Huyền Anh
Lũ lụt kinh hoàng đang nuốt chửng Pakistan và cướp đi sinh mạng của 1.033 người, hơn 1.500 người bị thương. Đối mặt với thảm họa này, các quan chức địa phương đã đổ lỗi cho biến đổi khí hậu gây ra bởi con người. Kết luận như vậy liệu có quá sớm?
Tuyên bố Khí hậu Thế giới (WCD), được ký kết bởi hơn 1.100 nhà khoa học uy tín, trong đó có cả những người từng đoạt giải Nobel (pdf). Tuyên bố này cho hay, “không có bằng chứng thống kê nào cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang làm gia tăng các cơn bão, lũ lụt, hạn hán và những thảm họa tự nhiên tương tự”.
Suy ngẫm về tuyên bố này rất hữu ích, đặc biệt là trong bối cảnh đang diễn ra một cuộc tranh luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với lũ lụt kinh hoàng đang nuốt chửng Pakistan
Biến đổi khí hậu toàn cầu là sự thay đổi các hình thái thời tiết dài hạn đặc trưng ở các khu vực trên thế giới. Thuật ngữ “thời tiết” đề cập đến những thay đổi ngắn hạn (hàng ngày) về nhiệt độ, gió và lượng mưa của một khu vực. Là một trong những thách thức toàn cầu quan trọng nhất, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia theo nhiều cách khác nhau.
Trong bối cảnh đó, một báo cáo gây tranh cãi từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) tuyên bố rằng sự nóng lên toàn cầu giải thích tỷ lệ ngày càng tăng của hạn hán và lũ lụt, gây ra các vấn đề sức khỏe và làm suy thoái nông nghiệp (pdf).
Báo cáo lưu ý rằng biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất lương thực vì sự gia tăng nhiệt độ trung bình theo mùa có thể ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất của nhiều loại cây trồng và làm giảm năng suất. Nói cách khác, hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể sẽ tác động đến kết quả ở những khu vực có nhiệt độ gần với mức tối đa sinh lý cây trồng.
Thông qua những thay đổi trong thành phần khí quyển, các tác nhân của biến đổi khí hậu cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lương thực bằng cách tác động đến sinh lý của thực vật. Tuy nhiên, các tác nhân đó vẫn chưa được mô hình hóa của IPCC thể hiện rõ ràng.
Thảm họa lũ lụt gió mùa ở Pakistan
Trận lũ lụt thảm khốc ở các tỉnh Sindh, Khyber Pakhtunkhwa và Baluchistan ở Pakistan đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Hàng chục nhánh núi đổ ra sông Indus hùng vĩ, chảy qua khu vực đông dân thứ hai của Pakistan về phía bắc. Nhiều nhánh khác đã vỡ lở sau những trận mưa kỷ lục đi kèm với sự tan chảy của các dòng sông băng.
Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Pakistan cho biết, mưa gió mùa đã cướp đi sinh mạng của 1.033 người, hơn 1.500 người bị thương, hơn 700.000 gia súc bị mất và gần nửa triệu người hiện đang sống trong các trại cứu trợ.
Hàng triệu công dân Pakistan đã phải di dời vì lũ lụt đã phá hủy các ngôi làng của họ. Các ngành nông nghiệp và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất, điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho chính phủ. Cơ quan chức năng dự đoán sẽ phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng tại quốc gia này.
Các quan chức Pakistan đổ lỗi cho sự tàn phá là do biến đổi khí hậu gây ra bởi con người, đồng thời tuyên bố rằng Pakistan đang gánh chịu hậu quả của những hành vi vô trách nhiệm đối với môi trường ở những nơi khác trên thế giới một cách bất công. Tuy nhiên, các cộng đồng bị ảnh hưởng lại chỉ trích chính phủ và chính quyền địa phương vì cho phép các nhà thầu xây dựng khách sạn trên bờ sông.
Chính phủ Pakistan đã ban bố tình trạng khẩn cấp và huy động quân đội để đối phó với điều mà Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Sherry Rehman gọi là “một thảm họa lịch sử”.
Tại Sindh, hàng chục nghìn người dân nghèo cùng đàn gia súc của họ đã đến trú ẩn ở những con đường trên cao hoặc đường ray xe lửa. Tuy nhiên, cảnh tượng này không phải là chưa từng có trong ký ức của người dân. Năm 1970, một trận lốc xoáy ở Bangladesh đã cướp đi sinh mạng của 500.000 người.
Đợt lũ lụt này đến vào thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với Pakistan. Nền kinh tế đang rơi tự do và cựu thủ tướng Imran Khan mới bị lật đổ sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của quốc hội vào ngày 10/4.
Theo số liệu do Ngân hàng Nhà nước Pakistan công bố, trong tháng 8, dự trữ ngoại tệ nước này giảm xuống còn 7,8 tỷ USD (pdf), mức thấp nhất kể từ năm 2019, do phải tăng cường trả nợ và thiếu hụt tài chính từ bên ngoài. Với việc các nguồn tài nguyên đang cạn kiệt nhanh chóng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã thiết kế một gói cứu trợ cho Pakistan.
Nhu cầu chuyển đổi năng lượng sạch
Như đã được công nhận trong Tuyên bố Khí hậu Thế giới, quá trình khử cacbon của một hành tinh giàu cacbon đi kèm với các mục tiêu không phát thải vào năm 2050, được quy định bởi Thỏa thuận Paris và Hội nghị COP26 Glasgow, là phi thực tế.
Tuyên bố Khí hậu Thế giới khẳng định, “Có rất nhiều bằng chứng cho thấy các biện pháp giảm thiểu CO2 cũng gây tổn hại với chi phí đắt đỏ tương đương” và “Không có trường hợp khẩn cấp về khí hậu”.
Các công nghệ được đề xuất nhằm giảm thiểu việc tái chế CO2 hỗ trợ sự sống của con người, chẳng hạn như công nghệ “thu hồi và lưu trữ carbon” (CCS), đã được chứng minh là những chuyển hướng tốn kém. Thay vào đó, mọi người nên chuyển hướng các con sông để giảm thiểu lũ lụt, trữ nước và giảm thiểu tác động của hạn hán.
Ngoài ra, chính sách định giá Carbon nhằm cố gắng đo lường và đánh thuế không khí loãng, đang khử trùng đất nông nghiệp và đất chăn nuôi. Chính sách này hứa hẹn không phát triển bất cứ thứ gì ngoài việc bán “giá tín chỉ carbon dựa trên loại bỏ khí thải”.
Năng lượng cần để ứng dụng công nghệ “thu hồi và lưu trữ carbon” có thể hấp thụ hơn một phần ba năng lượng do nhà máy nhiệt điện than tạo ra. Do đó, công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon tốt nhất là trồng cây xung quanh nhà máy điện— vì chúng phát triển nhanh gấp đôi ở đó.
Bên cạnh đó, ngành tài chính cũng cần tăng cường hỗ trợ để đưa ra các cơ chế khuyến khích việc thiết lập các dự án sử dụng carbon.
Ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch có thể sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính và hưởng lợi từ hỗ trợ chính sách vì hầu hết các công nghệ liên quan có khả năng được triển khai tức thì. Tài trợ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ là một khía cạnh cần thiết để đạt được tiến bộ trong lĩnh vực này.
Đối phó với tác động của biến đổi khí hậu đối với xã hội đòi hỏi phải quản lý cẩn thận các nguồn tài nguyên như đất, nước và đa dạng sinh học. Việc quản lý này sẽ yêu cầu cần phải thiết lập các mức độ ưu tiên.
Một ví dụ điển hình là Hà Lan. Người dân nước này đã học cách sinh sống trên những vùng đất thấp, với hệ thống đê điều và quản lý đại dương rất hiệu quả. Con người có nguồn hydrocacbon dồi dào để họ có không gian hít thở và phát triển nhiên liệu hạt nhân trong tương lai. Tuy nhiên, các chính phủ lại đang lãng phí thời gian và năng lượng để xóa sổ một loại khí vô tội và rất cần thiết cho sự sống.
Tóm lại, Tuyên bố Khí hậu Thế giới đã tạo điều kiện để hiểu rõ hơn về lũ lụt ở Pakistan. Các nhà khoa học và các chính phủ cần phải quyết tâm và chung sức để đối phó với thảm họa lũ lụt ở nước này.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times