Ngày 10 tháng 9 vừa qua là ngày Tết Trung thu 15/8 âm lịch, các trận động đất đã lần lượt xảy ra ở Thanh Hải, Tân Cương và Tây Tạng, Trung Quốc. Về trận động đất ở Tứ Xuyên trước đó, tính đến ngày 10/9, ít nhất 88 người đã thiệt mạng, 30 người mất tích và hơn 400 người bị thương. Điều này khiến người ta suy nghĩ, liệu “Thuyết động đất sau hạn hán” ứng nghiệm bao nhiêu phần?
Động đất ở Thanh Hải, Tân Cương và Tây Tạng trong dịp Tết Trung thu
Mạng lưới động đất Trung Quốc đưa tin, vào lúc 10:01 sáng ngày 10 tháng 9, một trận động đất 3,7 độ richter đã xảy ra tại huyện Môn Nguyên, thành phố Hải Bắc, tỉnh Thanh Hải, tâm chấn nằm ở độ sâu 9 km.
Vào lúc 1:51 chiều cùng ngày, một trận động đất 3,7 độ richter cũng đã xảy ra tại huyện Thanh Hà (Qinghe), thuộc vùng Altay của Tân Cương, tâm chấn nằm ở độ sâu 13 km.
Sau đó, vào lúc 4:53 chiều 10/9, một trận động đất khác có mạnh 3,1 độ richter đã xảy ra tại quận Ritu, địa khu Ngari, khu tự trị Tây Tạng, tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km.
Hiện giới chức Trung Quốc chưa công bố thương vong và thiệt hại về kinh tế tại 3 nơi trên.
Động đất ở Tứ Xuyên ngày 5 tháng 9: ít nhất 88 người chết và 30 người mất tích
Vào đúng ngày Tết Trung thu (hôm 10 tháng 9), một cuộc họp báo tại quận Thạch Miên, thành phố Nhã An, tỉnh Tứ Xuyên cho biết, vào lúc 2 giờ chiều ngày hôm đó, trận động đất mạnh 6.8 độ Richter ở huyện Lô Định, Tứ Xuyên hôm 5 tháng 9 đã khiến 88 người thiệt mạng, 30 người mất tích và hơn 400 người khác bị thương.
Nhưng vì chính quyền TQ luôn che đậy sự thật, ngoại giới thường hoài nghi về số liệu thống kê chính thức và cho rằng con số thương vong thực tế có thể cao hơn, Vision Times nhận định.
Vào lúc 12 giờ 52 phút ngày 5 tháng 9 năm 2022, một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter đã xảy ra tại huyện Lô Định, huyện Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên.
Sau trận động đất, rất đông người dân địa phương đã cố gắng ra khỏi tòa nhà để lánh nạn, nhưng lại bị các quan chức như Đại Bạch hay nhân viên phòng chống dịch mặc đồ bảo hộ trắng của Trung Quốc chặn lại, thậm chí cửa thoát hiểm cũng bị khóa. Có cán bộ cầm loa yêu cầu người dân đã chạy ra ngoài được thì mau chóng về nhà với lời chất vấn: “Nhà của quý vị đã sập chưa?” Hàng loạt lời nói, việc làm của quan chức phòng chống dịch đã gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Một chủ tài tài khoản đã “vượt tường lửa” đăng video và viết trên Twitter rằng: “Đây là thiệt hại của trận động đất ở huyện Lô Định, Tứ Xuyên ngày 5 tháng 9 gây ra cho Thành Đô, nới cách Lô Định hơn 200km. Để che đậy số người chết thực sự, ĐCSTQ đã xóa toàn bộ các video và hình ảnh trên mạng lưới Internet về vụ việc ”
Một người khác cũng đăng video và nói rằng, “Sau trận động đất, vào ngày 7 tháng 9 năm 2022, gần như toàn bộ lính tìm kiếm cứu nạn đã mau chóng rút khỏi hiện trường.”
Thuyết động đất sau hạn hán ứng nghiệm bao nhiêu phần?
Vào cuối tháng 8 năm nay, Internet Trung Quốc đã đồn đại rằng “một đợt hạn hán lớn sẽ kèm theo trận động đất lớn, và trích lời nhà địa chất học người Trung Quốc Cảnh Khánh Quốc, người đề xuất “thuyết động đất sau hạn hán”, nói rằng có một mối quan hệ nhất định giữa động đất và hạn hán.
Về vấn đề này, quan chức TQ đã từng lên tiếng bác bỏ tin đồn, nói rằng “các nhà khoa học đã không phát hiện ra bất kỳ tín hiệu cố định nào trước khi xảy ra một trận động đất lớn.”
Tuy nhiên, một số cư dân mạng đặt câu hỏi về trận động đất Đường Sơn và chỉ ra rằng cuốn sách “Động đất Đường Sơn” đã đề cập rằng, có những dấu hiệu bất thường trước trận động đất Đường Sơn vài ngày, đặc biệt là trong vài giờ trước khi xảy ra động đất, chó mèo sủa inh om, nước giếng dâng cao, v.v. Trước trận động đất ở Vấn Xuyên 14 năm trước, năm 2008, hàng trăm ngàn con cóc đã di cư ở Miên Trụ.
Ngoài ra, xem qua các sử liệu, có thể thấy rằng người xưa đã ghi chép về những trận động đất kinh thiên động địa sau hạn hán.
Ví dụ, năm 1972, miền Bắc Trung Quốc phải hứng chịu một trận hạn hán nghiêm trọng chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, kết quả là trận động đất 7,3 độ Richter đã xảy ra ở Hải Thành, Liêu Ninh vào năm 1975 và trận động đất 7,8 độ richter xảy ra ở Đường Sơn vào năm 1976.
Năm 1972, một trận hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở Tây Nam Trung Quốc, một trận động đất 7,9 độ Richter đã xảy ra ở Lô Hoắc, Tứ Xuyên vào năm 1973, và một trận động đất 7.1 độ richter xảy ra ở Chiêu Thông, Vân Nam vào năm 1974.Ngoài ra, vào năm 2006, Tứ Xuyên và Trùng Khánh bị hạn hán nghiêm trọng, một số khu vực phải hứng chịu đợt hạn hán khắc nghiệt 100 năm mới có một lần, nhiệt độ ở một số khu vực nhiều lần vượt quá 40 độ, thậm chí 44 độ. Đợt hạn hán này tiếp tục kéo dài đến năm 2007. Kết quả là vào ngày 12 tháng 5 năm 2008, trận động đất ở Vấn Xuyên mạnh 7.9 độ Richter gây chấn động thế giới đã xảy ra.