Bảo Nguyên
Các chính sách tiêu cực của Trung Quốc đang khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm của Việt Nam tăng trưởng tích cực. Moody đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức cao nhất châu Á – Thái Bình Dương. Trái lại, zero-Covid đang kéo lùi các ngành công nghiệp chủ chốt của Trung Quốc.
Dòng vốn ngoại giúp công nghiệp Việt Nam tăng trưởng tốt
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hoạt động sản xuất và vận hành trong 7 đầu năm có nhiều dấu hiệu tích cực với việc Moody’s Analytics nâng dự báo tăng trưởng GDP lên 8,5%, mức dự báo tăng trưởng cao nhất ở châu Á – Thái Bình Dương.
Điều này xảy ra khi Trung Quốc đang có thêm các dấu hiệu suy thoái kinh tế.
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam chậm lại trong tháng 7/2022, Moody’s vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế của đất nước do Việt Nam được hưởng lợi đáng kể từ các chính sách không chắc chắn của Trung Quốc, theo báo cáo của Moody’s vào ngày 15/08.
Báo cáo nói rằng sự không chắc chắn trong các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thúc đẩy đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài bền vững, Việt Nam cũng đã “cải thiện nhanh chóng sản xuất công nghiệp và thương mại xuất khẩu”.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 7, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ước đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức vốn FDI cao nhất trong 7 tháng liên tiếp trong 5 năm qua.
Sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong tháng 7 tiếp tục phục hồi, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
So sánh các dữ liệu trong quá khứ cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của các ngành công nghiệp khác nhau của Việt Nam.
Tỷ lệ tăng trưởng IIP trong 7 tháng đầu từ năm 2018 đến 2022 lần lượt là 10,7%, 9,4%, 2,6%, 7,6% và 8,8%. Các con số cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang nhanh chóng phục hồi sau đại dịch COVID-19, khi có nhiều vốn di chuyển ra khỏi Trung Quốc để chảy vào Việt Nam.
Dữ liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố phản ánh niềm tin ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng đầu tư của đất nước. Tổng vốn FDI trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi IIP tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, trong 7 tháng đầu năm nay, giá trị IIP của một số sản phẩm đã tăng mạnh. Ví dụ, ngành sản xuất quần áo và thiết bị điện lần lượt tăng 23,1% và 21%. Trong khi đó, dược phẩm, hóa chất làm thuốc và các sản phẩm từ thực vật tăng 20,1%.
Trong nửa đầu năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 6,42%, cao hơn mức dự báo 5,5% của cơ quan thống kê của đất nước. Mục tiêu tăng trưởng GDP của chính phủ Việt Nam cho năm 2022 là 6 đến 6,5%.
Zero-Covid kéo các ngành công nghiệp Trung Quốc đi xuống
Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại trong tháng 7 do chính sách zero-COVID của Bắc Kinh tiếp tục kéo nhiều ngành công nghiệp chủ chốt đi xuống.
Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc (NSB), tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp trên quy mô được chỉ định là 4,89 nghìn tỷ CNY (nhân dân tệ), tương đương 710 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dữ liệu của NSB cũng cho thấy lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 là 0,62 nghìn tỷ CNY (90 tỷ USD), giảm 25,3% so với 0,83 nghìn tỷ CNY (120 tỷ USD) vào tháng 6.
NSB định nghĩa các doanh nghiệp công nghiệp trên quy mô được chỉ định là các doanh nghiệp công nghiệp có doanh thu từ các hoạt động chính trên 20 triệu CNY (3 triệu USD).
Dữ liệu cho thấy 25 trong số 41 lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc, chiếm 61%, ghi nhận tổng lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, ngành công nghiệp chế biến và luyện hợp kim có chứa sắt giảm 80,8% so với cùng kỳ năm trước, bởi nhu cầu yếu do thị trường bất động sản sụt giảm.
Các doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp có nguồn vốn từ nước ngoài cũng báo cáo tỷ lệ tăng trưởng tổng lợi nhuận âm, lần lượt giảm 7,1% và 14,5%.
Tăng trưởng GDP công nghiệp của Trung Quốc là 3,3% trong nửa đầu năm nhưng chỉ 0,4% trong quý II, thể hiện sự sụt giảm đáng kể.
Bảo Nguyên