Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, Ethylene Oxide sử dụng chủ yếu để sản xuất các hóa chất khác, bao gồm cả chất chống đông. Với lượng nhỏ hơn, Ethylene Oxide được sử dụng làm thuốc trừ sâu và chất khử trùng.
Ethylene Oxide là gì?
Ở nhiệt độ phòng, Ethylene Oxide là một loại khí không màu dễ cháy với mùi ngọt. Nó được sử dụng chủ yếu để sản xuất các hóa chất khác, bao gồm cả chất chống đông. Với lượng nhỏ hơn, chất này được sử dụng làm thuốc trừ sâu và chất khử trùng.
Khả năng của Ethylene Oxide làm tổn hại DNA khiến cho nó trở thành một chất khử trùng hiệu quả nhưng cũng giải thích cho nguyên nhân tác động gây ung thư của nó.
Mọi người tiếp xúc với Ethylene Oxide như thế nào?
Các con đường chính của con người tiếp xúc với Ethylene Oxide là hít phải và ăn vào, có thể xảy ra thông qua tiếp xúc với nghề nghiệp, người tiêu dùng hoặc môi trường.
Bởi vì Ethylene Oxide có tính chất nổ và phản ứng cao, thiết bị được sử dụng để xử lý thường bao gồm các hệ thống được đóng chặt và tự động hóa cao, giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp.
Bất chấp những biện pháp phòng ngừa này, công nhân và những người sống gần các cơ sở công nghiệp sản xuất hoặc sử dụng Ethylene Oxide có thể tiếp xúc với chất này thông qua khí thải công nghiệp không được kiểm soát.
Dân chúng phổ thông cũng có thể bị phơi nhiễm qua khói thuốc lá và sử dụng các sản phẩm đã được khử trùng bằng Ethylene Oxide, chẳng hạn như các sản phẩm y tế, mỹ phẩm và thiết bị nuôi ong.
Những bệnh ung thư nào có liên quan đến việc tiếp xúc với Ethylene Oxide?
Ung thư hạch và bệnh bạch cầu là những bệnh ung thư thường được báo cáo là có liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp với Ethylene Oxide. Ung thư dạ dày và ung thư vú cũng có thể liên quan đến việc tiếp xúc với Ethylene Oxide.
Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA) xếp Ethylene Oxide vào loại chất gây đột biến và ung thư. Việc tiêu thụ thực phẩm có chứa Ethylene Oxide không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe nếu tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm chất này trong một thời gian dài. Do đó, người sử dụng cần giảm thiểu việc tiếp xúc với Ethylene Oxide.
Tuấn Minh, theo cancer.gov
Thái Lan chấp thuận đợt tăng giá mì ăn liền đầu tiên sau 14 năm
Bộ thương mại Thái Lan hôm thứ Tư (24/8) cho biết nước này sẽ lần đầu tiên sau 14 năm tăng giá mì ăn liền từ 6 baht lên 7 baht/gói.
Nền kinh tế của Thái Lan hiện vẫn chưa phục hồi dù đã mở cửa trở lại hoàn toàn cho khách du lịch vào đầu năm nay. Thái Lan cũng bị ảnh hưởng bởi lạm phát tăng cao nhất trong 14 năm và tác động kinh tế của cuộc chiến Nga-Ukraine.
Giá mì ăn liền trước đây được chính quyền Bangkok giới hạn ở mức 6 baht/gói (khoảng 3.900 VNĐ), nhưng nhưng các nhà sản xuất lớn đã thúc giục chính phủ nâng mức giới hạn lên 8 baht, với lý do chi phí tăng cao.
Tuy vậy, Bộ thương mại cho biết họ sẽ chỉ chấp thuận mức tăng thêm 1 baht mỗi gói (kích thước thông thường) lên giá 7 baht, có hiệu lực từ ngày 25/8.
Thông tin này được đưa ra sau khi 5 nhà sản xuất mì ăn liền lớn của Thái Lan – Wai Wai, Mama, Yam Yam, Sue Sat và Nissin – đã kiến nghị với Bộ về việc tăng giá.
Veera Naphaprukchart từ Thai Preserved Food, một phần của thương hiệu nổi tiếng Wai Wai, giải thích: “Chúng tôi đang phải đối mặt với giá hàng hóa tăng, giá dầu xuất khẩu tăng.”
Giá bột mì tăng khoảng 20% đến 30% và giá dầu cọ đã tăng gấp đôi, ông nói.
Ông Veera cho hay chi phí gia tăng là do Nga xâm lược Ukraine, đất nước vốn là nhà cung cấp lúa mì chính cho vương quốc này trước khi xảy ra xung đột.
Pipat Paniangvait, thuộc Chủ tịch Thai Food, cho biết giá mì gói tăng lần cuối vào năm 2008.
Vấn đề của các nhà sản xuất càng thêm phức tạp bởi chi phí xuất khẩu cao – do giá dầu và lúa mì tăng – có nghĩa là việc bán ra nước ngoài cũng không khả thi.
“Trước đây, chúng tôi đã bán nhiều hơn bên ngoài Thái Lan để hạn chế tình trạng ở đây vì chúng tôi không thể tự do tăng giá”, ông nói.
Bộ thương mại cho biết họ sẽ tiếp tục theo dõi chi phí sản xuất và cho biết họ có thể điều chỉnh giá cho phù hợp hơn.
Thanh Thủy (theo AFP)