tiến để ngăn công nghệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Vào ngày 9/8, Tổng thống Biden đã ký “Đạo luật về chip và khoa học” nhằm tăng cường cạnh tranh với ĐCSTQ, đạo luật này sẽ cung cấp 200 tỷ USD trong vòng 10 năm để thu hút các công ty thành lập nhà máy sản xuất chip tại Mỹ và thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở Mỹ. Luật này bao gồm 52 tỷ USD trợ cấp và 24 tỷ USD tín dụng thuế 25% trong 4 năm, yêu cầu các công ty nhận trợ cấp của Chính phủ Mỹ trong 10 năm tới không được sản xuất chip nhỏ hơn 28 nanomet ở Trung Quốc. Luật còn bao gồm các nỗ lực thúc đẩy sản xuất thiết bị 5G không được sản xuất tại Trung Quốc.

Reuters đưa tin vào tháng Bảy rằng Chính phủ Mỹ lo ngại các thiết bị viễn thông của Trung Quốc gần các căn cứ quân sự của Mỹ có thể được sử dụng để do thám hoặc làm gián đoạn các hoạt động quân sự của Mỹ.

Jon Bateman, một thành viên cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình nói với VOA rằng Mỹ cần làm tốt hơn việc triển khai cơ sở hạ tầng 5G nội địa ở Mỹ thay vì dùng từ Trung Quốc, điều này quyết định ai sẽ chiếm ưu thế trong hoạt động kinh tế tiếp theo, chẳng hạn như thiết kế phần cứng và ứng dụng 5G.

Chuyên gia kêu gọi Mỹ sớm phát triển 6G

Hôm 2/8, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang hỗ trợ một nghiên cứu tập trung vào công nghệ 6G, đồng thời hiện đại hóa thông tin liên lạc và kết nối trong quân đội, theo Defense News.

Chuyên gia Bateman cho biết công nghệ 6G vẫn đang trong giai đoạn ý tưởng, do ngành viễn thông có liên quan đến an ninh quốc gia và an ninh kinh tế, các quan chức Mỹ nên tham gia vào các đối thoại về việc thiết kế các tham số 6G và tài trợ cho các nghiên cứu và chiến lược cơ bản.

Ông kêu gọi Chính phủ Mỹ học hỏi từ những bài học trong việc đưa Trung Quốc trở thành nước đi đầu trong 5G, qua đó sớm nhất có thể thúc đẩy phát triển công nghệ 6G.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Related posts